CÁC BẢN GHI NHỚ VỀ AN TOÀN 1 Giới thiệu.

Một phần của tài liệu Sổ tay vận hành UNIT 051 – khu bể chứa trung gian (Trang 106 - 110)

8. 1 DỪNG KHẨN CẤP CHUNG

9.7. CÁC BẢN GHI NHỚ VỀ AN TOÀN 1 Giới thiệu.

9.7.1 Giới thiệu.

Bản ghi nhớ về an toàn đưa ra chi tiết các bảo vệ cuối cùng và áp cuối để bảo vệ các bể chứa nhằm chống lại các điều kiện không an toàn và rủi ro mất mát sản phẩm.

Các nguyên nhân chính liên quan tới các điều kiện không an toàn và rủi ro về việc thất thoát vật liệu dễ cháy ở phân xưởng 051 được xác định như sau:

a) Rủi ro do sự cố tràn/quá áp ở các bể cầu, và sự cố của các van cô lập khẩn cấp tại bể cầu.

b) Rủi ro do sự cố tràn/quá áp tại các bể chứa.

c) Rủi ro do sự quá áp tại các đường ống kết nối do quá trình gia nhiệt cho đường ống hoặc do hấp thụ bức xạ mặt trời.

Việc nghiên cứu về các nguy cơ rủi ro trong vận hành (HAZOP Study) của Unit 051 đã được tiến hành để xác định tất cả các rủi ro tiềm ẩn và các biện pháp an toàn. Thiết kế và lắp đặt cho phân xưởng dựa trên tiêu chuẩn quốc tế và pháp luật Việt Nam được đưa ra trong tài liệu 8474L-000-PP-204.

9.7.2. Các thiết bị an toàn

Sau đây là mô tả về các thiết bị an toàn để bảo vệ thiết bị khỏi các mối nguy hiểm ở Khu bể chứa trung gian.

Mỗi bể chứa được trang bị 02 thiết bị đo mức lỏng, thiết bị thứ nhất được dùng để báo động khi mức lỏng trong bể cao (level-high) hoặc thấp (low-level), để cảnh

báo cho vận hành viên can thiệp (bằng tay) để dừng quá trình vận chuyển sản phẩm (tiếp nhận hay xuất). Thiết bị thứ hai dùng để bảo vệ bể khỏi bị tràn (LAHH) và khỏi bị cạn (LALL).

Mỗi bể cầu được trang bị 02 thiết bị đo áp suất, thiết bị thứ nhất được dùng để báo động áp suất cao (high-pressure) và áp suất thấp (low-pressure), để cảnh báo cho vận hành viên can thiệp để dừng quá trình vận chuyển sản phẩm (tiếp nhận hay xuất). Thiết bị đo mức thứ hai dùng để bảo vệ bể khỏi quá áp (PAHH).

Các bảo vệ PAHH, LAHH và LALL được thực hiện thông qua các khóa liên động dừng khẩn cấp ESD.

Mỗi bể cầu được trang bị một van cách ly khẩn cấp trên đường hút vào bơm ở đáy của bể. Van cô lập khẩn cấp có thể được đóng trong các trường hợp sau đây:

(i) Mức lỏng trong bể thấp

(ii) Kích hoạt nút nhấn (pushbutton) cô lập khẩn cấp ở hiện trường

(iii) Kích hoạt nút nhấn (pushbutton) cô lập khẩn cấp ở trên bảng điều khiển trong phòng điều khiển

(iv) Áp suất trong bể rất cao Hi-Hi pressure

(v) Khi phát hiện có lửa và khí trong khu vực

Tham khảo tài liệu Nguyên nhân và kết quả, tài liệu 8474L-051-DW-1514-201, đính kèm ở chương 15.

Mỗi van MOV và mỗi van ESD (XV) được trang bị bộ báo động lệch, bộ báo động này được kích hoạt trong trường hợp van không ở đúng vị trí so với lệnh điều khiển tương ứng (từ các hệ thống OMS, DCS hoặc ESD). Tất cả các bơm và thiết bị khuấy được trang bị bộ báo động lệch, bộ báo động này được kích hoạt trong trường hợp động cơ không tương thích so với lệnh điều khiển tương ứng (bật/tắt).

Bảo vệ tràn bể và quá áp ở bể cầu

 Thiết bị đo mức lỏng bằng radar thứ nhất dùng để báo động mức lỏng cao

LAH hoặc mức lỏng thấp LAL ở hệ thống DCS và OMS.

