Người
nói Câu hỏi/ câu trả lời Nội dung ghi bảng
Giáo viên
Cơ có phép tính 34 + 20. Cho cơ biết kết quả của phép tính này là bao nhiêu?
34 + 20= ?
Học sinh Thưa cô là 54 ạ. 54
Giáo viên Có ai có đáp án khác khơng?
+ 10 + 10
Giáo viên Con đã làm cách nào để tìm ra kết
quả?
Học sinh Con đã đặt tính theo hàng dọc rồi
cộng theo hàng. + Cách 1: Đặt tính theo cột dọc 34 + 20 54 Giáo viên Liệu cịn có cách tính khác khơng?
Học sinh Con biểu diễn 2 số bằng mơ hình rồi
gộp lại và cũng ra kết quả 54. + Cách 2: Biểu diễn mơ hình Giáo viên Ồ, đó cũng là một cách. Bạn nào cịn cách tính khác khơng nhỉ? Học sinh Con sử dụng đếm cách 10 để tính. + Cách 3: Đếm cách 10 34 44 54
Giáo viên Ý tưởng đó xuất phát từ đâu vậy?
Học sinh Vì con thấy số 20 là số tròn chục.
Giáo viên Rất tốt.
Cịn cách tính nào khác khơng?
Học sinh Con tính nhẩm theo giá trị hàng. + Cách 4: Tính nhẩm
Giáo viên Cách tính số 4 này liệu có khác gì so
với cách số 1 tính theo cột dọc khơng?
theo giá trị hàng, nhưng cách 1 là đặt tính ra giấy để nhìn và tính, cịn cách 4 chỉ cần suy nghĩ trong đầu.
Giáo viên Các bạn khác nghĩ gì về ý kiến đó?
Học sinh Con thì cho rằng 2 cách đó là giống
nhau, vì đều tính cộng theo từng hàng. Cách 1 giống cách 4
Giáo viên
Cảm ơn con. Ở đây chúng mình có 2 quan điểm là giống và khác nhau. Mục đích là tìm kết quả, vậy 2 cách này có đều tìm được kết quả 34 + 20 khơng?
Học sinh Có ạ.
Giáo viên Rất tốt. Vậy bạn nào cịn cách tính
khác khơng?
Học sinh Con dùng cách đếm thêm. + Cách 5: Đếm thêm
Giáo viên Con đã đếm thêm như thế nào?
Học sinh Từ 34, con đếm thêm 35, 36, … cho
đến khi thêm 20 thì được 54 ạ. Giáo viên Các bạn khác nghĩ sao về cách này?
Học sinh Cách đó hơi dài và lâu ạ.
Giáo viên
Nhưng dù sao nó cũng giúp mình đi tìm kết quả đúng khơng? Liệu cịn có cách thứ 6 khơng nhỉ?
Học sinh Con tính cộng trên bảng 100. Từ số
34, con đi xuống 2 ô để được 54.
+ Cách 6: Cộng trên bảng 100
Giáo viên Như vậy, chúng ta đã tìm ra được rất
nhiều cách tìm kết quả phép cộng. Và
Tên bài: Các cách tính cộng
bài ngày hơm nay sẽ sử dụng các cách này để đi tìm kết quả các phép cộng số có 2 chữ số nhé.
2.2.3. Kĩ thuật dạy học thử - sai
Kĩ thuật dạy học “thử - sai” là cách thức tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh hình thành thói quen hồi nghi khoa học (chấp nhận hay khước từ) khi tiếp nhận tri thức mới thông qua việc trải nghiệm, thực hiện các thao tác “sai” và tự tiến hành lại các thao tác “đúng” trên cơ sở vận dụng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có để phân tích, đánh giá những cái “sai” đã trải qua. Đây chính là một biểu hiện rõ nét của tư duy phản biện trong quá trình học tập của học sinh.
