Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông trong dạy học chuyên đề dao động cơ điều hòa (Trang 61 - 66)

1.4.1 .Định hướng chung

2.4.6. Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học

- Đánh giá bằng nhận xét: chúng ta có thể hình dung các hoạt động học của HS đƣợc diễn ra trong buổi học 90 phút trên lớp. Thông qua quan sát, trao đổi và các sản phẩm học tập của HS, GV có thể nhận xét, đánh giá đƣợc sự tích cực, tự lực và sáng tạo của HS trong học tập.

- Đánh giá tính tích cực của HS: Mức độ hăng hái tham gia phát biểu ý kiến của HS; Thái độ lắng nghe của HS khi GV gợi ý, hƣớng dẫn; Mức độ hăng hái thảo luận nhóm của HS để HS để giải quyết nhiệm vụ học tập;

- Đánh giá tính tự lực của HS: Khả năng tập trung, tự lực giải quyết các nhiệm vụ học tập của mối cá nhân; Vai trò của nhóm trƣởng trong việc tổ chức hoạt động của nhóm; Trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhóm, thể hiện ở trách nhiệm hồn thành các phần việc đƣợc phân cơng; nêu ý kiến độc lập và tham gia thảo luận để thống nhất đƣợc ý kiến chung;

Sự tiến bộ về khả năng hoàn thành nhiệm vụ của HS sau mỗi tiết học, thể hiện từ chỗ GV phải gợi ý từng bƣớc để HS trả lời câu hỏi đến việc GV chỉ đƣa ra các nhiệm vụ và hỗ trợ khi thực sự cần thiết; Khả năng ghi nhớ những điều đã học để có thể trình bày lại nội dung bài học theo ngôn ngữ riêng và vận dụng đƣợc những kiến thức vào thực tiễn; Sự tự tin của HS khi trình bày, bảo vệ kết quả hoạt động của nhóm trƣớc lớp một cách chặt chẽ, thuyết phục. Qua những biểu hiện trên, GV có thể đánh giá đƣợc hiệu quả của việc dạy học theo tiến trình dã thiết kế nhằm biến HS từ vị thế ngƣời “đi học” thành ngƣời làm chủ các tình huống trên lớp, tự chủ, tích cực, nghiên cứu, tìm tịi, xây dựng kiến thức mới.

- Đánh giá khả năng sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề của HS: trong quá trình học tập, HS đƣợc thực tế hoạt động phỏng theo con đƣờng nhận thức của nhà khoa học; đề xuất giả thuyết, dự đốn giải pháp, ... GV có thể đánh giá đƣợc mức độ đáp ứng của HS đối với các hoạt động sáng tạo này thông qua quan sát, nhận xét sự trải nghiệm hoạt động nhận thức sáng tạo và khả năng “luyện tập” tƣ duy sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua học tập theo tiến trình dạy học kể nhƣ trên nhƣ:

- Đánh giá kết quả học tập của HS: căn cứ vào các mức độ yêu cầu của mỗi câu hỏi, GV có thể xây dựng các câu hỏi, bài tập tƣơng ứng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của HS ở từng học kỳ và từng khối lớp, GV và nhà trƣờng xác định tỷ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tƣợng HS và tăng dần tỷ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao.

2.4.6.1. Các hình thức đánh giá

- Đánh giá thƣờng xuyên các hoạt động của cá nhân và nhóm thơng qua kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Kiểm tra 10 phút bằng các câu trắc nghiệm khách quan.

2.4.6.2. Bài tập vận dụng

Bài 1: Chọn câu đúng.

Một vật thực hiện dao động điều hồ. Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì: A. Vận tốc và gia tốc của vật đều có giá trị lớn nhất.

B. Vận tốc và gia tốc của vật đều bằng 0. C. Vận tốc có giá trị lớn nhất, gia tốc bằng 0. D. Gia tốc có giá trị lớn nhất, vận tốc bằng 0.

Bài 2: Trong chuyển động dao động điều hoà của một vật thì tập hợp ba đại

lƣợng nào sau đây là không thay đổi theo thời gian? A. lực; vận tốc; li độ.

B. biên độ; tần số góc; gia tốc. C. chu kỳ; tần số; lực.

D. biên độ; tần số góc; tốc độ cực đại.

Bài 3: Chọn câu đúng.

Một vật thực hiện dao động điều hoà với li độ x, vận tốc v và gia tốc a thì: A. x và a ln ngƣợc dấu. B. v và a luôn cùng dấu.

C. v và a luôn ngƣợc dấu. D. x và a luôn cùng dấu.

Bài 4: ( đề thi quốc gia năm 2015) Một vật dao động điều hòa với phƣơng

trình x=5cos(ωt+0.5π). Pha ban đầu của dao động là:

A. π B. 0.5π C. 0.25π D. 1.5π

Bài 5: Một vật dao động điều hịa với phƣơng trình x = 6cos(20t) cm. Chu

kỳ, tần số dao động chất điểm là:

A. f =10Hz; T= 0,1s . B. f =1Hz; T= 1s. C. f =100Hz; T= 0,01s . D. f =5Hz; T= 0,2s.

Bài 6: Một vật dao động điều hòa với phƣơng trình x=5cos(10πt + π) (cm,s).

Phƣơng trình vận tốc của vật là: A. v = 50π.cos(10πt + π) cm/s B. v = -50π.cos(10πt + π) cm/s C. v = 50π.sin(10πt + π) cm/s D. v = -50π.sin(10πt + π) cm/s

Bài 7: Một vật chuyển động trịn đều với vận tốc góc π ( rad/s). Hình chiếu

của vật trên một đƣờng kính dao động điều hịa với tần số góc, chu kỳ, tần số là bao nhiêu?

A. π rad/s; 2s; 0.5Hz. B. 2π rad/s; 0.5s; 2Hz. C. 2π rad/s; 1s; 1Hz. D. π/2 rad/s; 4s; 0.25Hz.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Từ việc nghiên cứu lí luận về dạy học theo chuyên đề nhằm đáp ứng mục tiêu HS tự chủ xây dựng kiến thức và phát triển năng lực sáng tạo cũng nhƣ có điều kiện để rèn luyện các kĩ năng thu thập thông tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xây dựng và duy trì sự tin tƣởng lẫn nhau, kỹ năng giải quyết vấn đề. Khi vận dụng quan điểm lí luận trên vào thiết kế các phƣơng án dạy học theo chun đề “phƣơng trình dao động cơ điều hịa” – Vật lí 12 THPT chƣơng trình chuẩn, chúng tơi nhận thấy: Để thiết kế đƣợc các phƣơng án dạy học đáp ứng mục tiêu đã nêu thì GV cần:

- Phân tích đƣợc nội dung kiến thức khoa học của chuyên đề.

- Lựa chọn đƣợc hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung kiến thức và mức độ nhận thức của HS.

- Khi thiết kế từng đơn vị kiến thức cần:

+ Xây dựng đúng nôi dung kiến thức cần dạy. + Xây dựng tiến trình dạy học tƣơng ứng.

+ Mô tả hoạt động dạy học, ở đó cần chỉ rõ những hoạt động định hƣớng của GV và những hoạt động học tập của HS.

Trên cơ sở đạt đƣợc của chƣơng hai chúng tôi tiến hành thực nghiệm sƣ phạm.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông trong dạy học chuyên đề dao động cơ điều hòa (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)