Thống kê sĩ số học sinh năm học 2014-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh trường THPT marie curie quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 50)

Khối lớp Tổng số lớp Sĩ số học sinh

Lớp 10 20 797

Lớp 11 27 1065

Lớp 12 28 1167

Tổng cộng 75 3029

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015)

- Xếp loại học lực năm học 2014 - 2015: + Giỏi: 6.0 %

+ Khá: 48.9 % + TB: 40.9 %

+ Yếu: 4.0 %, Kém 0.3%.

+ Tốt: 85.1% + Khá: 12.4 % + TB: 2,1% + Yếu: 0.4 %.

- Tỉ lệ tốt nghiệp THPT năm học 2014 - 2015: 99,63%.

Tỉ lệ tốt nghiệp THPT của trường luôn cao hơn thành phố; nhiều học sinh đoạt giải cao trong các kỳ thi học sinh Giỏi cấp Quốc gia, cấp thành phố và khu vực.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường:186 người + Ban Giám Hiệu: 4;

+ Giáo viên: 148; + Công nhân viên 35.

- Trình độ chun mơn:100% đạt chuẩn, 19 CBGV có bằng thạc sĩ (chiếm tỷ lệ 12 %).

- Chi đoàn giáo viên gồm 40 giáo viên dưới 30 tuổi, là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học.

- Môn Sinhhọc: 8 giáo viên - Môn GDCD: 6 giáo viên

- Phòng tư vấn tâm lý được thành lập từ năm 2008, phụ trách bởi 2 giáo viên tâm lý: 1 cử nhân chuyên ngành tâm lý và 1 thạc sĩ chuyên ngành tâm lý trị liệu. Từ năm học 2013 – 2014, phòng tư vấn tâm lý đã tiến hành giảng dạy giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho toàn thể các lớp khối 10 với thời lượng 4 tiết/1 năm học.

- Cán bộ y tế trường học: 02 trình độ trung cấp.

2.2.3. Các chủ trƣơng, chỉ đạo về hoạt động giáo dục SKSS ở trƣờng THPT

2.2.3.1. Các chủ trương, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như UNFPA, UNICEF, UNESCO, giáo dục dân số đã được thực hiện từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX. UNFPA đã giúp đỡ Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện GDDS qua 5 chu kỳ (1984-1987, 1988-1991, 1994-1996, 1997-2000, 2001-2005) với quy mô ngày càng mở rộng. Các tài liệu về GDDS, sách hướng dẫn giáo viên tiến hành giáo dục dân số ở các cấp học đã được biên soạn. GDDS đã được lồng ghép vào một số môn học như sinh, địa, giáo dục công dân. Công tác đào tạo giáo viên giảng dạy GDDS - SKSS bước đầu đã được thực hiện.

Chiến lược Giáo dục và Đào tạo 2001- 2010 khẳng định giáo dục giới tính - SKSS phải được coi là nội dung giáo dục bắt buộc và phổ cập trong tất cả các trường học; phải đầu tư nguồn lực trong nước và tận dụng các nguồn tài trợ quốc tế để thực hiện lĩnh vực giáo dục này.

Năm 2001 với sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 19/6/2001 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban quốc gia Dân số và Kế hoạch hố gia đình (nay là Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em) đã có quyết định 174/QĐ-UB thành lập Tiểu dự án GDDS thuộc Dự án Dân số - Sức khoẻ gia đình nhằm tăng cường chất lượng GDDS - SKSS VTN trong trường trung học phổ thông. Trong hai năm từ tháng 6/2001 đến tháng 6/2003, tiểu dự án đã tiến hành 5 hoạt động: tập huấn đào tạo giảng viên cấp tỉnh/thành; tấp huấn nâng cao năng lực giảng dạy GDDS - SKSS cho giáo viên dạy các môn sinh, địa, giáo dục công dân; tập huấn cho cán bộ quản lý; tổ chức điều kiện phục vụ cho các đợt tập huấn; đánh giá hiệu quả hoạt động GDDS - SKSS ở các tỉnh mà tiểu dự án thực hiện.

