Đặc điểm, tâm sinh lý học sinhTHPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh trường THPT marie curie quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 31)

10. Cấu trúc của luận văn

1.3. Giáo dụcSKSS cho học sinhTHPT

1.3.2. Đặc điểm, tâm sinh lý học sinhTHPT

1.3.2.1. Đặc điểm sinh lý học sinh THPT

Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về mặt cơ thể. Tầm vóc của các em lớn lên trơng thấy. Trung bình một năm các em cao lên được 5 - 6 cm. Các em nam ở độ tuổi 15 - 16 tuổi thì cao đột biến vượt các em nữ. Sự phát triển của hệ xương, mà chủ yếu là các xương tay, xương chân, rất nhanh. Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh (đặc biệt là tuyến giáp trạng), thường dẫn đến sự rối loạn của hoạt động thần kinh. Hệ thần kinh của lứa tuổi này cịn chưa có khả năng chịu đựng những kích thích mạnh, đơn điệu kéo dài.

Một đặc điểm nữa cần chú ý ở lứa tuổi này này, đó là thời kỳ phát dục. Sự phát dục của các em là một hiện tượng bình thường, diễn ra theo quy luật sinh học và chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và xã hội. Sự phát dục ở các em trai vào khoảng 15,16 tuổi, ở các em nữ vào khoảng 13, 14 tuổi. Biểu hiện của thời kỳ này là các cơ quan sinh dục phát triển và xuất hiện những dấu hiệu phụ của giới tính. Thời kỳ phát dục sớm hay muộn phụ thuộc vào yếu tố dân tộc và yếu tố khí hậu. Đến 15, 16 tuổi giai đoạn phát dục đã kết thúc, vì thế các em đã có khả năng sinh đẻ. Như vậy, có thể thấy rằng VTN có khả năng sinh sản được nếu có sinh hoạt tình dục. Và vấn đề SKSS khơng chỉ liên quan đến những ai đã lập gia đình, VTN lúc này đang đứng trước nhiều mối đe dọa, nếu như khơng có sự hướng dẫn, chăm sóc thì nguy cơ lớn nhất đối với SKSS của VTN là có thai sớm nếu có QHTD và nhiễm BLTQĐTD.

1.3.2.2. Đặc điểm tâm lý

Những thay đổi về đời sống tinh thần, tâm lý, tình cảm của VTN có thể khái qt lại như sau:

Bước vào tuổi VTN, các em thường có những cảm giác sâu sắc rằng mình khơng cịn là trẻ con nữa. Các em muốn thốt khỏi sự „„kiểm sốt‟‟ của cha mẹ và gia đình. Các em muốn được độc lập trong suy nghĩ và hành động, muốn thử sức mình và khám phá những cái mới để khẳng định mình là người lớn. Ở giai đoạn này thường xảy ra xung đột giữa một bên các em muốn được đối xử như người lớn trong khi cha mẹ vẫn coi các em là trẻ con. Trong quá trình tự khám phá, tự tìm hiểu để có cuộc sống độc lập, VTN rất dễ bị ảnh hưởng lối sống của xã hội, gia đình và nhà trường.

b. Thích giao lưu bạn bè

Các em quan tâm và dành nhiều tình cảm cho bạn bè hơn là cha mẹ. Thích giao lưu với bạn bè cùng trang lứa và dễ dàng tâm sự, chia sẻ với bạn bè. Thích hội họp theo nhóm bạn, thích đi picnic, thích sinh hoạt câu lạc bộ, xem phim hành động...

Bạn bè đối với VTN đóng một vai trị hết sức quan trọng, nhiều khi quan trọng hơn cả cha mẹ và thầy cô giáo. Do vậy, các em thường có thái độ đối phó với người lớn, đặc biệt là những người có quan hệ gần gũi với mình. Người lớn hay áp đặt, coi thường VTN, quy cho các em tội „‟trứng khôn hơn vịt‟‟. Về phía VTN, các em được tiếp cận với nền khoa học hiện đại, vốn thông tin đa chiều nên những định kiến của người lớn nhiều khi trở thành rào cản trong quá trình nhận thức của trẻ.

c. Ý thức về giới tính

Các em bắt đầu quan tâm rất nhiều đến bạn khác giới và những xúc cảm giới tính bắt đầu xuất hiện. Điều này khiến các em có ý thức về cơ thể mình, giới của mình; Có những rung cảm mới lạ khi nghĩ tới, khi gặp gỡ một ai đó trong số những người bạn khác giới. Tuy nhiên có lúc những rung cảm này trở nên quá mãnh liệt trong khi lý trí chưa đủ giúp các em làm chủ được các cảm xúc mới mẻ này, làm ảnh hưởng đến học tập và tâm lý của các em.

Từ những rung động và xúc cảm về giới tính sẽ nảy sinh tình yêu giữa nam và nữ. Từ chỗ thu hút nhau, hấp dẫn nhau về tinh thần và tình cảm sẽ dẫn đến nhu cầu mong muốn gần gũi nhau về thể xác, điều đó sẽ dẫn đến sự hưng phấn, đam mê . Xúc cảm tình dục nảy sinh. Đây là nhu cầu tự nhiên của con người khi bước vào tuổi dậy thì, là một hoạt động sống mạnh mẽ nhất đem lại cho con người những cảm xúc, khoái cảm mạnh mẽ nhất. Khi các em chưa đủ lý trí, chưa có kinh nghiệm có thể các em có những hành vi quá mức đối với người bạn khác giới.

Ở lứa tuổi này, hệ thần kinh thiếu cân xứng, quá trình hưng phấn thường mạnh hơn q trình ức chế nên tính nết của các em thất thường, khả năng tự kềm chế kém. Các em chưa phân biệt rõ cái gì tốt, cái gì xấu, việc gì nên làm, việc gì nên tránh. Do đó, nếu khơng được gia đình, nhà trường và xã hội hỗ trợ, khuyến khích các em phát triển đúng hướng rất có thể những ảnh hưởng tiêu cực của lối sống buông thả, sách báo, phim ảnh đồi trụy sẽ ảnh hưởng xấu đến các em dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

e. Phát triển về trí tuệ

Ở lứa tuổi này, bộ não của các em cũng được hoàn thiện. Khả năng tư duy trừu tượng ngày càng phát triển. Nếu được đào tạo tốt trong nhà trường, các em sẽ là lớp người nắm bắt được những đổi mới trong các ngành khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh trường THPT marie curie quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)