Tình hình thu lãi hoạt động TDCN

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (ncb) chi nhánh hà nội (Trang 59 - 87)

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2019 2020 2021

Chỉ tiêu Số tiền Số tiền

Chênh lệch so với năm 2019 Số tiền Chênh lệch so với năm 2020 Tăng trưởng Tỷ lệ(%) Tăng trưởng Tỷ lệ(%) Thu lãi từ TDCN 2.969 3,588 0.618 20,8 4.376 0.788 21,9 Tổng thu

lãi cho vay 9.834 9,569 (0.265) (2,7) 11.456 1.887 19,7

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2019 - 2021)

Lợi nhuận từ hoạt động TDCN chiếm tỷ lệ khơng nhiều trong tổng lợi nhuận nhưng có xu hướng tăng về số tuyệt đối lẫn tương đối qua các năm. Năm 2020 tỷ lệ thu lãi TDCN so với tổng lãi cho vay đạt 3.588 tỷ đồng chiếm 37,4%/tổng thu lãi cho vay, tăng 20,8% so với năm 2019 và tiếp tục tăng lên thành 38,2% trong năm 2021. Điều này cho thấy hoạt động TDCN ngày càng phát huy hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ưu điểm của khoản vay cá nhân chủ yếu là nhằm mục đích tiêu dùng và thường có lãi suất cao, dư nợ ổn định hơn việc cho vay đối với phương án cho vay kinh doanh của các tổ chức kinh tế. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của hoạt động TDCN năm 2020 và năm 2021 tương

52

đương với mức tăng trưởng của dư nợ TDCN, ở mức trên 20% năm 2020 và trên 30% năm 2021. Có thể nói đây là một dấu hiệu đáng mừng, đáng khích lệ để trong thời gian tới ngân hàng có thể nâng cao hơn nữa tỷ trọng TDCN trong tổng cho vay để từ đó nâng cao thu nhập cho ngân hàng.

2.4. Đánh giá chung về hoạt động tín dụng cá nhân tại NCB – chi nhánh Hà Nội.

2.4.1. Kết quả đạt được

Sự tăng trưởng về doanh số và dư nợ của hoạt động tín dụng cá nhân trong tổng doanh số và tổng dư nợ của chi nhánh đã góp phần làm tăng thu nhập của hoạt động tín dụng nói riêng và tồn bộ hoạt động nói chung của chi nhánh. Mặc dù chỉ chiếm một tỉ trọng khiêm tốn trong cơ cấu cho vay của chi nhánh nhưng do lãi suất của tín dụng cá nhân ln cao hơn so với lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp, đồng thời nợ quá hạn từ hoạt động tín dụng của chi nhánh phần lớn là là từ cho vay các doanh nghiệp, chính vì vậy có thể dễ dàng nhận thấy rằng hoạt động tín dụng cá nhân tại chỉ nhánh là tương đối an tồn và nguồn thu từ tín dụng cá nhân mang tính hiệu quả hơn.

2.4.1.1. Về dư nợ và doanh số TDCN

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid – 19 và còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản khi một vấn đề nổi cộm lên đó là nhiều dự án nhà chưa bán được mặc dù giá cả đã giảm. Các khách hàng cá nhân xem đây là cơ hội tốt để sở hữu một bất động sản vì theo họ sẽ rất khó để chờ cho giá bất động sản giảm cho đến khi họ đủ tiền. Tuy nhiên, với những cá nhân làm việc hưởng lương cố định hàng tháng thì việc sở hữu bất động sản là rất khó vì giá trị bất động sản khơng hề nhỏ, do đó họ cần vay mượn để trang trải kinh phí dẫn đến cho vay mua nhà, sửa chữa, xây dựng nhà ở luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tỷ trọng TDCN. Sản phẩm cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng cũng có sự tăng trưởng đều qua các năm nhờ công nghệ ngân hàng hiện đại. Nhu cầu về mua phương tiện đi lại cũng tăng mạnh trong dân cư, đặc biệt là tầng lớp có thu nhập cao và ổn định. Sự tăng trưởng TDCN đều qua các năm cho thấy nhu cầu của cá nhân về vay tiêu dùng ngày một nhiều, đã đóng góp phần vào sự gia tăng về doanh số cho vay nói riêng, cũng như tổng tài sản nói chung. Điều này phản ánh sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên của chi nhánh trong việc tăng doanh số cho vay.