 Thiết bị đo mức lỏng bằng radar thứ hai dùng để báo động mức lỏng rất cao

LAHH ở hệ thống DCS và OMS (qua hệ thống ESD), và báo động trên bảng điều khiển trong phòng điều khiển (ADP), như được chỉ ra trong biểu đồ Nguyên nhân và hệ quả (tài liệu 8474L-051-DW-1514-201, đính kèm ở Chương 15). Tín hiệu mức lỏng rất cao (LAHH) đóng van ESD trên các đường vào bể (đường sản phẩm vào và đường hồi lưu), do đó dừng quá trình nhập, tiếp theo đóng van MOV bởi hệ thống DCS sau một quảng thời gian trễ (30 giây). Vận hành viên phải đảm bảo rằng các van đã hoàn toàn đóng.

 Mỗi bể cầu được trang bị 02 thiết bị đo áp suất, thiết bị thứ nhất được dùng

để báo động áp suất cao (high-pressure) và áp suất thấp (low-pressure), để cảnh báo cho vận hành viên can thiệp để dừng quá trình vận chuyển sản phẩm (tiếp nhận hay xuất). Thiết bị đo mức thứ hai dùng để bảo vệ bể khỏi

quá áp (PAHH). Tín hiệu PAHH đóng van ESD trên các đường vào bể bởi hệ thống ESD (đường sản phẩm vào và đường hồi lưu) và đưa ra báo động trên bảng điều khiển ở phòng điều khiển (trên ADP) như được chỉ ra trong biểu đồ Nguyên nhân và hệ quả (tài liệu 8474L-051-DW-1514-201, đính kèm ở Chương 15), tiếp theo đóng van MOV bởi hệ thống DCS sau một quảng thời gian trễ (30 giây).

Chống tràn ở các bể chứa hydrocacbon

 Thiết bị đo mức lỏng bằng radar thứ nhất được dùng để báo động ở hệ thống

DCS/OMS khi mức lỏng trong bể cao (level-high) hoặc thấp (low-level).

 Thiết bị đo mức lỏng bằng radar thứ hai dùng để báo động mức lỏng rất cao

LAHH ở hệ thống DCS và OMS (qua hệ thống ESD), và báo động trên bảng điều khiển trong phòng điều khiển (ADP) như được chỉ ra trong biểu đồ Nguyên nhân và hệ quả (tài liệu 8474L-051-DW-1514-201, đính kèm ở Chương 15). Tín hiệu mức lỏng rất cao (LHH) đóng van MOV trên các đường vào bể, do đó dừng quá trình nhập. Vận hành viên phải đảm bảo rằng các van đã hoàn toàn đóng.

Bảo vệ bơm khi mức lỏng trong các bể chứa rất thấp (LLL)

Trong trường hợp mức lỏng trong bể chứa xuống rất thấp (LLL) trong khi bơm xuất, tín hiệu LLL sẽ kích hoạt ngắt bơm bởi hệ thống ESD, đóng van MOV trên đường ra của bể và đưa ra báo động trên bảng điều khiển trong phòng điều khiển (on ADP) như được chỉ ra trong biểu đồ Nguyên nhân và hệ quả (tài liệu 8474L- 051-DW-1514-201, đính kèm ở Chương 15).

Các thiết bị an toàn khác:

i. Van PSVs ở các bể cầu.

ii. Các van cách ly khẩn cấp ở các bể cầu.

iii. Các van xả tự động và các van xả ở mép của các bể mái nổi.

iv. Các van áp suất chân không (PVV) (Cho các bể chứa có đệm nitơ (Blanket)).

v. Đường xả (Có hoặc không có hộp ngăn lửa phụ thuộc vào điểm chớp cháy

của nguyên liệu chứa trong bể) ở các bể chứa có mái cố định.

vi. Khóa liên động DCS để bảo vệ cho các bể chứa chống lại sự quá nhiệt (Cho

các bể chứa có hệ thống gia nhiệt bằng hơi nước)

vii. Khóa liên động ESD để tạm dừng các cánh khuấy khi các bể có mức lỏng

thấp (giá trị cài đặt trước).

viii. Các van an toàn nhiệt (TSV) trên các đường ống kết nối (Ở những vị trí mà

lưu chất có khả năng bị kẹt giữa hai van).

a. Van PSV của các bể cầu (TK-5101, TK-5102 và TK-5105).

Mỗi bể cầu có hai van an toàn áp suất (Một van hoạt động và một van dự phòng) chúng được khớp liên động cơ khí. Van PSV được thiết kế theo yêu cầu của API RP 521 cho mục đích an toàn của bể trong các trường hợp sau:

 Trong trường hợp xảy ra cháy (Là mục đích chính).

 Sự cố tràn chất lỏng.

Các van PSVs đều xả ra đường ống đuốc của Nhà máy, thông qua bình tách lỏng V-5112 (LPG KO Drum).

b. Các bể chứa các sản phẩm Hydrocacbon.

