Bảng phân loại nợ theo nhóm của ngân hàng TMCP Quốc Dân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (ncb) chi nhánh hà nội (Trang 56 - 59)

Đơn vị: Tỷ đồng

STT

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Gía trị Tỷ trọng Gía trị Tỷ trọng Gía trị Tỷ trọng 1 Nợ nhóm 1 35.805,8 94,45% 39.121,5 97,94% 37.953,6 91,81% 2 Nợ nhóm 2 1.374,6 3,63% 582,8 1,45% 2.587,0 6,26% 3 Nợ nhóm 3 128,5 0,34% 55,8 0,14% 228,2 0,55% 4 Nợ nhóm 4 133,3 0,35% 87,5 0,22% 81,4 0,20% 5 Nợ nhóm 5 468,1 1,23% 465,4 1,15% 490,6 1,19% 6 Tổng 37.910,6 100,00% 40.313,2 100,00% 41.341,0 100,00% 8 Tỷ lệ nợ xấu 1,93% 1,51% 1,94%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2019 – 2021)

Năm 2019 và 2020 là những năm đầy biến động của nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Hà Nội cũng như các ngân hàng khác đều chịu tác động mạnh mẽ dưới những biến động mạnh mẽ dưới những biến động này. Lạm phát tăng cao, thị trường bất động sản đóng bang, giá vàng liên tiếp lập kỉ lục, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, chứng khoán lao đao, doanh nghiệp bị phá sản hàng loạt, Việt Nam bị hạ hạng mức tín nhiệm. Tình hình kinh tế biến động ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngành kinh tế, của các NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Quốc Dân nói riêng, đặc biệt là tình hình tín dụng của ngân hàng.

Nhìn vào bảng phân loại nợ có thể thấy rõ nợ nhóm 1 hay nợ đủ tiêu chuẩn tăng khá mạnh qua các năm 2019 và 2021 lần lượt là 35.805,8 tỷ - 37.953,6 tỷ và tăng mạnh nhất vào năm 2020 với 39.121,5 tỷ VNĐ. Cịn các nhóm nợ q hạn 2,3,4,5 thì ln chiếm tỉ lệ nhỏ và có xu hướng giảm dần. Đáng kể nhất là nợ nhóm 4, năm 2019 chiếm tỷ trọng 0,35% trong tổng dư nợ (tương đương 133,3 tỷ VNĐ), năm 2020 giảm 0,13 % chiếm tỷ trọng 0,22 % và sang đến năm 2021 thì chỉ cịn chiếm khoảng chưa đến 0,2%. Có thể nói sự giảm đột biến của nợ nhóm 4 đa phần là do sự chuyển dịch sang nợ nhóm 3, do trong bối cảnh nền kinh tế biến động, khách hàng thận trọng hơn trong đầu tư kinh doanh, chính vì vậy nên lượng vốn thu hồi về kịp thanh toán cho ngân hàng chỉ trễ hẹn trọng khoảng 10 - 90 ngày. Đồng thời điều này cũng phản ánh chất lượng tín dụng, sự giám sát các khoản vay của ngân hàng đang dần được chú trọng và cải thiện.

49

Nợ quá hạn là chỉ tiêu biểu thị quan hệ tín dụng ngân hàng khơng hồn hảo khi khách hàng vay vốn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Gia tăng nợ quá hạn là điều mà các ngân hàng đều khơng mong muốn vì nợ quá hạn phát sinh sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng như chi phí địi nợ và chi phí xử lý tài sản đảm bảo, chi phí trích lập dự phịng rủi ro... Các chỉ tiêu nợ quá hạn là những chỉ tiêu điển hình, quan trọng và được sử dụng phổ biến nhất khi đánh giá rủi ro tín dụng cũng như chất lượng cho vay tại ngân hàng. Các ngân hàng ln cố gắng duy trì tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của mình ở mức thấp nhất để đảm bảo an toàn cho vay. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cao hay thấp sẽ cho biết q trình cho vay có tăng trưởng lành mạnh hay không, bởi dù doanh thu cho vay cao, dư nợ lớn nhưng không thu được nợ sẽ dẫn đến hoạt động khơng có hiệu quả.

Bất cứ một ngân hàng nào dù thừa vốn hay thiếu vốn, khi tiến hành cấp tín dụng đều mong muốn thu được nợ và lãi đúng hạn. Khi đó, nghiệp vụ tín dụng mới được xem là hoàn tất và ngân hàng mới đạt được mục đích của mình là tạo ra lợi nhuận. Nợ quá hạn, nợ xấu là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với các khoản vay của ngân hàng đã chứa đựng những nguy cơ rủi ro về mất khả năng thanh toán hoặc mất vốn đối với ngân hàng do khách hàng không trả được nợ.

