Tận dụng các cơ sở vật chất có sẵn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học phát triển chương trình nhà trường chủ đề hàm số và phương trình bậc hai đại số lớp 9 (Trang 75)

1.2.1 .Một số khái niệm liên quan đến phiếu học tập

2.4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phiếu học tập trong dạy

2.4.2. Tận dụng các cơ sở vật chất có sẵn

dụng PHT là phải đầu tƣ nhiều công sức và tốn kém về mặt tài chính. Thu nhập của giáo viên còn rất hạn chế, do vậy việc tiết kiệm là hết sức cần thiết. Để khắc phục, giáo viên có thể tận dụng những vật dụng, máy móc có sẵn, rẻ tiền để thiết kế PHT nhƣ: Máy tính, máy in của nhà trƣờng, mặt sau các tờ lịch, các loại giấy in một mặt, tranh ảnh…

2.4.3. Tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

Tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của dạy học nói chung, đặc biệt là dạy học có sử dụng PHT. Trong giờ học, giáo viên phải gợi mở, kích thích tính chủ động, tích cực học tập của học sinhtrong suốt q trình diễn ra tiết học cũng nhƣ các giai đoạn sử dụng PHT.

Ngay từ thời điểm chuẩn bị phát PHT, giáo viên phải nêu vấn đề, kích thích khả năng tìm hiểu, sáng tạo của học sinh, đồng thời giao nhiệm vụ cho học sinh một cách đầy đủ, rõ ràng theo chiều hƣớng từ dễ đến khó. Khi học sinh đã nhận PHT, giáo viên phải tích cực kiểm tra việc hồn thành nội dung PHT thƣờng xuyên, nhận những thông tin phản hồi từ phía học sinh để có hƣớng dẫn cụ thể, tỉ mỉ.

2.4.4. Sử dụng phiếu học tập phù hợp với từng đối tượng học sinh

Một trong những khó khăn khi sử dụng PHT là trình độ của học sinh khơng đồng đều. Chính điều này làm cho nhiều giáo viên chƣa thật mạnh dạn sử dụng PHT trong quá trình dạy học. Để PHT phù hợp với những học sinh có trình độ khác nhau thì giáo viên phải khéo léo đƣa ra những câu hỏi thích hợp. Trƣớc hết giáo viên phải nắm rõ từng đối tƣợng học sinh mà mình dạy, từ đó lựa chọn nội dung kiến thức để đƣa vào PHT cho phù hợp.

Đối với học sinh yếu, kém: Trong PHT phải chứa những câu hỏi về những kiến thức cơ bản, cốt lõi và thiết yếu để học sinh nắm đƣợc những kiến thức cơ bản của bài học. Tránh tuyệt đối việc đƣa ra những kiến thức khó, rƣờm rà, phức tạp và khơng đƣợc tham kiến thức. Việc trình bày PHT phải

đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi học sinh để khuyến khích các em trả lời và tích cực trong học tập.

Đối với các học sinh khá, giỏi: Nội dung trong PHT phải bao gồm các câu hỏi về kiến thức cơ bản và một số kiến thức mở rộng, nâng cao. Nâng dần độ khó của các câu hỏi để kích thích học sinh suy nghĩ, tìm tịi và hiểu sâu hơn kiến thức và có thể ứng dụng các kiến thức đã học. Giáo viên phải hƣớng cho học sinh thấy việc học là phải ln ln tìm tịi, khám phá chứ khơng đƣợc thụ động, lƣời suy nghĩ. Giáo viên có thể kết hợp PHT với các PPDH tích cực khác để kích thích tính tìm tịi, sáng tạo của học sinh.

2.4.5. Gây hứng thú cho học sinh

- Gây hứng thú bằng nội dung trong PHT: Để gây hứng thú cho học sinh trong học tập thì nội dung trong PHT là rất quan trọng. Bản thân những câu hỏi, các ý và bố cục của PHT phải thật sự hợp lí, đi từ vấn đề cơ bản đến nâng cao. Các lời dẫn trong các mục của PHT phải kích thích đƣợc trí tị mị, tìm hiểu của học sinh. Đối với mơn tốn, các kiến thức thƣờng là khơ khan do vậy giáo viên phải suy nghĩ để tìm ra những câu, những từ có tính lơi cuốn, giúp học sinh có hứng thú trong việc giải quyết các câu hỏi trong PHT. Sử dụng PHT có nội dung hợp lí khơng những tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập mà còn rèn luyện cho các em khả năng vận dụng các kiến thức đã biết và tìm tịi những kiến thức mới.

