Bảng các hoạt động dạy học minh họa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học một số chủ đề toán lớp 2 (Trang 79 - 83)

Thời

gian Hoạt động học sinh - giáo viên

5’ Check in: Tái hiện lại các kiến thức cũ về phép cộng các số có 2 chữ số.

- Hình thức: trị chơi “Rung chng vàng” - Mơ tả:

+ Giáo viên chiếu slide các phép tính cộng các số có 2 chữ số. + Học sinh có 30 giây để suy nghĩ và viết câu trả lời ra bảng. + Hết thời gian, học sinh giơ đáp án, giáo viên chiếu kết quả. - Các phép tính trong trị chơi:

1. 34 + 21 2. 45 + 35 3. 28 + 53 4. 59 + 19

15’ Giải quyết vấn đề: Liệt kê các cách tính cộng

- Trong thử thách cuối cùng của trị chơi “Rung chuông vàng”, giáo viên đặt câu hỏi: Con đã dùng cách nào để tìm kết quả cho phép tính này?

- Giao nhiệm vụ: trong 1 phút, liệt kê tất cả các cách tìm kết quả phép cộng 59 + 19 ra bảng.

- Gọi học sinh trình bày các cách. Trong quá trình học sinh trình bày, giáo viên yêu cầu học sinh mô tả chi tiết cách làm và đặt câu hỏi gợi mở cho cả lớp: Liệu cịn cách nào khác nữa khơng?

- Giáo viên chốt lại: như vậy, có rất nhiều cách để tìm kết quả phép cộng. Nhưng hơm nay chúng mình sẽ thử thực hiện tính cộng theo 3 cách:

+ Tính nhẩm

+ Sử dụng mơ hình + Sử dụng bảng cộng - Trò chơi “Ai nhanh hơn”:

+ Lớp chia thành 4 đội. Mỗi lượt chơi mỗi đội cử 1 đại diện. + Trên bảng có nhiều ơ số khác nhau, mỗi lượt chơi các đội sẽ tìm cách tính kết quả phép cộng mà giáo viên đưa ra. Đại diện của đội cầm bóng dính ném lên đúng ô kết quả. Đội nào ném bóng vào đúng ô kết quả nhanh nhất sẽ dành được 1 điểm.

+ 5 lượt chơi: 1. 42 + 14 2. 38 + 25 3. 27 + 40 4. 55 + 16 5. 35 + 45 10’ Giải quyết vấn đề: Lập bảng các cách tính cộng - Trị chơi “Tìm bạn”:

+ Mỗi học sinh được nhận một phép cộng, học sinh chọn 1 cách để tìm kết quả.

+ Học sinh di chuyển quanh lớp tìm một bạn có kết quả giống mình để ghép cặp.

+ Các cặp lựa chọn vị trí ngồi cạnh nhau trong lớp. - Lập sơ đồ các cách tính cộng:

+ Giao nhiệm vụ: mỗi cặp đơi lựa chọn 1 phép tính các số có 2 chữ số, lập sơ đồ tư duy về các cách tìm kết quả phép tính.

+ Thời gian: 5’

bảng.

5’ Nghỉ giải lao

15’ - Trình bày sản phẩm: giáo viên gọi từng nhóm lên chia sẻ với cả lớp về các cách tính cộng của mình. học sinh dưới lớp lắng nghe, đặt câu hỏi cho nhóm trình bày. Giáo viên gọi 3 nhóm lên trình bày. - Cùng luyện tập: Chiếu bài tốn trên bảng, u cầu học sinh thảo luận nhóm đơi để trả lời câu hỏi của bài tốn trong 2’.

+ Bài toán: Bạn Tom sử dụng bảng cộng để thực hiện phép tính 36 + 17 như sau:

Theo con, Tom đã thực hiện tính đúng chưa? Nếu là con, con sẽ thực hiện tính như thế nào?

+ Gọi đại diện 2 nhóm trả lời câu hỏi bài tốn và giải thích lý do. - Tự thực hành: học sinh tự luyện tập bài tập trong sách (thực hành tính tốn và giải tốn có lời văn) trong thời gian 5’.

- Giải quyết vấn đề thực tế: nhóm đơi thảo luận và đưa ra phương án giải quyết cho bài toán, giáo viên đặt câu hỏi phản biện để học sinh giải thích cách làm.

Bài tốn: David ném 2 quả bóng vào 2 chiếc cốc khác nhau. Tổng điểm của bạn ấy ở giữa 60 và 80. Hỏi David đã ném bóng vào 2 chiếc cốc nào?

3 6

1 7

3 4

Các câu hỏi phản biện mà giáo viên có thể sử dụng: + Đáp án của con là gì?

+ Con đã dùng cách nào để tìm ra đáp án đó? + Tại sao con lại cho rằng đáp án là 20 và 51?

+ Tại sao đáp án không phải là 20 và 39 (hoặc 39 và 51)? 5’ Check out:

- Học sinh nhắc lại điều nhớ nhất trong tiết học. - Giao bài tập về nhà.

3.3. Tổ chức thực nghiệm

3.3.1. Đối tượng thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trên 75 học sinh tại các lớp 2A1, 2A2 và 2A3 của trường phổ thông liên cấp Olympia, Hà Nội.

3.3.2. Phương pháp và tiến trình thực nghiệm

Để thực hiện được ý đồ của luận văn, tài liệu thực nghiệm sư phạm được biên soạn để dạy trong 25 tiết theo chương trình nhà trường qua việc dạy học các chủ đề được nêu ở bảng trên. Tài liệu thực nghiệm được trình bày dưới dạng kế hoạch dạy học có nội dung bám sát chuẩn đầu ra của Bộ Giáo dục. Tuy nhiên, trong mỗi bài dạy cụ thể đã được lồng ghép thêm các phương pháp, kĩ thuật hoặc hoạt động để phát triển tư duy phản biện ở học sinh.

Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã lấy kết quả bài kiểm tra ban đầu để đối chứng với kết quả bài kiểm tra sau quá trình thực nghiệm liên quan đến những biểu hiện của tư duy phản biện ở học sinh. Kế hoạch thực nghiệm được cụ thể hóa theo tiến trình sau:

- Cho học sinh làm bài kiểm tra đầu vào.

- Dạy học các tiết đã được lên kế hoạch theo tinh thần, tư tưởng của các biện pháp đã nêu.

- Cho học sinh làm bài kiểm tra đầu ra (đánh giá kết quả).

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.4.1. Đánh giá định lượng

Hoạt động đánh giá định lượng được thực hiện dựa trên sự thay đổi về kết quả cũng như cách lập luận của học sinh trong 2 bài kiểm tra trước và sau khi thực nghiệm.

Để làm được điều này, chúng tôi đã thiết kế 2 bài kiểm tra với cùng cách thức đặt câu hỏi và chỉ khác nhau về kiến thức, nội dung bên trong. Các bài kiểm tra này đều thực hiện theo những tiêu chí và tỉ trọng cách đặt câu hỏi như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học một số chủ đề toán lớp 2 (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)