Ngày 12/11/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chỉ thị số 61/2008/CTBGDĐT về việc tăng cường cơng tác phịng chống HIV/AIDS trong ngành giáo dục và Kế hoạch hành động giáo dục sức khỏe sinh sản và phòng, chống HIV/AIDS cho học sinh trung học giai đoạn 2007-2010, trong đó yêu cầu: “Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa về phịng, chống HIV/AIDS; Chú trọng rèn luyện kỹ năng phòng,

chống HIV/AIDS cho người học; Xây dựng góc truyền thông, tư vấn thân thiện về sức khỏe sinh sản và phòng, chống HIV/AIDS; Lồng ghép nội dung phòng chống HIV/AIDS vào các hoạt động của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các hoạt động khác có liên quan như: giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, kỹ năng sống, phòng, chống ma túy, mại dâm và các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí”.

Điều 26 của Điều lệ trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấphọc,ban hành kèm theo Thơng tư số 12/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 28/3/2011 cũng đã chỉ rõ: “Các hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động; Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an tồn giao thơng, phịng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục môi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh”.

Ngày 29/11/2012, BộGiáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 5323/QĐ- BGDĐT về chương trình cơng tác học sinh sinh viên giai đoạn 2012 – 2016, trong đó: “Chú trọng giáo dục sức khỏe sinh sản, kỹ năng sống cho HSSV; phối hợp triển khai Đề án “Giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phịng chống bạo lực gia đình giai đoạn 2011-2020”.

Ngày 10/09/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 3704/QĐ- BGDĐTvề việc ban hành chương trình hành động thực hiện chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 của ngành giáo

động phát triển thanh niên trong nhà trường thơng qua việc rà sốt các kiến thức trong nhà trường về giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, pháp luật cho thanh niên, phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm; Cập nhật, tích hợp, lồng ghép có chọn lọc những kiến thức về giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, pháp luật cho thanh niên, giáo dục kỹ năng sống, kiến thức về giới, sức khỏe sinh sản cho thanh niên trong chương trình, tránh chồng chéo, quá tải cho HS, sinh viên”.

Ngày 15/10/2013, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Kếhoạch liên ngành 3970/KHLN-BTBXH-BGDĐTthực hiện cơng tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em giữa giai đoạn 2013 – 2020. Kế hoạch xác định nội dung hoạt động với các mục tiêu cụ thể: “Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên, định kỳ cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên nòng cốt về phương pháp tích hợp, lồng ghép kiến thức giáo dục SKSS, kỹ năng sống, giới và cơng tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em”; Phịng chống tình trạng HS bị bạo lực, xâm hại, đảm bảo an toàn cho HS trên đường đi học và trong trường học. Phòng chống tệ nạn xã hộivà tình trạng vi phạm pháp luật trong trẻ em, HS: đánh nhau, nghiện games, sử dụng ma túy và các chất kích thích có hại, mại dâm, xâm hại tình dục, mua bán trẻ em...; Tư vấn hỗ trợ trẻ em, HS chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân trong trường học, gia đình, đặc biệt cho trẻ em, HS có hồn cảnh đặc biệt,HS nữ; phòng tránh HIV/AIDS”.

Và mới nhất, vào ngày 2/3/2015, BộGiáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 606/QĐ- BGDĐTvề việc ban hành “Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho HS các trường trung học cơ sở, trung học phổ thơng giai đoạn 2015 - 2017”, trong đó xác định rõ những nội dung chủ yếu của chương trình:”Chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống ma túy và tệ nạn mại dâm, giáo dục giới tính và phịng chống HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, biện

pháp chăm sóc SKSS VTN; phổ biến các nội dung Luật hơn nhân và gia đình, các quy định pháp luật có liên quan đến cơng tác đảm bảo an ninh, trật tự, nếp sống văn minh đơ thị và quy định của chính quyền địa phương đối với HS cư trú trên địa bàn”.

