Về tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (ncb) chi nhánh hà nội (Trang 38 - 42)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

1.4.2 .Các nhân tố vi mô

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) – Ch

2.2.1. Về tình hình huy động vốn

Huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng để thực hiện mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, vì thế cơng tác huy động đóng vai trị cực kì quan trọng, có ý nghĩa khơng những đối với chi nhánh, mà cịn có ý nghĩa đối với toàn bộ nền kinh tế. Sau đây là tình hình huy động nguồn vốn của chi nhánh trong 3 năm:

Bảng 2. 1. Hoạt động huy động vốn năm 2019 – 2021

Đơn vị : Tỷ đồng Năm 2019 2020 2021 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch so với năm 2019 Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch so với năm 2020 Tăng trưởng Tỷ lệ% Tăng trưởng Tỷ lệ% 1.Phân theo kỳ hạn 74.348 100 83.419 100 9.071 12,2 74.870 100 (8.549) (10,2) Ngắn hạn 66.913 90 54.222 65 (12,691) (18,9) 33.692 45 (20.53) (37,8) Trung hạn và dài hạn 7.434 10 29.197 35 21.763 292,7 41.179 55 11.982 41,0 2.Phân theo loại tiền 74.348 100 83.419 100 9.071 12,2 74.870 100 (8.549) (10,2) Nội tệ 73.158 98,4 81.750 98 8.592 11,7 70.377 94 (11.373) (13,9) Ngoại tệ 1.189 1,6 1.668 2 0.479 40,2 4.492 6 2.824 169,3 3.Phân theo thành phần kinh tế 74.348 100 83.419 100 9.071 12,2 74.870 100 (8.549) (10,2) HĐV từ TCTD 13.754 18,5 18.352 22 4.598 33.4 21.712 29 3.360 18,3 HĐV từ TCKT 5.947 8 22.523 27 16.576 278.7 10.481 14 (12.042) (53,4) HĐV từ dân cư 54.645 73,5 42.543 51 (12.102) (22.1) 42.675 57 0.132 0,3 Tổng nguồn vốn 74.348 100 83.419 100 9.071 12,2 74.870 100 (8.549) (10,2)

31

( Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh năm 2019- 2021)

- Vốn huy động theo kỳ hạn :

Qua số liệu của bảng trên, ta thấy nguồn huy động ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng nguồn vốn và có sự suy giảm qua các năm. Năm 2019, nguồn huy động ngắn hạn là 66.913 tỷ chiếm đến 90% tổng nguồn vốn thì đến năm 2020 tỷ trọng này giảm xuống chỉ còn 65%, tức là từ 66.913 tỷ đồng còn 54.222 tỷ đồng; tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn từ 10% lên 35%, tương ứng tăng 21.763 tỷ đồng.

Nguyên nhân là do năm 2020, NHNN áp trần lãi suất đối với huy động tiền gửi, lãi suất tiền gửi tương đối ổn định trong khi các kênh hút vốn khác khơng cịn hấp dẫn các nhà đầu tư như kinh doanh vàng, chứng khoán, và bất động sản đều chưa mấy khả quan. Điều này dẫn đến việc nguồn vốn huy động ngắn hạn đã bị giảm mạnh.

Biểu đồ 2. 1. Cơ cấu vốn huy động theo kì hạn

(Nguồn: Dựa trên bảng Hoạt động huy động vốn năm 2019-2021)

Năm 2021, tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn tiếp tục giảm xuống làm cho tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn tăng lên. Cụ thể, nguồn vốn ngắn hạn giảm 20.53 tỷ đồng tức giảm 37,8% so với năm 2020; nguồn vốn trung và dài hạn tăng 11.982 tỷ đồng mới mức tăng tương ứng 41%. Nguyên nhân là do năm 2021, chi nhánh tiếp tục chuyển dịch chủ yếu sang tín dụng bán lẻ, tập trung xây dựng nền khách hàng vững chắc, ưu tiên hướng vào thị trường mới là khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó việc người dân dửng dưng trong công tác đầu tư, kinh doanh đã thúc đẩy việc gửi tiền vào ngân hàng, tránh tình trạng đầu tư khơng sinh lời.