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2. 8. Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của hoạt động TDCN (2019-2021)

Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2019 2020 2021 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch so với năm 2019 Số tiền Tỷ trọng(%) Chênh lệch so với năm 2020 Tăng trưởng Tỷ lệ(%) Tăng trưởng Tỷ lệ(%) Dư nợ cho vay 37.910 100% 40.382 100% 2.472 6,52% 41.341 100% 0.959 2,37% Nợ quá hạn 14.777 38,98% 10.099 25,01% (4.677) (31,66)% 1.674 4,05% (8.425) (83,42)% Nợ xấu 2.069 5,46% 0.880 2,18% (1.189) (57,47)% 0.090 0,22% (0.789) (89,67)% Dư nợ TDCN 11.448 100% 13.124 100% 1.676 14,64% 14.51 100% 1.386 10,56% Nợ quá hạn 0.171 1,50% 0.131 1% (0.040) (23,57)% 0.101 0,70% (0.029) (22,61)% Nợ xấu 0.100 0,88% 0.078 0,60% (0.022) (21,84)% 0.058 0,40% (0.020) (26,29)%

50

Nhìn vào bảng số liệu, trong tổng dư nợ cho vay, năm 2019 tỷ lệ nợ xấu là 5,46%, nợ quá hạn chiếm gần 39% thì trong năm 2020, tỷ lệ này tương ứng giảm với 57,47% và 31,66% so với năm 2019. Tỷ lệ này tiếp tục giảm mạnh 89,67% và 83,42% trong năm 2021 cho thấy công tác xử lý nợ cũng như chất lượng cho vay của chỉ nhánh ngày càng được nâng cao và đạt hiệu quả tốt.

Bên cạnh đó tỷ trọng nợ quá hạn và nợ xấu của cho vay cá nhân tại chi nhánh qua các năm chiếm một con số rất nhỏ trong tổng số nợ quá hạn và nợ xấu của cho vay nói chung. Nợ quá hạn và nợ xấu của dư nợ TDCN chiếm tỷ lệ rất nhỏ qua các năm từ 2019- 2021, tỷ trọng nợ quá hạn/tổng dư nợ TDCN lần lượt giảm từ 1,5%- 1%-0,7%. Năm 2020 tỷ trọng nợ quá hạn và nợ xấu của TDCN đã giảm tương ứng 23,57% và 21,84% ,con số nợ quá hạn và nợ xấu giảm nhẹ lần lượt 22,61% và 26,29% trong năm 2021. Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn giản phản ánh tình hình nợ xấu và nợ quá hạn đang dần được cải thiện ,tỷ trọng nợ xấu và nợ quá hạn trong năm 2021 trong tổng dư nợ TDCN lại giảm, nợ quá hạn giảm từ 1% năm 2020 xuống còn 0,7% năm 2021, nợ xấu giảm từ 0,6% năm 2020 xuống 0,4% năm 2021. Đặc biệt năm 2021, nợ xấu TDCN so với tổng dư nợ cho vay đúng mục đích, KH vay vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đồng thời cũng nói lên khả năng thu nợ của các cán bộ tín dụng ngân hàng. Hệ số thu nợ càng cao thì khả năng thu hồi vốn của ngân hàng càng nhanh hiệu quả hoạt động của ngân hàng là tốt và ngược lại.

bảng 2. 9. Hệ số thu nợ tín dụng cá nhân (2019-2021) Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2019 2020 2021 Hệ số thu nợ 0,94 0,92 0,83 Doanh số cấp TDCN(tỷ VNĐ) 11.448 13.124 14.510 Doanh số thu nợ (tỷ VNĐ) 10.795 12.141 12.150

(Nguồn: Bảo cáo kết quả kinh doanh năm 2019 - 2021)

Nhìn chung, từ năm 2019 đến năm 2021, hệ số thu nợ của NCB – chi nhánh Hà Nội khơng cao và cịn có chiều hướng đi xuống. Hệ số thu nợ năm 2019 là 0,94 , hệ số thu nợ năm 2020 giảm 0,02% và ở mức 0,92 xấp xỉ 1. Điều này chứng tỏ khả năng thu hồi các khoản nợ của ngân hàng trong năm 2020 chưa được cải thiện nhiều, do tốc độ tăng của doanh số cấp TDCN bằng với tốc độ tăng của doanh số thu nợ TDCN, gần như chi nhánh thu hồi được toàn bộ số tiền vay đã giải ngân cho khách hàng cá nhân. Sang đến năm 2021,

51

hệ số thu nợ giảm 0,1 lần nhưng cũng không thể đánh giá khả năng thu hồi nợ kém của chi nhánh vì căn cứ vào loại hình TDCN của chi nhánh thì cho vay trung dài hạn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ TDCN cho nên thời hạn thu hồi vốn vì thế mà lâu hơn. Tuy nhiên chi nhánh cũng cần tập trung hơn nữa trong việc thúc đẩy việc thu hồi các khoản nợ quá hạn đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả nợ để đẩy mạnh hệ số thu nợ tăng cao trong những năm tới. Có như vậy, chất lượng TDCN mới được tăng cao và đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng.

2.3.3.5. Tình hình thu lãi của hoạt động tín dụng cả nhân

Lợi nhuận của hoạt động tín dụng cá nhân được đánh giá qua tình hình thu lãi của hoạt động này. Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng thu được từ hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập của ngân hàng. Từ đó, thấy được vai trị, vị trí của hoạt động cho vay trong việc tạo ra lợi nhuận cho toàn bộ hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (ncb) chi nhánh hà nội (Trang 56 - 59)