2.2.3.2. Các chủ trương, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM TP.HCM

Ngày 24 tháng 08 năm 2006, trong văn bản số 1270 /GDĐT-TrH Tp. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM hướng dẫn về việc thực hiện chương trình bộ mơn, giáo dục, các nội dung tích hợp. Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM chỉ đạo các trường THPT giáo dục dân số - SKSS theo các nội dung tích hợp theo tài liệu tập huấn cho giáo viên “Nội dung và phương pháp giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản”.

Ngày 31 tháng 08 năm 2010, trong văn bản số 1989/GDĐT-TrH Tp. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM hướng dẫn về thực hiện các nội dung tích hợp trong việc tích hợp GDDS – SKSS trong môn GDCD cấp THPT. Cụ thể:

- Lớp 10 :

+ Bài 8 - Tồn tại xã hội và ý thức xã hội (phần 1. Tồn tại xã hội);

+ Bài 12 - Công dân với tình u, hơn nhân và gia đình (tích hợp tồn bài);

+ Bài 15 - Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại (phần 2. Sự bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân).

- Lớp 11 :

+ Bài 1 - Công dân với sự phát triển kinh tế (phần 3.b. Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội);

+ Bài 11 - Chính sách dân số và giải quyết việc làm (phần 1.a. Tình hình dân số nước ta và phần 3. Trách nhiệm của công dân).

hơn nhân và gia đình).

Đến ngày 04 tháng 09 năm 2013, trong văn bản số 2916 /GDĐT-TrH Tp. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM hướng dẫn cụ thể hơn về việc tích hợp, lồng ghép các nội dung GDDS và SKSS VTN trong môn GDCD

- Lớp 10:

+ Bài 12 (2 tiết): Cơng dân với tình u, hơn nhân và gia đình

+ Bài 15 (1 tiết): Cơng dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại + Bài 16 (1 tiết): Tự hoàn thiện bản thân

- Lớp 11:

+ Bài 1(2 tiết): Công dân với sự phát triển kinh tế + Bài 8 (2 tiết): Chủ nghĩa xã hội

+ Bài 11 (1 tiết): Chính sách dân số và giải quyết việc làm. - Lớp 12

+ Bài 4 (3 tiết): Quyền bình đẳng của cơng dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

+ Bài 5 (2 tiết): Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tơn giáo + Bài 7 (3 tiết): Công dân với các quyền dân chủ

Dân số và nguồn nhân lực - mà tựu trung lại là con người, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc bảo đảm dân số ổn định, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, chất lượng cuộc sống của cộng đồng và của mỗi thành viên trong xã hội không ngừng được cải thiện là mục tiêu và yêu cầu đặt ra đối với mọi dân tộc, mọi đất nước, nhất là trong thời điểm hiện nay. Việt Nam đang ở giai đoạn dân số “vàng”, trong đó VTN và TN (từ 10 đến 30 tuổi) chiếm gần 40% dân số, là nguồn nhân lực quan trọng của đất nước. Tất cả những văn bản trên đều thể hiện quyết tâm của toàn Đảng, tồn dân trong việc đẩy mạnh cơng tác giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, góp phần hình thành và phát triển nhân cách công dân, nhất là thế hệ trẻ, đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu chính sách dân số quốc gia đạt

được một cách bền vững.

2.2.4. Thực trạng hoạt động giáo dục SKSS VTN cho HS trường THPT Marie Curie, Quận 3, TPHCM THPT Marie Curie, Quận 3, TPHCM

2.2.4.1. Thực trạng kiến thức về nội dung giáo dục SKSS VTN cho HS THPT - Nhận thức của HS về tình bạn, tình bạn khác giới. Bảng 2. 2: Nhận thức của học sinh về tình bạn TT Các ý kiến Nam Nữ Chung Tình

bạn tốt khơng tốt Tình bạn bạn tốt Tình khơng tốt Tình bạn bạn tốt Tình khơng tốt Tình bạn

1 Là tình cảm duy nhất giữa hai người và chỉ hai người mà thôi. 51% 49% 59% 41% 55% 45% 2 Hiểu và đồng cảm

sâu sắc với nhau 98% 2% 96% 4% 97% 3%

3

Đối xử nghiêm khắc với những khuyết điểm của bạn

66% 34% 59% 41% 62% 38%

4

Gắn bó với nhau do có cùng lý tưởng, niềm tin, sở thích …

92% 8% 94% 6% 93% 7%

5

Ln có sự đồn kết và che chở nhau trong mọi trường hợp.

