Nâng cao nhận thức của giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo tại trường trung học phổ thông hùng vương, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 69)

1.4.4 .Quản lý sự phối hợp thống nhất các lực lƣợng tham gia

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý HĐGD-TNST tại trƣờng THPT Hùng

3.2.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về

về đổi mới HĐGD-NGLL theo hướng tổ chức HĐGD-TNST

3.2.1.1. Mục tiêu cần đạt

Nhằm truyền thông cho CBQL, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các cấp chính quyền, cộng đồng xã hội thống nhất tƣ tƣởng, nhận thức đúng đắn mục tiêu, vai trị,vị trí, nhiệm vụ, ý nghĩa và sự cần thiết phải thực hiện chƣơng trình HĐGD-TNST tại nhà trƣờng, thay thế cho các HĐGD-NGLL hiện nay vốn chƣa có hiệu quả giáo dục nhƣ mong muốn. Đây chính là yêu cầu cốt lõi của đổi mới giáo dục phổ thông, là điều kiện trực tiếp để nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện. Từ đó giúp mọi thành viên giáo dục ý thức đƣợc trách nhiệm của mình, tạo sự đồng thuận và nhiệt tình ủng hộ, tham gia tốt hoạt động này.

3.2.1.2. Nội dung thực hiện

Muốn quản lý tổ chức HĐGD-TNST tốt thì lãnh đạo nhà trƣờng phải tổ chức tuyên truyền, giáo dục, giải thích cho giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội hiểu một cách sâu sắc về HĐGD-TNST

Tổ chức hội nghị, quán triệt mục tiêu, nội dung, hình thức, phƣơng pháp HĐGD-TNST cho CBGVNV toàn trƣờng

Xây dựng kế hoạch thực hiện trong toàn trƣờng, theo khối lớp và mọi thành viên trong tồn trƣờng nắm đƣợc vị trí, vai trị của hoạt động này.

Then chốt là tổ chức tập huấn, hƣớng dẫn thực hiện một quy trình tổ chức HĐGD-TNST đảm bảo thực hiện mục tiêu và hiệu quả giáo dục cao:

- Bước 1: BGH chỉ đạo các tổ nhóm chun mơn và các bộ phận phối hợp

xây dựng HĐGD-TNST, xác định rõ mục tiêu của hoạt động về kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực.

- Bước 2: Tổ, nhóm chun mơn tổ chức tiền trạm, khảo sát địa điểm tổ

chức, xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức hoạt động, BGH duyệt kế hoạch.

- Bước 3: Tổ, nhóm chun mơn, BGH, bộ phận hỗ trợ triển khai kế

hoạch tới tất cả học sinh và cha mẹ học sinh. Giáo viên giao nhiệm vụ. Học sinh chuẩn bị tham gia kế hoạch HĐGD-TNST.

- Bước 4: Học sinh trải nghiệm. Giáo viên quan sát ý thức, kĩ năng của học

sinh. Đánh giá học sinh thông qua HĐGD-TNST và bài thu hoạch (kiến thức).

- Bước 5: BGH rút kinh nghiệm với tổ, nhóm chun mơn và các bộ phận

hỗ trợ. Điều chỉnh kịp thời trong các HĐGD-TNST tiếp sau.

Phối hợp thống nhất các lực lƣợng giáo dục trong và ngồi trƣờng về vị trí, vai trị ý nghĩa của HĐGD-TNST cho học sinh. Phải làm cho mọi tần lớp nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội hiểu rõ mục tiêu, nội dung, kế hoạch tổ chức HĐGD-TNST cho HS toàn trƣờng, từng khối, lớp và theo kế hoạch.

Cần phải làm cho họ hiểu rằng việc tổ chức các hoạt động không phải là việc riêng của Đoàn Thanh niên mà là việc làm của tập thể giáo viên song song với việc dạy trên lớp.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

- Cung cấp tài liệu, sách báo có liên quan, tạo điều kiện để giáo viên có cơ hội tham gia các lớp tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ về HĐGD-TNST .

- Cần đƣa một số nội dung HĐGD-TNST vào chƣơng trình giảng dạy bắt buộc thể hiện qua các môn học; giáo dục công dân, lịch sử, địa lý, tâm lý...

- Chủ động tuyên truyền sâu rộng và liên tục qua các cuộc họp hội đồng, các giờ chào cờ hay các cuộc họp hội đồng giáo dục, ở địa phƣơng và qua các cuộc họp với hội cha mẹ học sinh.

- Tích cực lồng ghép, tuyên truyền giáo dục nêu gƣơng sáng trƣớc học sinh thông qua các buổi chào cờ và hoạt động sinh hoạt khác.

- Tổ chức hội thảo, dự giờ, viết sáng kiến kinh nghiệm về HĐGD-TNST trong đội ngũ giáo viên.