2.4.1.2. Về xử lí nợ xấu

Đối với các nhu cầu vốn để mua sắm, sửa chữa nhà cửa thì tài sản đảm bảo chủ yếu là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất và đây thường là tài sản chính mà ngân hàng nhận thế chấp. Tuy nhiên vì yếu tố khách quan, những năm gần đây do tình hình giao

53

dịch bất động sản đóng băng thì việc xử lý nợ xấu liên quan tới tài sản cố định này hết sức khó khăn, tốn kém thời gian và tiền bạc của ngân hàng. Tuy những công việc liên quan tới xử lý nợ xấu ln là bài tốn khó đối với ngành ngân hàng nói chung và NCB - Chi nhánh Hà Nội nói riêng nhưng những kết quả đạt được tại chỉ nhánh qua con số nợ xấu rất ấn tượng. Tỷ lệ nợ xấu TDCN qua 3 năm đều rất thấp dưới 1% và liên tục giảm. Năm 2019, nợ xấu chiếm 0,88% thì đến năm 2020 đã giảm xuống 0,6% và tiếp tục giảm trong năm 2021 xuống còn 0,4%. Hơn nữa, nợ xấu TDCN chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nợ xấu của chi nhánh. Điều này cho thấy chất lượng cho vay KH cá nhân của chi nhánh đang ngày càng được chú trọng và nâng cao đồng thời khẳng định những cố gắng vượt bậc từ nhân viên và ban lãnh đạo của chi nhánh, nó đã minh chứng cho khả năng và trình độ của họ trong việc triển khai hoạt động TDCN.

2.4.1.3. Về thu nhập cho vay đối với hình thức TDCN

Mặc dù tỷ trọng của TDCN trên tổng doanh số cho vay và lợi nhuận của TDCN trên tổng lợi nhuận từ cho vay mới chỉ đạt dưới 37% nhưng TDCN vẫn thể hiện được tính ưu việt của một loại sản phẩm kinh doanh đem lại lợi ích kinh tế cao khi mà thu nhập từ hoạt động TDCN đều tăng qua các năm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Tóm lại, chi nhánh Hà Nội đã đạt được những kết quả khả quan trong việc nâng cao chất lượng TDCN nói riêng và chất lượng tín dụng nói chung.

2.4.2. Một số tồn tại

Thị phần tín dụng cá nhân của chi nhánh hiện nay chỉ chiếm tỷ lệ một tỷ lệ nhỏ trong hoạt động cho vay của chi nhánh, điều đó được thể hiện rõ nhất doanh số qua TDCN từ năm 2019-2021 lần lượt chiếm 5%-5,4%-5,5%. Điều này cho thấy chi nhánh ngân hàng chưa thực sự quan tâm đến mảng thị trường tiềm năng này. Tỷ trọng TDCN đạt được không thực sự với tiềm năng kinh doanh của chi nhánh, nếu so sánh với các chi nhánh ngân hàng cùng loại ở các NHTM khác thì tỷ trọng này là cực kì khiêm tốn.Tuy nhiên đây cũng là cơ hội để chi nhánh tập trung khai thác mảng cho vay KHCN trong thời gian tới. Đây là một trong những mảng rất tiềm năng khi mà nhu cầu mua sắm, tiêu dung của KHCN ngày càng tăng cao.

Tổng dư nợ của chi nhánh khơng ngừng tăng lên trong khi đó thì số lượng cản bộ tin dụng của chi nhánh gần như khơng có sự biến chuyển tăng. Điều này dẫn đến khả năng quản lý của cán bộ tín dụng tại chi nhánh tuy có tốt nhưng do phải quản lý và phải theo dõi quá nhiều khoản vay và quá nhiều khách hàng vay, khối lượng công việc mà họ phải thực hiện là quá nhiều. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khâu kiểm sốt trong và sau q trình

54

cho vay và chất lượng phục vụ khách hàng. Bên cạnh đó, hầu hết cán bộ tín dụng là cán bộ trẻ, kinh nghiệm công tác chưa nhiều và kỹ năng bán hàng còn yếu nên việc tiếp cận khách hàng để mở rộng thị trường còn nhiều hạn chế.

Những khó khăn khi phải đối mặt là môi trường pháp lý chưa hoàn thiện của Việt Nam. Các quy định pháp luật hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về TDCN. Những quy định cịn nhiều vướng mắc, hạn chế, gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc triển khai hoạt động TDCN. Đặc biệt là những thủ tục pháp lý liên quan đến đảm bảo tiền vay, giao dịch bảo đảm vẫn chưa được đồng bộ nên gây nhiều khó khăn trong quá trình cho vay của ngân hàng.