78% 22% 80% 20% 79% 21%

6

Chân thành, tin cậy có trách nhiệm với nhau.

95% 5% 99% 1% 97% 3%

7

Tôn trọng những sở thích, cá tính của nhau, giúp đỡ cùng hoàn thiện.

92% 8% 96% 4% 95% 5%

rộng rãi nhưng không làm giảm đi mức độ sâu sắc trong nhóm bạn thân.

(Nguồn: Tổng hợp từ bảng khảo sát)

Kết quả khảo sát cho ta thấy rằng hầu hết học sinh đều nhận thức đúng những đặc điểm của tình bạn tốt (nội dung 2,4,6,7). Tuy nhiên, có thể thấy rằng tỷ lệ học sinh cho rằng tình bạn tốt: “là tình cảm duy nhất giữa hai người và chỉ hai người mà thôi” chiếm tỷ lệ không thấp (55,0%). Và các em cho rằng tình bạn tốt là phải “ln có sự đoàn kết và che chở nhau trong mọi trường hợp” (79%). Các em suy nghĩ đã là bạn tốt thì phải bao che mọi khuyết điểm cho nhau, kể cả khi bạn làm một việc gì đó sai trái. Bên cạnh đó, vẫn cịn một số ít học sinh (11%) nhầm lẫn rằng “mỗi người có thể kết bạn với nhiều người quan hệ rộng rãi, nhưng không làm giảm đi mức độ sâu sắc trong nhóm bạn thân” là đặc điểm của tình bạn khơng tốt. Các em không hiểu rằng mỗi thành viên trong nhóm bạn cũng cần có những mối quan hệ khác ngồi nhóm bạn cùng chơi. Điều này có thể dẫn đến những tình cảm tiêu cực, những hành vi cực đoan giữa các thành viên trong nhóm bạn, trong lớp.

- Nhận thức của học sinh về tình bạn khác giới

Bảng 2. 3: Những điều tình bạn khác giới nên tránh

TT Các ý kiến Nam Nữ Chung Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Đối xử với nhau suồng sã, thiếu tế nhị 46 70,8 57 67,1 103 68.7 2 Vơ tình hay cố ý gán ghép lẫn nhau. 29 44,6 34 40,0 63 42.0 3 Ghen ghét, nói xấu hay đối xử thô

bạo với bạn. 42 64.6 57 67.1 99 66.0

4 Ngộ nhận tình bạn khác giới là tình

yêu cho dù rất thân nhau. 43 66.2 56 65.9 89 59.3

5 Luôn chia sẻ, đồng cảm, thân thiện

với nhau. 3 4.6 2 2,4 5 33.3

6 Giúp đỡ nhau cùng hoàn thiện bản

(Nguồn: Tổng hợp từ bảng khảo sát)

Hầu hết các em đều có cách nhìn nhận khá đúng đắn về tình bạn khác giới và có thái độ ứng xử với nhau rất tốt và đúng mực.Bảng số liệu cho thấy rằng các em đã biết cách tránh những ứng xử không tốt trong tình bạn khác giới. 68.7% các em cho rằng không nên “đối xử với nhau suồng sã, thiếu tế nhị”. 71.3% nghĩ rằng trong tình bạn khác giới khơng nên “có thái độ lấp lửng, mập mờ hay gây cho bạn khác giới hiểu nhầm là tình u”. Ngồi ra, đa số các em đều lựa chọn đúng cách ứng xử trong tình bạn khác giới: 66.7% HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh trường THPT marie curie quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 50)