Cùng với mục đích như trên, nhưng khi tiến hành tổ chức dạy học, tùy vào nội dung bài học cũng như định hướng riêng mà giáo viên có thể lựa chọn kiểu dạy học “mị mẫm – thử sai” hoặc “thử và sai” được nêu dưới đây.
2.2.3.1. Dạy học “mò mẫm – thử sai”
Ở Tiểu học, đa số kiến thức được kiến tạo qua quy nạp khơng hồn tồn, đặc biệt đối với mơn tốn. Vì vậy, việc tạo lập thói quen mị mẫm - thử sai là một trong những con đường phát triển tư duy cho học sinh. Với một vấn đề chưa tìm được lời giải, giáo viên cần tạo cho học sinh tin tưởng rằng sẽ ln có cách giải quyết cho vấn đề đó. Cách giải quyết ấy chỉ đợi ở việc ta tiến hành phân tích vấn đề như thế nào. Điều này đã tạo cơ sở, niềm tin cho q trình mị mẫm, dự đốn kết quả, hướng đi để tìm lời giải cho vấn đề đặt ra. Kiểu “mò mẫm – thử sai” được chia thành các giai đoạn:
- Giai đoạn “mò mẫm”: giáo viên khuyến khích học sinh thử tìm cách giải quyết cho vấn đề được đặt ra dựa trên những điều đã biết hoặc dự đốn cảm tính.
- Giai đoạn “thử sai”: với từng cách giải quyết, học sinh đối chiếu lại với các yêu cầu của đề bài. Nếu kết quả đúng, học sinh đưa ra kết luận. Nếu tìm ra được sự chưa hợp lý hoặc sai sót, học sinh quay về giai đoạn “mị mẫm” để tìm giải pháp khác cho đến khi nào có được kết quả đúng.
2.3.2.2. Dạy học “thử và sai”
Kĩ thuật dạy học này được chia thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn “bắt chước – làm theo”: giáo viên và học sinh cùng thực hiện các thao tác, hành động để dẫn đến kết quả “sai” về mặt khoa học.
- Giai đoạn “so sánh – đối chiếu”: giáo viên cung cấp kết quả “đúng” về mặt khoa học để học sinh so sánh, đối chiếu với cách vừa làm trước đó để tìm nguyên nhân dẫn đến kết quả sai.
- Giai đoạn “đề xuất – thực hiện”: dựa trên việc phân tích kết quả sai, giáo viên và học sinh cùng xây dựng lại quy trình dẫn đến kết quả đúng.
- Giai đoạn “lựa chọn – tối ưu”: giáo viên đưa ra các tình huống học tập mới tương tự, học sinh tự đề xuất giải pháp tối ưu nhằm tránh gặp phải sai lầm như trước đó.
2.3. Một số lưu ý khi dạy học phát triển tư duy phản biện cho học sinh
Với học sinh Tiểu học, tư duy phản biện chỉ được hình thành và phát triển trong môi trường học tập với các điều kiện:
- Có đủ tri thức cần thiết.
- Học sinh có thói quen kiểm tra các kết quả, quyết định, hành động hay ý kiến phán đoán trước khi cho là đúng.
- Có kĩ năng đối chiếu quá trình và kết quả của quyết định hay ý kiến phán đốn với hiện thực.
- Có trình độ phát triển tương ứng về trình bày suy luận logic.
- Có trình độ phát triển về nhân cách: quan điểm, niềm tin, lý tưởng và tính độc lập.
Để đạt được những điều kiện này, việc tổ chức lớp học tư duy đòi hỏi người giáo viên phải tìm tịi, lựa chọn những phương pháp dạy học phù hợp với nội dung học và đối tượng người học. Sự tích hợp các kĩ thuật dạy học với tình huống dạy học một cách linh hoạt sẽ tạo điều kiện để phát triển tư duy phản biện một cách hiệu quả ở học sinh.
