1.3.1 .Trường THCS trong hệ thống giáodục quốc dân
1.5.1. Yếu tố chủ quan
1.5.1.1.Phẩm chất, năng lực chuyên môn và quản lý của hiệu trưởng
Trong nhà trường, hiệu trưởng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về chất lượng các hoạt động giáo dục toàn diện. Do vậy, hiệu trưởng phải tạo cho mình uy tín với tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và nhân dân địa phương. Nhờ có uy tín mà hiệu trưởng lơi cuốn được mọi thành viên trong tập thể nhà trường thực hiện nhiêm vụ một cách tự giác và đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Người hiệu trưởng có năng lực khả năng xử lý thơng tin, có khả năng điều phối hoạt động sẽ hoàn thành được mục tiêu chung, tập hợp mọi người vào hoạt động chung tạo nên quyết tâm cao và phát huy được sức mạnh của
tập thể đưa hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả cao.
Năng lực chuyên môn của hiệu trưởng cũng là một yếu tố cần cho quản lý hoạt động dạy học. Hiệu trưởng giỏi chuyên môn sẽ nắm chắc các PPDH, có kỹ năng phân tích, đánh giá chun mơn của GV và khả năng học tập của HS, sẽ lường trước được tình huống có thể xảy ra trong dạy học tham gia vào các hoạt động chuyên môn của GV, nắm bắt và chỉ đạo đúng yêu cầu giảng dạy trong từng giai đoạn đổi mới nhất là đổi mới về chương trình sách giáo khoa, đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay. Hiệu trưởng là người chủ động, tiên phong trong quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học, tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường đặc biệt triển khai hiệu quả chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04 /11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Biết động viên, khích lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và HS vượt qua trở ngại trước yêu cầu đổi mới GD, thực hiện có hiệu quả PPDH tích cực, tổ chức đa dạng các hoạt động nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, năng lực tự học của HS.
1.5.1.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên
Trong trường THCS, giáo viên là lực lượng chủ chốt thực hiện các nhiệm vụdạy học, là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh.Nếu giáo viên khơng có trình độ, khơng chịu đổi mới, khơng tiếp thu được sự chỉ đạo của cấp trên về đổi mới giáo dục sẽ dẫn đến việc dạy và học vẫn theo lối “cổ xưa”. Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy cho học sinh, hướng dẫn phát triển đội ngũ giáo viên luôn là vấn đề chiến lược của mỗi quốc gia vì đội ngũ giáo viên mang yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáodục.
Giáo viên được coi như yếu tố then chốt của cải cách, đổi mới giáo dục. Bởi lẽ, khơng có thầy giỏi về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt thì khơng thể có nền giáo dục chất lượng. Hiện nay, năng lực của đội ngũ giáo viên phổ thông vẫn để lại những lo ngại cả về lượng và chất trước yêu cầu đổi
mới giáo dục. Điều đó địi hỏi phải có những giải pháp để tháo gỡ, phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên để đáp ứng tốt nhất chương trình giáo dục. Chương trình giáo dục mới triển khai hiện nay với định hướng và yêu cầu chuyển từ trang bị nội dung kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực của người học bằng việc dạy học tích hợp và lồng ghép, dạy học phân hóa, trải nghiệm sáng tạo... thì năng lực của đội ngũ giáo viên đang đứng trước những thách thức mới. Rất cần sự cố gắng, nhiệt tình, chịu khó học hỏi của giáo viên.
1.5.1.3. Khả năng tự học của học sinh.
Nội dung tự học, về bản chất là những vấn đề mà người học tự lập kế hoạch học tập, tự tổ chức triển khai hoạt động học tập đối với những vấn đề đó. Cụ thể hơn, nội dung tự học bao gồm hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ mà người tự học tự chiếm lĩnh (tự học) có sự hướng dẫn, tư vấn, quản lý gián tiếp từ phía giáo viên.
Từ góc độ này cho thấy: Học sinh chính là chủ thể, giữ vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo đối với các nội dung tự học.
Nội dung tự học được xác định bởi các nguồn sau:
- Giáo viên đưa ra các nội dung tự học và yêu cầu học sinh tự học để hoàn thành các nội dung tự học dưới dạng bài tập về nhà là phổ biến nhất. Từ nguồn này, nội dung tự học thường là các bài tập có tính chất minh họa phần học lý thuyết trên lớp hoặc thực hành các kỹ năng, kỹ xảo mà trên lớp khơng có đủ thời gian để thực hiện. Thông thường, nội dung tự học do giáo viên đưa ra có tính phổ biến (phù hợp với đa số học sinh) và sẽ được giáo viên kiểm tra, đánh giá trong buổi học tiếp theo.
- Học sinh tự đưa ra, tự xác định các nội dung tự học. Nội dung tự học này thể hiện tính chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh. Đặc biệt, nó thể hiện ý thức, thái độ và trách nhiệm của học sinh trong quá trình học tập. Việc tự xác định nội dung tự học sẽ làm thỏa mãn nhu cầu cần học tập, khám phá, tìm tịi của học sinh. Tuy nhiên, đối với học sinh có năng lực học tập tốt, thái
độ học tập nghiêm túc, thì nội dung tự học này cần được giáo viên khuyến khích, động viên và hỗ trợ kịp thời.
Khả năng tự học của học sinh cũng có những ảnh hưởng nhất định đến HĐDH. Khi học sinh chủ động tự tiếp thu chiếm lĩnh kiến thức sẽ làm cho hoạt động học diễn ra sôi nổi, hiệu quả. Nhu cầu tìm hiểu kiến thức của học sinh càng cao sẽ càng làm giáo viên phải chú tâm đến các phương pháp dạy học, hình thức nội dung dạy học sao cho việc dạy học phát triển được năng lực đó của học sinh.