Các bể chứa các sản phẩm Hydrocacbon được thiết kế theo các tiêu chuẩn quốc tế (API std 2000 và API 650, và API 620 cho bể chứa TK-5106A/B), được trang bị:

 Các lỗ thông hơi tự động (Auto Bleeder vents), các lỗ thông hơi ở các mép

bồn (Rim vents) và đường xả lỏng trong trường hợp khẩn cấp (Emergency Drain) (Áp dụng cho các bể chứa mái nổi).

 Các lỗ thông hơi tự động (Auto Bleeder vents), (Áp dụng cho các bể chứa có

mái cố định với mái nổi ở bên trong).

 Các van thở tự động (Breather Vents Valves) (Áp dụng cho các bể chứa có

hệ thống đệm bằng khí nitơ).

 Các đường thông hơi (Vents line) (Có hoặc không có bộ ngăn lửa) áp dụng

cho các bể không có hệ thống đệm bằng khí nitơ.

Các thiết bị trên được định cỡ nhằm tránh cho các bể chứa khỏi hiện tượng quá áp (bảo vệ các bể chứa chống lại các hiện tượng liên quan đến quá trình giãn nở nhiệt (Thermal inbreathing/outbreathing), quá trình vận chuyển chất lỏng, hoặc có sự cố về hệ thống nitơ ở các bể).

Các bể có mái cố định được thiết kế có các lỗ thông hơi khẩn cấp (PVV) trong các trường hợp có sự cố cháy (Áp dụng cho các bể chứa TK-5104, TK-5106A/B và TK-5111).

c. Bể chứa nguyên liệu cho phân xưởng RFCC (TK-5103) và bể chứa HGO (TK- 5109) được trang bị 02 thiết bị đo nhiệt độ, một thiết bị được dùng để điều khiển nhiệt độ của sản phẩm trong bể khỏi bị quá nhiệt bằng cách tự động đóng các van điều khiển lưu lượng dòng hơi nước vào bộ gia nhiệt, và báo động nhiệt độ cao ở hệ thống DCS.

d. Các bảo vệ để dừng thiết bị khuấy khi mức lỏng thấp (cài đặt cho từng cánh khuấy) được đề cập trong Sơ đồ Nguyên nhân và hệ quả, tài liệu 8474L-051-DW- 1514-201, đính kèm ở Chương 15.

e. Các đường ống kết nối

Phân xưởng 051 được trang bị các van an toàn nhiệt TSV nhằm bảo vệ các đầu ống chính (Main header) và các đường ống có chứa sản phẩm Hydrocacbon chống lại hiện tượng quá áp xảy ra ở các phần ống bị cô lập do quá trình gia nhiệt cho các đường ống hoặc quá trình hấp thụ nhiệt bức xạ từ mặt trời. Van an toàn nhiệt được lắp đặt trên các đường ống sau:

 Các đầu đường ống dẫn sản phẩm vào bể chứa.

 Các đầu ống hút của bơm bị cô lập với các bể chứa (Do các van MOV hay

 Đường tuần hoàn của bơm. Các van TSV này cũng bảo vệ các đường ống đẩy của bơm.

Ngoài ra, các van TSV còn được trang bị cho các đường sau:

 Đường dầu diesel để khởi động Nhà máy đến bể chứa TK-5110A/B và Unit

038.

 Đường Propylene không đạt tiêu chuẩn đến phân xưởng PRU (Unit 021) để

chế biến lại, và đường dẫn tới Hệ thống khí nhiên liệu (Unit 037).

 Đường LPG không đạt tiêu chuẩn đến phân xưởng PRU (Unit 021) để chế

biến lại, và đường dẫn tới Hệ thống khí nhiên liệu ( Unit 037).

 Đường Mixed C4 đến các bộ trộn xăng (Unit 054), và đường dẫn tới hệ

thống khí nhiên liệu (Unit 037).

 Đầu đẩy của bơm P-5109A/B tới các bộ trộn Auto-Diesel và Fuel Oil (Phân

xưởng 054), xem như là các đường này bị cô lập khỏi đường tuần hoàn của bơm bởi van một chiều.

f. Các thiết bị an toàn liên quan đến việc ngắt các bơm trong trường hợp các đóng nhầm van MOV hoặc van XV trên các đường hút của bơm. Tham khảo ở Biểu đồ nguyên nhân và hệ quả, tài liệu số 8474L-051-DW-1514-201, đính kèm ở Chương 15.

Một phần của tài liệu Sổ tay vận hành UNIT 051 – khu bể chứa trung gian (Trang 106 - 110)