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

32

- Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền:

Vốn nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, là nguồn vốn chủ đạo nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng sử dụng vốn đầu tư trong nước cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp quốc doanh và mở rộng sang cho vay cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Biểu đồ 2. 2.Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền

(Nguồn: Dựa trên bảng Hoạt động huy động vốn năm 2019-2021)

Để thực hiện mục tiêu trên, trong những năm qua ngân hàng không ngừng đẩy mạnh các hoạt động về huy động vốn nhưng do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, đặc biệt là trong năm 2019 đã tác động trực tiếp đến trao đổi ngoại tệ, trong đó khó khăn nhất là USD. Do đó, lượng huy động vốn bằng ngoại tệ đạt 1.189 tỷ đồng, chiếm 1,6%/tổng nguồn vốn. Trong khi đó huy động vốn bằng nội tệ VNĐ đạt 73.158 tỷ đồng, chiếm 98,4%. Điều này có sự thay đổi nhỏ vào năm 2020, lượng vốn huy động bằng nội tệ tăng 8.592 tỷ đồng, tương đương tăng 11,7% so với năm 2019. Như vậy có thể thấy cơ cấu huy động theo loại tiền rất cân đối, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng huy động vốn của chi nhánh vẫn là huy động VNĐ. Nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng của chi nhánh chủ yếu là các khách hàng trên địa bàn quận Hồn Kiếm, nguồn thu ngoại tệ ít, việc sử dụng ngoại tệ trong giao dịch và gửi tiết kiệm chưa nhiều. Tuy nhiên, trong điều kiện biến động về USD, giá vàng, xu hướng cất giữ ngoại tệ sẽ là phổ biến trong dân cư.

Để theo kịp diễn biến thị trường, ngân hàng đã triển khai chương trình “Trao ngọc quý – gửi niềm tin” nhằm tăng trưởng lượng tiền gửi ngoại tệ trong giai đoạn này và đạt được những kết quả khả quan. Năm 2021, huy động vốn bằng nội tệ giảm 11.373 tỷ đồng,

60000 65000 70000 75000 80000 85000

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

33

tức 13,9%; huy động vốn bằng ngoại tệ tăng 2.824 tỷ đồng tức 169,3% so với năm 2020. Điều này làm cho tỷ trọng về nguồn vốn có sự thay đổi. Mặc dù lúc này NHNN tiếp tục áp trần lãi suất huy động ngoại ở mức rất thấp, tiếp tục có các biện pháp bình ổn tỷ giá ngoại tệ và tránh đầu cơ trên thị trường vàng và ngoại tệ nhưng NCB — chi nhánh Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì một số sản phẩm tiết kiệm với mức lãi suất ưu đãi hợp lý đã góp phần duy trì và gia tăng tiền gửi ngoại tệ, nâng tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ từ 2% cuối năm 2020 lên 6% cuối năm 2021.

- Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế :

Biểu đồ 2. 3. Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế

(Nguồn: Dựa trên bảng Hoạt động huy động vốn năm 2019-2021)

Trong giai đoạn năm 2019-2021, nguồn huy động vốn từ dân cư của ngân hàng luôn có sự biến động nhưng tiền gửi dân cư vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2020 huy động vốn từ dân cư đạt 42.543 tỷ đồng, giảm 12.102 tỷ đồng tức 22,1% so với năm 2019; tăng tỷ trọng huy động vốn từ tổ chức kinh tế 8% lên 27%, tức 5.947 tỷ đồng năm 2019 lên 22.523 tỷ đồng năm 2020 tương ứng 278,7%. Điều này cho thấy chỉ nhánh đã bắt đầu quan tâm và chú trọng đến các tổ chức kinh tế, thu hút được một số lượng lớn nguồn vốn huy động từ thành phần nhờ việc đưa ra chế độ lãi suất hấp dẫn, các công cụ huy động linh hoạt và cung cấp các dịch vụ thanh toán hiện đại.

Ngồi ra, ngân hàng có thể huy động vốn từ các tổ chức tín dụng bằng nhiều cách nhằm phát hành các loại công cụ nợ ra thị trường để huy động vốn như: trái phiếu, kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngân hàng có mệnh giá lớn,... Kênh huy động vốn từ các tổ chức tín dụng giữ vai trị khá quan trọng bởi tính ổn định, bền vững của nguồn vốn này. Qua các

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

34

năm, tỷ trọng nguồn vốn này cũng đang có dấu hiệu tăng trưởng, cụ thể là năm 2019 chiếm 18,5%, 2020 chiếm 22% và cho đến 2021 lên tới 27%. Điều này cho sự thiếu chủ động trong huy động vốn để cho vay, ngân hàng phải bù đắp nguồn thiếu hụt thông qua đi vay. Trong năm 2021, chi nhánh đã bắt đầu tăng dần tỷ trọng tiền gửi dân cư trong cơ cấu nguồn vốn (tăng 0,3% so với năm 2020), giảm tỷ trọng tiền gửi từ TCKT (năm 2020 là 27% đến 2021 là 14%), sàng lọc nguồn vốn có chi phí cao, tăng dần nguồn tiền gửi dài hạn, ổn định từ tổ chức kinh tế.

Như vậy, qua bảng sơ lược về tình hình huy động vốn qua 3 năm, có thể thấy ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Hà Nội đã làm tốt phần nào hoạt động huy động vốn tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế, những khó khăn. Đây là cơ sở đáp ứng cho nhu cầu về vốn của khách hàng và tạo thế chủ động cho phát triển kinh doanh của ngân hàng, đồng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (ncb) chi nhánh hà nội (Trang 38 - 42)