2.3.1. Việc dạy học phát triển tư duy của giáo viên
Thực tế cho thấy, một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của tiết học nằm ở việc lựa chọn phương pháp giảng dạy của người giáo viên. Để phát triển tư duy của học sinh, đặc biệt là tư duy phản biện, người giáo viên cần lưu ý một số yếu tố sau:
2.3.1.1. Tập trung học sinh vào nhiệm vụ học tập
Học sinh lứa tuổi tiểu học, đặc biệt là ở những năm đầu, thường dễ bị phân tán bởi một hoạt động vừa diễn ra trước đó hay suy nghĩ về một chủ đề khơng liên quan tới bài học. Vì vậy, việc nhấn mạnh hay tập trung tư tưởng của học sinh vào nhiệm vụ là một điều quan trọng nhằm kích thích q trình tư duy ở các em.
Một số lưu ý mà giáo viên có thể thực hiện nhằm tập trung sự chú ý của học sinh vào bài học:
- Ghi rõ mục tiêu và các hoạt động chính trước khi bắt đầu bài học. - Có thể đặt tên cho các hoạt động để tạo sự tò mò, hứng thú ở học sinh. - Giao nhiệm vụ ngắn, rõ ràng (không quá 10 chữ), sau đó đưa thêm một số
mơ tả nhiệm vụ khi học sinh đã biết cơng việc chính cần làm.
- Ghi rõ những câu hỏi cần thảo luận hay câu hỏi chính của bài học để học sinh dễ dàng quan sát.
- Nhìn bao quát lớp và yêu cầu học sinh về tư thế lắng nghe ngay khi có dấu hiệu nhiều học sinh bị xao nhãng.
- Đưa ra nhận xét, đánh giá quá trình tham gia thực hiện nhiệm vụ của học sinh, ghi nhận, phản hồi kịp thời.
2.3.1.2. Sử dụng các câu hỏi mở
Trong quá trình dạy học tư duy, việc đặt câu hỏi của người thầy có vai trị quan trọng nhằm gây hứng thú, kích thích sự suy luận, tìm ra cách giải quyết cho các vấn đề được đặt ra. Những câu hỏi có tác dụng kích thích tư duy của học sinh nhiều nhất là câu hỏi “mở” – những câu hỏi có nhiều hơn một câu trả lời và khơng trả lời bằng “có” hoặc “khơng”.
2.3.1.3. Dành thời gian để học sinh suy nghĩ câu trả lời
Với mỗi câu hỏi đưa ra, giáo viên cần dành đủ thời gian để học sinh suy nghĩ, tìm ra câu trả lời. Độ dài ngắn của thời gian dành cho học sinh suy nghĩ phụ thuộc vào yêu cầu và mức độ phức tạp của chính câu hỏi đó. Đây là cơ hội tốt để học sinh đón nhận nhiệm vụ và bắt đầu tư duy. Trong quá trình học sinh suy nghĩ, giáo viên có thể yêu cầu hoặc khuyến khích các em viết câu trả lời cũng như cách lý giải ra nháp hoặc phiếu trả lời.
Tuy nhiên, người giáo viên cũng cần lưu ý sự linh hoạt trong khoảng thời gian dành ra cho mỗi câu hỏi. Nó phụ thuộc vào độ khó – dễ, vốn kiến thức vốn có và vị trí của câu hỏi trong mạch kiến thức của cả bài. Bên cạnh đó, việc lường trước những câu trả lời của học sinh trong kế hoạch dạy học để có thể đặt những câu hỏi mở để các em được cân nhắc lại sự hợp lý của câu trả lời cũng là một cách giúp phát triển tư duy phản biện ở học sinh.
2.3.1.4. Chấp nhận sự đa dạng trong câu trả lời của học sinh
Việc giáo viên chấp nhận các ý kiến khác nhau mà không phán xét công khai sẽ tạo cho học sinh sự tự tin khi chia sẻ quan điểm, giải pháp. Từ đó, nhiều ý tưởng sẽ được đưa ra để các bạn khác có cơ hội được lắng nghe, vận động tư duy. Bên cạnh đó, người giáo viên cũng khuyến khích sự trao đổi, thảo luận của các học sinh khác thông qua việc hỏi suy nghĩ của học sinh đó
với ý kiến của bạn. Đây là cách hữu hiệu giúp người thầy được giảm thiểu lời nói và trao quyền chủ động cho học sinh được thảo luận với nhau.