- Gây hứng thú cho học sinh bằng hình thức của PHT: Khi thiết kế PHT, ngồi việc chú trọng đến nội dung thì giáo viên phải quan tâm đến hình thức của PHT. PHT trƣớc hết phải phù hợp với các tiêu chuẩn về môi trƣờng sƣ phạm, đảm bảo tính hài hịa, cân xứng về tỷ lệ đồng thời cần có thiết kế hấp dẫn, trình bày hợp lí, hình thức đẹp. Nhờ có cơng nghệ thơng tin mà việc thiết kế hình thức của PHT đƣợc đẹp hơn và dễ dàng hơn. Có đƣợc PHT hợp lý về nội dung, đẹp về hình thức sẽ tạo nên sự hứng thú cho cả giáo viên và học sinh khi sử dụng, làm cho học sinh nâng cao cảm thụ chân, thiện, mỹ.

2.4.6. Kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác

- Phƣơng pháp đàm thoại, giao tiếp giữa giáo viên và học sinh: Trên cơ sở hệ thống câu hỏi trong PHT, giáo viên dẫn dắt học sinh lĩnh hội những nội dung trong PHT, từng bƣớc giải quyết các vấn đề đã nêu trong PHT. Đây là phƣơng pháp rất hữu ích trong dạy học nhằm phát huy vốn tri thức và kinh nghiệm đã có ở học sinh để tìm tịi kiến thức mới, đồng thời cũng khơi gợi tính tích cực suy nghĩ của học sinh. Giáo viên dựa vào những phần trả lời của học sinh để có thể điều chỉnh nội dung và phƣơng pháp dạy học cho phù hợp một cách kịp thời.

Trong đàm thoại, giao tiếp giáo viên có thể đƣa ra những hƣớng dẫn, gợi ý, đặt những câu hỏi nhỏ để học sinh trả lời, từ đó học sinh xác định đƣợc những việc cần làm và tìm ra phƣơng hƣớng giải quyết vấn đề. Các câu hỏi của giáo viên phải có mục đích rõ ràng, nội dung ngắn gọn, dễ hiểu nhằm vào một việc cụ thể, tránh các câu hỏi chung chung. Khi nêu câu hỏi phải lôi cuốn đƣợc sự chú ý của học sinh, gợi mở vấn đề, kích thích tính sáng tạo, tìm tịi của học sinh. Giáo viên phải có thái độ cởi mở, thân mật và khích lệ học sinh khi đặt câu hỏi.

Khi học sinh trả lời, giáo viên phải chú ý lắng nghe, tôn trọng ý kiến của học sinh và khích lệ sự trả lời đó. Nếu câu trả lời chƣa thỏa đáng thì giáo viên có thể đƣa ra câu hỏi phụ để gợi ý trả lời và lôi cuốn càng nhiều học sinh trả lời càng tốt. Sau khi nghe câu trả lời của học sinh, giáo viên cần phải có nhận xét, bổ sung, sửa chữa các câu trả lời, đồng thời phải khích lệ học sinh, không gây mặc cảm khi học sinh trả lời sai. Giáo viên phải tạo khơng khí tin cậy giữa thầy và trị, khuyến khích động viên sự cố gắng học tập của học sinh. - Sử dụng phƣơng pháp thảo luận nhóm với PHT:Sử dụng PHT kết hợp với thảo luận nhóm là hình thức giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi với nhau về một phần trong nội dung hay toàn bộ nội dung PHT. Q trình thảo

luận nhóm đƣợc thực hiện ngay sau khi giáo viên phát PHT. Tùy theo nội dung cần thảo luận, yêu cầu và mục đích sử dụng PHT mà giáo viên có thể hƣớng dẫn cho học sinh theo lớp hoặc theo nhóm nhỏ.

Hình thức thảo luận lớp: Giáo viên là ngƣời điều khiển với sự tham gia của học sinh cả lớp. Sau khi học sinh nhận PHT, giáo viên nêu lần lƣợt từng chủ đề trong PHT và yêu cầu học sinh phát biểu ý kiến để thảo luận, trao đổi từng chủ đề, nội dung của PHT. Sau khi học sinh phát biểu, giáo viên sẽ tóm lƣợc kết quả thảo luận, nêu những nội dung chính và khái quát để học sinh có thể hồn thành PHT.