- Hội nghị triển khai quán triệt vai trò, ý nghĩa mục tiêu của HĐGD- TNST qua các nội dung, hình thức, phƣơng pháp tổ chức đa dạng, phong phú, linh hoạt nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học và giáo dục tồn diện.

Chỉ khi nào có sự tham gia tích cực của giáo viên, sự đón nhận nhiệt tình của học sinh và sự đồng thuận của cộng đồng xã hội thì HĐGD-TNST mới đạt chất lƣợng và hiệu quả nhƣ mong muốn.

3.2.2. Tăng cường chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch HĐGD-TNST

3.2.2.1. Mục tiêu cần đạt

Xây dựng kế hoạch HĐGD-TNST là công cụ để quản lý, giúp Hiệu trƣởng tập trung vào mục tiêu đã xác định, đồng thời hƣớng mọi cố gắng của các thành viên vào mục tiêu chung. Tăng cƣờng quản lý việc xây dựng kế hoạch tạo ra sự đồng thuận, tính hiệu quả cao trong sự phối hợp giữa các hoạt động của các tổ chức, các bộ phận hƣớng đến thực hiện mục tiêu giáo dục.

Kế hoạch HĐGD-TNST giúp cho Hiệu trƣởng có cái nhìn bao quát về hoạt động diễn ra trong một năm và có sự phân phối các nguồn lực cho hoạt động này một cách hợp lý, các bộ phận và cá nhân chủ động trong việc chuẩn bị cho các hoạt động đã dự kiến ngay từ đầu năm học.

Trên thực tế trƣờng THPT Hùng Vƣơng đã thực hiện xây dựng kế hoạch HĐGD-TNST; tuy nhiên cần tăng cƣờng quản lý nội dung này để đạt hiệu quả cao hơn. Bằng kế hoạch cụ thể và chi tiết, cần tạo ra định hƣớng, vạch ra con đƣờng, đƣa ra điều kiện thực hiện để giáo viên và học sinh chủ động tổ chức thực hiện các HĐGD-TNST đƣợc linh hoạt, nhịp nhàng.

3.2.2.2. Nội dung thực hiện

Xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng các kỹ năng thiết kế và kỹ năng tổ chức HĐGD-TNST cho đội ngũ GV, đặc biệt là GVCN và GV kiêm nhiệm cơng tác Đồn TNCS, cho những học sinh là cán bộ Đoàn trƣờng.

- Chỉ đạo cán bộ đầu mối (Hiệu phó phụ trách giáo dục, BCH Đoàn trƣờng…), GVCN các lớp xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai các HĐGD- TNST của trƣờng, của lớp theo lĩnh vực phụ trách.

- Khi xây dựng kế hoạch, nội dung phải mang tính tầm nhìn, gắn với mục tiêu giáo dục của ngành phát động, mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng, bám sát chủ đề năm học và chủ điểm tháng, đặc điểm tình hình trƣờng, thời điểm thực hiện nội dung kế hoạch phải phù hợp với việc thực hiện kế hoạch lên lớp và tránh dồn dập hoặc rời rạc, phải có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động dạy và học trên lớp.

- Chọn nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với đối tƣợng học sinh, hình thức hoạt động càng phong phú, mang tính trải nghiệm, sáng tạo thì càng thu hút và kích thích tính hiếu kỳ của học sinh, hoạt động càng mang tính thuyết phục, hiệu quả.

- Xây dựng kế hoạch HĐGD-TNST thơng qua dạy học tích hợp các bộ mơn văn hóa, có tính đặc thù riêng từng bộ mơn học.

- Bản kế hoạch cần đƣợc đƣa ra bàn bạc thống nhất trong Ban chỉ đạo rồi triển khai trong Hội đồng sƣ phạm cùng với kế hoạch năm học nhằm thống nhất nội dung hoạt động, bàn biện pháp thực hiện, từng bộ phận có kế hoạch chuẩn bị nội dung:

Trong Kế hoạch HĐGD-TNST cần xác định rõ: Mục tiêu cần đạt là gì, mức độ nào? Đối tƣợng: dành cho đối tƣợng học sinh nào? HS, GV cần làm những cơng việc gì? Thời gian thực hiện: Vào lúc nào? Phân công các bộ phận tổ chức thực hiện nhƣ thế nào (Ai? Chịu trách nhiệm cơng việc gì) ? Biện pháp cụ thể: Cách thức thực hiện? Kinh phí bao nhiêu?

Mẫu xây dựng kế hoạch HĐGD-TNST

SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG THPT HÙNG VƢƠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /KH-HV Hùng Vương, ngày tháng năm 201..