2.3.1.5. Yêu cầu học sinh phản chiếu lại quá trình tư duy của các em
Yêu cầu học sinh giải thích về q trình đã tư duy để đưa được ra câu trả lời là một cách giúp các em được đánh giá, kiểm nghiệm lại tính hiệu quả trong quá trình tư duy. Để có được điều đó, người giáo viên có thể đặt ra những câu hỏi “phản chiếu” sau khi các em trả lời hoặc cuối mỗi hoạt động. Các câu hỏi “phản chiếu” có thể là: Con đã làm cách nào để có đáp án như vậy? Tại sao con lại nghĩ điều này là đúng?...
2.3.2. Việc sử dụng các kĩ thuật nhằm phát triển hành vi của học sinh
Trong một mơ hình dạy học đầy đủ, bên cạnh vai trò tổ chức, điều khiển, điều chỉnh của người thầy, vai trò tham gia với những hành vi, hoạt động tích cực của người học cũng đóng vai trị quan trọng nhằm tạo ra sự thành công của tiết học.
Tương ứng với các biện pháp dạy tư duy ở trên, người giáo viên cũng cần chú ý đến việc phát triển các hành vi tiêu biểu của học sinh trong lớp học tư duy, đó là:
- Học sinh tham gia và kiên trì thực hiện nhiệm vụ - Học sinh đưa ra nhiều lý do cho các câu trả lời
- Học sinh dành thời gian để suy nghĩ về một vấn đề và cân đối với thời gian giáo viên cho phép một cách phù hợp
- Học sinh đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau cho một vấn đề và có thể sử dụng ngơn ngữ cụ thể, chính xác để diễn đạt
- Học sinh lắng nghe ý kiến của các bạn khác, đồng thời đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, thảo luận
Kết luận chương 2
Mục đích của chương 2 là đề ra một số biện pháp nhằm rèn luyện và phát triển tư duy phản biện ở học sinh Tiểu học thông qua dạy học một số chủ đề mơn Tốn lớp 2.
Chúng tôi đã đưa ra các biện pháp dựa trên các cách tiếp cận như sau:
Thứ nhất, dựa trên nội dung dạy học. Luận văn đã trình bày một số nội dung
dạy học điển hình nhằm phát triển tư duy phản biện ở học sinh cùng các bước tiến hành như dạy học định nghĩa, khái niệm; dạy học quy tắc, phương pháp giải toán và dạy học thực hành, luyện tập.
Thứ hai, dựa trên phương pháp dạy học. Chúng tôi đã đưa ra một số phương pháp, kĩ thuật dạy học mà giáo viên có thể áp dụng trong giảng dạy để kích thích tư duy, đặc biệt là tư duy phản biện cho học sinh. Đó là: phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp đặt câu hỏi hay kĩ thuật dạy học thử - sai.
Thứ ba, luận văn đưa ra một số lưu ý trong quá trình lên kế hoạch và tiến hành giảng dạy, từ việc dạy học phát triển tư duy của giáo viên đến việc sử dụng một số kĩ thuật nhằm phát triển hành vi của học sinh để đạt được sự phát triển tư duy phản biện ở người học.
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm giả thuyết khoa học của luận văn qua thực tiễn q trình dạy học; kiểm nghiệm tính hiệu quả, khả thi của các biện pháp đã đề xuất qua dạy học một số chủ đề mơn Tốn lớp 2 nhằm phát triển tư duy phản biện ở học sinh.
3.2. Nội dung thực nghiệm
Các biện pháp phát triển tư duy phản biện ở học sinh được giáo viên vận dụng vào việc lên kế hoạch giảng dạy của mình. Nội dung thực nghiệm sư phạm là một số chủ đề của mơn Tốn lớp 2 được liệt kê trong bảng dưới đây: