10. Cấu trúc của luận văn
1.3. Giáo dụcSKSS cho học sinhTHPT
1.3.6. Các hình thức tổ chức giáo dụcSKSS VTN cho học sinhTHPT
- Thơng qua các mơn học chính khố trong nhà trường
Thực hiện việc tích hợp nội dung giáo dục DS, SKSSVTN trong các môn Ngữ văn, Địa lý, nhất là các môn GDCD, Sinh học theo các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục và đào tạo.
- Thông qua tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp
Thực hiện chủ đề 2 “Thanh niên với tình bạn, tình u, hơn nhân và gia đình” vào tháng 10 hàng năm với thời lượng 2 tiết theo nội dung chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Thơng qua hoạt động của phịng tư vấn tâm lý
Phòng tư vấn tâm lý là một trong những hình thức giáo dục SKSS VTN cho học sinh THPT rất hiệu quả, là nơi các em học sinh có thể đến gặp các chuyên gia tâm lý chia sẻ, tư vấn về cách giải quyết những vấn đề có liên quan đến SKSS VTN. Nhưng để thu hút học sinh đến với phòng tư vấn tâm lý, tạo sự tin tưởng và gần gũi nơi các em học sinh, thì các tư vấn viên cần phải chủ động có kế hoạch tham mưu với Ban giám hiệu tổ chức giáo dục kỹ
năng sống hoặc giáo dục SKSSVTN trực tiếp tại các lớp để có thể chủ động tiếp cận với các em học sinh.
- Tổ chức tọa đàm giữa nhà trường và cha mẹ học sinh
Hoạt động giáo dục ln địi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. Đặc biệt đối với lứa tuổi vị thành niên, thầy cô cần trao đổi với cha mẹ học sinh về những thay đổi bất thường về tâm sinh lý của học sinh để cùng nhau giúp đỡ các em vượt qua những khó khăn về tâm sinh lý lứa tuổi, nhất là các vấn đề SKSSVTN.
- Tổ chức tọa đàm theo nhóm học sinh hoặc giữa học sinh với thầy cô Nhiều vấn đề về SKSS VTN được các em HS quan tâm và mong muốn có cơ hội thể hiện quan điểm, chia sẻ kiến thức giữa các nhóm bạn trong phạm vi lớp học như cách xử sự trong tình bạn khác giới, những vấn đề về giới tính… Để đáp ứng nhu cầu này, GVCN có thể cùng ban cán sự lớp có thể tổ chức các buổi sinh hoạt tọa đàm giữa các HS trong lớp để cùng thảo luận về các tình huống mà các em quan tâm nhất.
- Xem băng hình, giải đáp thắc mắc, viết bài thu hoạch: Những vấn đề nhạy cảm, khó nói, khó diễn đạt, được sử dụng qua băng hình để chiếu cho các em xem kết hợp với thảo luận nhóm theo câu hỏi hoặc viết bài thu hoạch cá nhân.
- Giao lưu với các chuyên gia, nhà tư vấn về SKSS VTN
Nhà trường có thể mời các chuyên gia có trình độ chun mơn, có kinh nghiệm thực tế phong phú, có khả năng thích ứng hịa đồng với học sinh để cùng trao đổi, giải đáp thắc mắc cho học sinh. Tùy theo nội dung của từng chủ đề, hình thức này có thể được lựa chọn để tổ chức chung cho học sinh toàn trường, theo khối lớp, trong hội trường với số lượng hạn chế hoặc theo nhóm nam sinh – nữ sinh riêng.
- Giao lưu với người trong cuộc
trực tiếp, được nghe lời nói của chính những người đã từng gặp các vấn đề về SKSSVTN, điều đó làm tăng tính thuyết phục và gây ấn tượng cho các em về vấn đề cần thông tin giáo dục.
- Thông qua các hoạt động ngoại khóa
+ Phịng truyền thơng và câu lạc bộ đồng đẳng
Nhà trường dành riêng một địa điểm phù hợp làm nơi sinh hoạt của phịng truyền thơng hoặc câu lạc bộ đồng đẳng với tên gọi không quá nhạy cảm để các em không ngại khi đến sinh hoạt.
+ Hộp thư tư vấn, bảng tin tư vấn hoặc tư vấn trên facebook
Nhà trường có thể tổ chức nhận câu hỏi tư vấn ở hộp thư đặt trước văn phịng đồn, phịng tư vấn tâm lý, phòng giáo viên hoặc qua điện thoại phòng tư vấn hoặc qua trang facebook của phịng tư vấn tâm lý, để từ đó trả lời các vấn đề thắc mắc trên bảng tin tư vấn hoặc trên facebook.
+ Tổ chức tham quan thực tế
Phối hợp với các cơ quan ngoài nhà trường như làng SOS, Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, Trung tâm cai nghiện,Trung tâm dịch vụ KHHGĐ/SKSS… để đưa các em học sinh đến tham quan để được thấy trực tiếp những hậu quả và nguy hại của các hành vi không đúng chuẩn mực về các vấn đề SKSS VTN.
+ Tổ chức biểu diễn văn nghệ giao lưu với khan giả
Có thể chuyển tải các nội dung SKSS VTN thông qua hoạt động biểu diễn văn nghệ giao lưu với khán giả. Chuyển tải các nội dung phổ biến mà các em học sinh trong lứa tuổi VTN hay gặp dưới dạng các vở kịch hoặc tiểu phẩm với cái kết “mở” để khán giả cùng tham gia giải quyết vấn đề. Hình thức này giúp cho người xem vừa là khán giả, vừa là nhân vật có cơ hội thể hiện chính kiến của mình đồng thời tạo ra nhiều tình huống thú vị bất ngờ để cùng giải quyết. Buổi biểu diễn văn nghệ giao lưu với khán giả có thể do một đồn kịch nói hoặc đội đồng đẳng của thành đồn trình diễn.
Dựa theo các hình thức gameshow trên truyền hình, tổ chức các cuộc thi đố vui. Chương trình cuộc thi có thể lồng ghép các hoạt động văn nghệ.Hình thức hoạt động này sẽ giúp HS củng cố những kiến thức đã học trong một khơng khí vui vẻ, thoải mái.
+ Tổ chức các cuộc thi sáng tạo
Tổ chức các cuộc thi viết, vẽ, xé giấy dán tranh, làm mơ hình, làm thơ, viết bài về dân số, SKSSVTN.Hình thức này có thể giúp truyền thơng trong và ngồi nhà trường. Ngồi ra, cũng có thể kết hợp với các hoạt động tuyên truyền lớn do các cơ quan Dân số, Y tế, Đoàn thanh niên tại địa phương cùng tổ chức.