KẾ HOẠCH

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO NĂM HỌC 2016-2017 Lớp……………… Tháng 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6,7,8 Chủ điểm HĐ Tên chủ đề Mục tiêu GD Nội dung HĐ Hình thức HĐ Lực lƣợng tham gia Lực lƣợng tổ chức Thời gian Địa điểm Kinh phí

BGH duyệt Tổ chuyên môn duyệt Người soạn kế hoạch (Nguyễn Văn A)

Mẫu kế hoạch tổ chức ngoại khóa, dã ngoại theo một số bộ môn

SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG THPT HÙNG VƢƠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /KH-HV Hùng Vương, ngày tháng năm 201..

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC NGOẠI KHĨA, DÃ NGOẠI BỘ MƠN NĂM HỌC 2016-2017

Môn:………………………….; Tổ chuyên mơn…………………………….

Mơn Khối Nội dung Hình thức Lực lƣợng tổ

chức

Vật lý

10 Tọa đàm

11

12 Cuộc thi: Rung chuông

vàng, Đường lên đỉnh Olympia….

BGH duyệt Tổ chuyên môn duyệt Người soạn kế hoạch (Lê Thị C)

Khi xây dựng chƣơng trình HĐGD-TNST ngồi các chủ đề đã đƣợc Bộ quy định 02 tiết/tháng) thì Hiệu trƣởng và Ban chỉ dạo cần tính đến số lƣợng hoạt động cho cả năm học, cho toàn trƣờng.

Căn cứ kế hoạch chung của trƣờng, các tổ trƣởng xây dựng hoạt động ngoại khóa cho các bộ mơn của tổ, GVCN xây dựng các hoạt động cho lớp mình sao cho phù hợp với lứa tuổi, nguyện vọng của học sinh đảm bảo học tập cùng với những trải nghiệm, bổ ích, lý thú, sáng tạo, hấp dẫn.

Bảng 3.1. Nội dung HĐGD-TNST từng chủ đề/từng tháng cho các khối lớp

Chủ đề Nội dung

Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12

… … … …

Tháng 3: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp

Các hoạt động sáng tạo nghệ thuật: viết văn, vẽ, hùng biện… về ƣớc mơ của em

Giao lƣu với sinh viên hoặc đi thực tế tại một trƣờng Đại học/ Cao đẳng/ Dạy nghề trong khu vực Hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp và các cơ hội học tập, các con đƣờng lập nghiệp… 3.2.2.3. Cách thức thực hiện

Ngay từ đầu năm học (tháng 8), Hiệu trƣởng yêu cầu Ban chỉ đạo HĐGD- TNST hồn thành bản kế hoạch chƣơng trình hoạt động để trình duyệt, chỉ đạo các tổ chuyên môn, GVBM, GVCN thực hiện các hoạt động bắt buộc và tự chọn đảm bảo chƣơng trình Bộ GD&ĐT quy định đồng thời chú ý lồng ghép các hoạt động mang tính trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh. Q trình thực hiện có thể điều chỉnh và bổ sung các hoạt động bị chồng chéo, khơng hợp lý (nếu có).

Nội dung hoạt động cần đặc biệt chú ý đến các trị chơi dân gian, văn hóa nghệ thuật các dân tộc, sân chơi trí tuệ, hƣớng về nguồn, các ngày lễ kỷ niệm trong năm, ngày hội truyền thống dân tộc ở địa phƣơng, tham quan du lịch để gây hứng thú, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, vừa duy trì những tình cảm, phát huy những giá trị tốt đẹp truyền thống của dân tộc.

Bản kế hoạch phải đƣợc phổ biến rõ ràng tới các lực lƣợng tham gia giáo dục. Đối chiếu với cơ sở vật chất hiện có, các điều kiện phục vụ cho các hoạt động để có kế hoạch trang bị, bổ sung từ đầu năm.

Phân cơng nhóm giáo viên tin học tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng cho giáo viên kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong tổ chức HĐGD-TNST. Đối với một số chủ đề, yêu cầu giáo viên sử dụng phần mềm powerpoint để hoạt động đa dạng, sinh động hơn.

3.2.3. Quản lý việc thực hiện nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đặc thù của HĐGD-TNST.

3.2.3.1. Mục tiêu cần đạt

Quản lý việc thực hiện nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức cần phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đặc thù của HĐGD-TNST, đảm bảo tăng cƣờng đổi mới, khắc phục tính chất đơn điệu lặp đi lặp lại các nội dung và hình thức HĐGD-TNST truyền thống có thể gây nhàm chán đối với các em. Đồng thời tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các HĐGD-TNST

3.2.3.2. Nội dung thực hiện

Nội dung HĐGD-TNST phải thực sự có sức lơi cuốn, tác động trực tiếp tới nhận thức của các em về các giá trị tri thức, đạo đức, thẩm mĩ, nhân văn, gợi ý thức tị mị tìm hiểu và kỹ năng vận dụng vào thực tế cuộc sống, hình thành nên tình cảm, nhân cách và nó phải trở thành một nhu cầu không thể thiếu cho sự phát triển.

Bên cạnh những nội dung giáo dục cơ bản và truyền thống, cần chỉ đạo các bộ phận đầu mối và GVCN chú trọng tiếp cận những nội dung mang tính cập nhật, thời sự và phát huy vai trò chủ thể của học sinh, tránh hoạt động để học sinh là khán giả quá nhiều mà phải có những hoạt động cho các em tự thể hiện khả năng sáng tạo của mình.

Mặt khác, thiết kế, tổ chức nội dung và hình thức HĐGD-TNST phải ƣu tiên những vấn đề thực tiễn, dù đó là vấn đề của quá khứ, hiện tại và tƣơng lai, làm cho các em thêm yêu cuộc sống, con ngƣời quê hƣơng, đất nƣớc thiên nhiên cũng nhƣ có đƣợc lý tƣởng sống cao đẹp đầy khát vọng và nhân ái.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

Chủ đề đổi mới, hình thức tổ chức hoạt động cũng cần đa dạng hóa để tác động trực tiếp khiến các em học sinh thêm tích cực và yêu các hoạt động. Sự

mới lạ bao giờ cũng hấp dẫn đối với học sinh, khiến cho các em say mê khám phá. Vì vậy hoạt động phải bao gồm cả: Hoạt động học tập, hoạt động văn hóa thể thao, hoạt động vui chơi giải trí.

- Các hoạt động này có thể tiến hành dƣới các hình thức: Hội diễn văn nghệ, câu lạc bộ học tập, các cuộc thi sân chơi trí tuệ, hội khỏe phù đổng, tham quan học tập kinh nghiệm, tham gia các lễ hội truyền thống ở địa phƣơng, có thể lồng ghép một dạng hoạt động chủ đạo và ứng dụng công nghệ thông tin khi tổ chức các hoạt động.

- Có thể kết hợp HĐGD-TNST với tổ chức ngoại khóa mơn học, căn cứ

vào phân phối chƣơng trình, các nhóm chun mơn lên kế hoạch ngoại khóa bộ mơn hàng tháng, tùy theo tính chất từng mơn có hình thức sinh hoạt khác nhau và có sự kết hợp đồn thể thực hiện. Ví dụ: Mơn Văn thì thi sáng tác thơ, thuyết trình… Mơn Giáo dục cơng dân thi ứng xử đạo đức, an tồn giao thơng… Địa lý, vật lý, hóa học, sinh học với những tiết thí nghiệm và cuộc thi em yêu bộ mơn khoa học… Qua đó các em thâm nhập với cuộc sống muôn màu, muôn vẻ và rút ra nhiều bài học bổ ích về nhân sinh qua khoa học, có những trải nghiệm cho cuộc sống, nhận biết đƣợc điều hay lẽ phải trong cuộc đời.

- Có thể kết hợp HĐGD-TNST với tổ chức các hoạt động văn thể mỹ và phong trào Đoàn, Đội, cần triển khai theo chủ đề năm học, chủ điểm sinh hoạt

tháng theo chỉ đạo của huyện, tình hình của địa phƣơng, phối hợp tổ chức các cuộc thi rèn luyện nhân cách, lối sống, đạo đức thông qua hoạt động.

- Có thể kết hợp HĐGD-TNST với những chuyến về nguồn sẽ giúp học

sinh ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, hiểu thêm về cuộc chiến đấu gian khổ của cha ông để rèn cho các em những đức tính quý báu nhƣ tinh thần nhân ái, ý thức cộng đồng, lòng yêu cuộc sống, yêu cái đẹp nhà trƣờng cần tổ chức những hoạt động sau: giao lƣu bộ đội, biên phòng, những chuyến công tác xã hội nhƣ thăm trƣờng nuôi dạy trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, thăm học sinh các trƣờng có giáo dục đặc biệt.

- Có thể kết hợp HĐGD-TNST với các hoạt động thăm hỏi chăm sóc gia

mạng, gia đình neo đơn, thăm nghĩa trang liệt sĩ, qua các hoạt động từ thiện… để giáo dục tinh thần tƣơng thân, tƣơng ái “Lá lành đùm lá rách”…

- Có thể kết hợp HĐGD-TNST với các trò chơi dân gian, nhƣ kéo co, đẩy

gậy, nhảy dây thay cho việc tập thể dục giữa giờ vào giờ ra chơi và các loại hình hoạt động nghệ thuật dân gian nhƣ múa ô, múa quạt, hát quan họ vào trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo tại trường trung học phổ thông hùng vương, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)