Hình thức thảo luận nhóm: Trƣớc khi phát PHT, giáo viên chia học sinh thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm có một học sinh làm nhóm trƣởng để đại diện cho nhóm trình bày trƣớc lớp. Giáo viên là ngƣời điều hành buổi thảo luận của các nhóm trong lớp, từng nhóm một trình bày, các bạn khác bổ sung sửa chữa và cả lớp lắng nghe. Quá trình thảo luận cần khuyến khích tranh luận để đƣa ra chính kiến của mình và đƣa đến thống nhất. Trong thảo luận nhóm, giáo viên cần chú ý ấn định thời gian hợp lý. Sau khi thảo luận xong thì giáo viên kết luận, đƣa ra đáp án bằng các hình thức nhƣ chiếu đáp án trên máy chiếu, viết đáp án trên các khổ giấy lớn hoặc viết lại đáp án trên bảng.

Cuối buổi thảo luận, giáo viên cần đánh giá kết quả làm việc nhóm của học sinh, khích lệ tinh thần học tập của học sinh. Đối với các nhóm hoặc các em có tinh thần thảo luận tốt, đƣa ra đƣợc những nội dung đúng, sáng tạo, có trách nhiệm với buổi thảo luận thì có thể cộng thêm điểm thƣởng vào bài kiểm tra hoặc có lời khen trƣớc lớp để khích lệ tinh thần học tập cho các buổi thảo luận sau.

Kết luận chƣơng 2

- Định hƣớng thiết kế và sử dụng PHT: Phiếu học tập phải đƣợc thiết kế phù hợp với mục tiêu của bài học hoặc phần học, sát với trình độ của học sinh trong lớp. Việc diễn đạt trong PHT phải chính xác, rõ ràng về nội dung, có thể chuyển tải đƣợc nội dung của toàn bài học hoặc một phần của bài học. Việc đánh giá kết quả thực hiện trong PHT của học sinh cần kèm theo những nhận xét cụ thể, góp ý xác đáng mang tính động viên, khuyến khích tinh thần và thái độ học tập của học sinh.

- Quy trình thiết kế PHT: Giáo viên nắm vững nội dung bài học, xác định mục tiêu và hình dung đƣợc tồn bộ q trình dạy học của bài học ở trên lớp để tìm ra những thời điểm hay nội dung cần hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh. Cân đối về thời gian dành cho những hoạt động hỗ trợ để từ đó xác định dạng PHT và thiết kế PHT cho phù hợp.

- Nhóm biện pháp thiết kế và sử dụng PHT dùng để hỗ trợ gợi vấn đề, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.

+ Trong bài học tiếp cận khái niệm mới, định lý mới thì tùy theo sự hình thành tri thức mới có thể thực hiện theo con đƣờng suy diễn hay quy nạp mà thiết kế PHT cho phù hợp.

+ Thiết kế PHT theo dạng các câu hởi phát hiện vấn đề.

+ PHT tạo ra những hoạt động phục vụ cho quá trình nhận thức của học sinh.

+ Thiết kế những PHT để hỗ trợ cho học sinh vƣợt qua đƣợc những trở ngại hoặc sai lầm mà giáo viên xác định học sinh có thể gặp phải trong q trình giải quyết vấn đề.

- Nhóm biện pháp thiết kế và sử dụng PHT hỗ trợ cho việc luyện tập, củng cố kiến thức – kỹ năng.

+ Thiết kế PHT theo các mức độ nhận thức của Bloom: Biết, hiểu, ứng dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá.

+ Thiết kế PHT dựa vào các quy trình giải của mỗi dạng toán, một phƣơng pháp giải nào đó hoặc thiết kế theo từng bƣớc để tìm lời giải bài tốn của Pơlya.

+ PHT đƣợc thiết kế dựa theo mục tiêu dạy học.

+ PHT đƣợc thiết kế nhƣ là phiếu kiểm tra nhanh bằng các câu hỏi trắc nghiệm để nắm bắt đƣợc các thông tin phản hồi từ học sinh hoặc mỗi nhóm học sinh nhằm điều chỉnh phƣơng pháp dạy học của giáo viên.

+ Dựa vào sự phân hóa về năng lực học tập của học sinh để thiết kế PHT cho phù hợp.

- Nhóm biện pháp thiết kế và sử dụng PHT hỗ trợ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

+ Thiết kế và sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan dựa theo các mức độ của tƣ duy.

+ Thiết kế và sử dụng PHT tƣơng tự theo chƣơng trình đánh giá học sinh quốc tế PISA (đánh giá theo khả năng đọc hiểu và hiểu biết toán của học sinh).

- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng PHT: Ứng dụng của cơng nghệ thơng tin trong thiết kế và trình chiếu PHT, tận dụng các cơ sở vật chất có sẵn, sử dụng PHTcho phù hợp với từng đối tƣợng học sinh, tạo hứng thú học tập, thúc đẩy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh và phối hợp với các phƣơng tiện dạy học khác.

CHƢƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1. Mục đích, tổ chức và phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

- Thực nghiệm sƣ phạm nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các phiếu học tập đã thiết kế và các biện pháp đề xuất trong việc nâng cao kết quả dạy học đại số 9 chủ đề hàm số và phƣơng trình bậc hai.

- Khẳng định hƣớng đi đúng của đề tài nghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực tiễn.

3.1.2. Đối tượng thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm theo phƣơng thức có đối chứng, giáo án thực nghiệm dạy tại một lớp thực nghiệm (song song với một lớp đối chứng dạy với giáo án đã soạn sẵn theo chƣơng trình). Thời điểm diễn ra thực nghiệm sƣ phạm theo tiến trình bình thƣờng đã xây dựng sẵn của nhà trƣờng.

Địa điểm thực nghiệm sƣ phạm diễn ra tại các trƣờng THCS Phan Đình Giótthuộc quận Thanh Xn, TP Hà Nội.

Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng

STT Lớp

TN-ĐC Số HS Lớp Trƣờng THCS Giáo viên dạy TN

1 TN 1 45 9A3 THCS Phan Đình Giót Nguyễn Thị Kim Thanh ĐC 1 45 9A2 2 TN 2 45 9A4 THCS Phan Đình Giót Nguyễn Thị Thùy Dƣơng ĐC 2 45 9A1 3 TN 3 45 9A4 THCS Phan Đình Giót Nguyễn Thị Thùy Dƣơng ĐC 3 45 9A2 4 TN 4 45 9A3 THCS Phan Đình Giót Nguyễn Thị Kim Thanh ĐC 4 45 9A1

Thời gian dạy thực nghiệm: Tháng 02/2019

Các lớp thực nghiệm và đối chứng tƣơng đƣơng nhau về trình độ học tập mơn tốn và về số lƣợng học sinh.

3.1.3. Tổ chức và phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tiến hành dạy thực nghiệm song song với lớp đối chứng. Các giáo viên dạy thực nghiệm và dạy lớp đối chứng gần nhau về tuổi đời, tuổi nghề và tƣơng đƣơng về trình độ chun mơn.

Trƣớc khi thực nghiệm sƣ phạm chúng tôi tổ chức họp để trao đổi với giáo viên về phƣơng án dạy học, trao đổi về việc thiết kế và sử dụng PHT nhƣ thế nào, ở khâu nào và thời điểm sử dụng khi lên lớp.

Sau khi dạy thực nghiệm xong chúng tôi tiến hành tổ chức lấy ý kiến của học sinh về tác dụng của việc sử dụng PHT trong dạy học đại số 9 chủ đề hàm số và phƣơng trình bậc hai. Mỗi học sinh ở lớp thực nghiệm đƣợc phát 1 phiếu điều tra đã làm sẵn đánh dấu vào ô lựa chọn (phụ lục 2).

Tiến hành kiểm tra cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Đề kiểm tra đƣợc sử dụng là đề do các giáo viên của nhà trƣờng để đảm bảo tính khách quan. Cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đƣợc kiểm tra cùng một đề với cùng thời gian làm bài, chấm bài và cùng đáp án, thang điểm.

Phân tích và xử lý số liệu kết quả các bài kiểm tra đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp thống kê toán học, đƣợc đánh giá cả về định tính và định lƣợng.

Tiến hành thực nghiệm: Thực nghiệm sƣ phạm đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau

Bƣớc 1: Chuẩn bị

- Lựa chọn giáo viên và lớp thực nghiệm: Lựa chọn các giáo viên có uy tín, có kinh nghiệm giảng dạy, các cặp lớp TN - ĐC có các điểm tƣơng đồng về sĩ số, học lực (dựa theo xếp loại của nhà trƣờng năm học 2017-2018).

- Lập kế hoạch giảng dạy, chọn bài phù hợp với thời gian học tập của học sinh theo hƣớng tích cực hóa hoạt động của học sinh.

- Tiến hành trao đổi với các giáo viên tham gia dạy TN, thống nhất về mục tiêu, nội dung dạy thực nghiệm, thống nhất về phƣơng pháp dạy học, cách thức sử dụng giáo án trong dạy học trên lớp. Làm rõ chức năng, thiết kế và sử dụng PHT trong quá trình dạy học, đồng thời thống nhất về đề kiểm tra và cách thức kiểm tra đối với học sinh và những vấn đề cần rút kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học phát triển chương trình nhà trường chủ đề hàm số và phương trình bậc hai đại số lớp 9 (Trang 75)