- Đối tượng được cấp tín dụng cả nhân cịn hạn chế. Hiện nay, đối tượng chủ yếu mà ngân hàng phục vụ cấp tín dụng cá nhân chiếm một phần rất nhỏ trong dân cư, thường là những cá nhân có tài sản thế chấp hoặc những cơng nhân viên chức nhà nước có thu nhập ổn định (như đội ngũ giáo viên, lực lượng công an, cán bộ công nhân viên thuộc biên chế nhà nước...) với phương thức cho vay trả góp. Trong khi những đối tượng khách hàng có nhu cầu vay vốn phục vụ bn bán kinh doanh, các khách hàng làm việc tại các công ty tư nhân, cơng ty nước ngồi rất đơng đảo lại bị ngân hàng bỏ qua, không được chú ý tới.

- Cơng tác marketing cịn chưa mạnh, chưa chuyên nghiệp: Với mạng lưới các chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch được phân bố ở những nơi đơng dân cư, những nơi có số lượng người tiêu dùng dồi dào, nhu cầu đa dạng và là mảnh đất tiềm năng cho tín dụng cá nhân phát triển. Thế nhưng, số lượng khách hàng đến với chi nhánh còn hạn chế, một phần do khách hàng chưa biết hoặc ít được phổ biến các thơng tin về sản phẩm và dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Phần lớn, khách hàng có nhu cầu thường tự tìm đến với ngân hàng.

Thực tế, chi nhánh cũng đã xúc tiến các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo nhưng thực sự công tác tiếp thị tại chi nhánh vẫn cịn chưa có chiều sâu, chưa đi vào nghiên cứu phân loại khách hàng đề có cơ sở cho việc định ra chiến lược kinh doanh dài hạn trong tương lai, chính vì vậy việc thực hiện các hoạt động tiếp thị, quảng cáo chưa đem lại hiệu quả lớn cho hoạt động TDCN của ngân hàng.

- Thủ tục vay vốn còn khá phức tạp: Từ khi khách hàng có nhu cầu đến vay vốn cho đến lúc được cấp vốn trải qua nhiều công đoạn với những thủ tục rườm rà, mất thời gian. Hơn nữa khách hàng ln bị đặt trong tình trạng bị giám sát và luôn ở trong tâm lý trả nợ cho ngân hàng, chính điều này đã gây tâm lý e ngại cho khách hàng.

2.4.3. Nguyên nhân

55

- Yếu tố pháp luật: Mức thu nhập và sự ổn định trong thu nhập là những thơng tin quan trọng trong q trình đánh giá khả năng trả nợ của KH. Tại Việt Nam, đối với hình thức vay tín chấp, nếu KH khơng làm việc trong khu vực nhà nước thì dù thu nhập có cao vẫn khơng được coi là ổn định. Vì vậy mà nhiều chương trình cho vay tín chấp được đưa ra áp dụng cho đối tượng ngoài quốc doanh nhưng vẫn chưa được thực hiện.

- Yếu tố kinh tế: Môi trường kinh tế xã hội gây ra những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động của ngân hàng, thể hiện qua các chỉ tiêu như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỉ lệ lạm phát...Giai đoạn từ năm 2019- 2021 là một giai đoạn với nhiều yếu tố bất thường và không mấy thuận lợi nhất là lĩnh vực ngân hàng. Giá vàng, giá dầu, giá thép trên thị trường thế giới tăng cao, tỷ lệ lạm phát ở mức cao, chỉ số giá tiêu dùng cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế,... Để hỗ trợ các doanh nghiệp sau dịch, các NH đều giảm lãi suất huy động khiến sức sức hấp dẫn với ngân hàng giảm. Người dân rút tiền đi đầu tư các kênh khác như bất động sản, chứng khốn, … vì vậy đã ảnh hưởng tới lợi nhuận và hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Yếu tố cạnh tranh: Sự cạnh tranh của ngân hàng hiện nay rất gay gắt. Không chỉ đối mặt với những ngân hàng trong nước mà các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam với những tiềm lực của mình có thế mạnh vượt trội hơn hẳn so với các NHTM trong nước. Nếu TDCN là hình thức tín dụng mới trong giai đoạn ban đầu phát triển ở nước ta, thì đối với các ngân hàng nước ngồi đây là hình thức phổ biến và phát triển một cách đa dạng.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan của ngân hàng

Hoạt động tín dụng cá nhân tại chi nhánh chưa thực sự được quan tâm và chú trọng đúng mức. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều đánh giá mảng cho vay cá nhân hay chủ yếu là cho vay tiêu dùng trong dân cư là một thị trường tiềm năng nhưng lại chưa chú trọng khai thác. Điều này xuất phát từ đặc điểm của những khoản vay tín dụng cá nhân là quy mơ mỗi hợp đồng nhỏ, dẫn đến chi phí tổ chức cho vay cao, mà chất lượng thông tin của KH khơng cao gây khó khăn cho quá trình thẩm định...Tuy vậy, loại hình tín dụng này thường đem lại nguồn thu nhập cao hơn so với những loại tín dụng khác, cụ thể lãi suất cho vay tiêu dùng cá nhân khoảng 1%/tháng, trong khi lãi suất cho vay khác ở mức thấp hơn. Như vậy, nếu quy mơ hoạt động TDCN được mở rộng thì sẽ góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Mặt khác, mức cho vay xét duyệt trên từng hồ sơ là khơng lớn, như vậy có thể phân tán được rủi ro và mức độ trách nhiệm cũng nhẹ hơn.

Hiện tại chi nhánh, công tác tiếp thị vẫn chưa có chiều sâu, chưa thực sự đi vào nghiên cứu phân loại thị trường, phân loại KH. Mà đây thực sự là việc làm rất cần thiết nhằm nắm bắt kịp thời nhu cầu của mọi đối tượng KH.

- Quy trình thủ tục vay vốn còn rườm rà và phức tạp gây tâm lý e ngại cho khách hàng.

Khác với người nước ngoài là mọi hoạt động thanh tốn đều qua ngân hàng, thì tại Việt Nam, người dân cịn chưa quen thuộc với ngân hàng, họ hầu như khơng thích lệ thuộc vào ngân hàng. Bởi lẽ người Việt Nam thường có tư tưởng dựa vào gia đình, bạn bè và

56

người thân nhiều hơn, họ cảm thấy tin tưởng và dễ dàng vay mượn hơn là qua hệ thống ngân hàng. Hơn nữa, nếu một bộ hồ sơ được chuẩn bị theo đúng các điều kiện mà khiến cho KH tốn nhiều thời gian thì sẽ càng gây tâm lí e ngại cho KH. Vì vậy nếu các thủ tục cho vay đơn giản và thơng thống hơn thì sẽ khích lệ và thu hút được KH hơn.

- Nguyên nhân phát sinh nợ xấu là do:

+ Trong quá trình thẩm định đầu tư cho vay vốn, một số cán bộ tín dụng chưa thực hiện và chưa thực hiện đúng các quy định của Ngân hàng đề ra. Đó là do năng lực chun mơn cịn hạn chế, chưa có cơ chế ràng buộc hoặc chưa tận tâm với cơng việc.

+ Chạy theo thành tích ảo (dư nợ cao) để được hưởng lương cao hơn những người khác.

+ Khi xảy ra nợ q hạn thì cán bộ tín dụng thiếu cương quyết, đơn đốc trong việc thu hồi nợ.

+ Khách hàng sử dụng vốn khơng đúng mục đích, hoặc đúng nhưng việc kinh doanh không mang lại hiệu quả.

+ Do tác động bất lợi của nền kinh tế hay những nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng. Trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng còn nhiều hạn chế về chun mơn nghiệp vụ.

Cán bộ tín dụng là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định đến chất lượng các khoản vay. Tuy cán bộ chi nhánh đều là những người năng động, nhiệt tình, ham hiểu biết và có trách nhiệm nghề nghiệp cao nhưng chưa được trang bị những kỹ năng để tiếp thị sản phẩm ngân hàng cho KH. Mặt khác, hiện nay đa số các khoản cho vay cá nhân thường tín chấp tiền lương nên tâm lí cán bộ khi thẩm định cho vay còn dè dặt, nhiều khi làm thời gian cho vay kéo dài, tạo phiền hà cho người đi vay. Bản thân mỗi cán bộ tín dụng vừa phải thực hiện hoạt động TDCN vừa phải thực hiện chức năng cho vay nhằm mục đích an tồn và sinh lời cho KH, vì vậy bắt buộc cán bộ tín dụng phải am hiểu về cả lĩnh vực kinh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (ncb) chi nhánh hà nội (Trang 59 - 87)