Quyết định giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hành chính (Trang 36 - 40)

5. Bố cục của đề tài

2.1.7.Quyết định giám đốc thẩm

Quyết định kháng nghị là một văn bản có giá trị pháp lý, là kết quả của thủ tục giám đốc thẩm được thi hành và được cá nhân, cơ quan, tổ chức tôn trọng. Quyết định này được gửi đến các chủ thể có liên quan (Viện kiểm sát, Tịa án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, bị hủy, các đương sự có liên trong vụ án…). Đồng thời trong quyết định cũng ghi rõ ngày tháng xét lại vụ án, sự tham gia của các bên, quyết định của hội đồng giám đốc thẩm về vụ án và hiệu lực pháp luật của quyết định.

Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định giám đốc thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quyết định giám đốc thẩm phải có các nội

dung sau đây: Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên tòa; Họ, tên các thành

viên Hội đồng giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng giám đốc thẩm là Ủy ban Thẩm phán Tòa án cấp tỉnh hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì ghi họ, tên, chức vụ của Chủ toạ phiên tòa và số lượng thành viên tham gia xét xử; Họ, tên Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa; Tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử giám đốc thẩm; Tên, địa chỉ của các đương sự trong vụ án; Tóm tắt nội dung vụ án, phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; Quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị; Nhận định của Hội đồng giám đốc thẩm trong đó phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị; Điểm, khoản, điều của Luật tố tụng hành chính mà Hội đồng giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định; Quyết định của Hội

đồng giám đốc thẩm.28

27 Điều 223 Luật tố tụng hành chính năm 2010

28

2.2. Thủ tục tái thẩm

2.2.1. Căn cứ tái thẩm

Cũng như thủ tục giám đốc thẩm, căn cứ tái thẩm là những cơ sở để một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án được xét lại theo thủ tục tái thẩm

đồng thời kèm theo một số điều kiện cơ bản (chủ thể có thẩm quyền kháng nghị,

còn thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm…)

Theo Luật tố tụng hành chính một bản án có hiệu lực pháp luật được kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau:

Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà Tịa án, đương sự đã khơng thể biết được trong q trình giải quyết vụ án; Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ; Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật; Bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ

án đã bị hủy bỏ.29

Khi cá nhân, cơ quan, tổ chức phát hiện được những tình tiết mới trong vụ

án thì báo cho cơ quan có thẩm quyền tái thẩm biết. Những tình tiết mới này phải làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án mà trong quá trình ra những bản án, quyết đó

các cơ quan có thẩm quyền khơng biết được những tình tiết đó khi giải quyết vụ

án (một cách khách quan). Những tình tiết này có thể là thu thập được chứng cứ mới có liên quan đến vụ án, mức độ nghiêm trọng hơn so với sự giám định ban

đầu mà hội đồng giám định đã đưa ra…Bên cạnh đó, có kết luận cho rằng kết

luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ nếu những tình tiết đó được chứng minh có cơ sở như

29

những tài liệu có liên quan, những bằng chứng cho rằng những người tham gia tố tụng đó đã kết luận một cách gian dối, bằng chứng cho thấy sự giả mạo trong vụ án dẫn đến việc Tịa án đã đưa ra bản án, quyết định khơng đúng.

Theo Khoản 3 Điều 223 thì bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án cũng được xét lại theo thủ tục tái thẩm khi có căn cứ chứng minh rằng Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật. Đây là những yếu tố chủ quan phụ thuộc vào ý chí

của cơ quan tiến hành tố tụng do những nguyên nhân nhất định đã cố ý làm cho bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án sai trái ảnh hưởng nghiêm

trọng đến quá trình tố tụng.

Và khi bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà

nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ thì bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực cũng sẽ được xét lại theo thủ tục tái thẩm.

2.2.2 Phạm vi tái thẩm

Tùy vào nội dung kháng nghị thì bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án có thể bị kháng nghị một phần vụ án hoặc toàn bộ vụ án. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể thì hội đồng giám đốc thẩm cũng phải xem xét

trên cơ sở toàn bộ nội dung vụ án để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, đúng pháp luật phù hợp với những tình huống khách quan khác nhau.

2.2.3. Thời hạn kháng nghị tái thẩm

So với thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm thì thời hạn tái thẩm ngắn hơn

(giám đốc thẩm 02 năm) trong khi thời hạn tái thẩm chỉ một năm (01 năm), kể từ ngày người có quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái

thẩm quy định tại Điều 233 của Luật tố tụng hành chính. Điều kiện kháng nghị và thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bị hạn chế hơn so với thủ tục giám

đốc thẩm. Theo khoản 2 Điều 215 thì thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm sẽ

không phụ thuộc vào thời hạn kháng nghị trong cùng điều luật đó nếu trước đó đã

của mình đồng thời đương sự phải chứng minh khi có yêu cầu. Nhưng thời hạn kháng nghị của thủ tục tái thẩm thì hạn chế hơn không quy định trường hợp

đương sự vẫn có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm nếu trước đó đã có đơn

kháng nghị. Lúc này quyền kháng nghị của các chủ thể theo thủ tục tái thẩm đã bị hạn chế.

Luật tố tụng hành chính quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

như sau:

Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 233 của Luật này.30

2.2.4. Thẩm quyền kháng nghị tái thẩm

Những người sau đây có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm theo Luật tố tụng hành chính gồm:

Chánh án Tịa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Chánh án Tòa án cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện. Người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm.31

Theo quy định của điều luật thì Chánh án Tịa án cấp tỉnh, Viện trưởng Viện

kiểm sát cấp tỉnh có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện, và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp gồm quyết định kháng

30 Điều 236 Luật tố tụng hành chính năm 2010

31

nghị của Tòa án nhân dân huyện và kháng nghị Tòa án nhân dân tỉnh, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Trong dự thảo Luật tố tụng hành chính đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau về vấn đề có nên hay khơng bỏ quy định khơng được kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm về quyết định của Hội đồng thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao. Tất nhiên, các thành viên trong hội đồng giám đốc thẩm là những người có chun mơn cao, có kinh nghiệm xét xử nhiều năm nhưng không thể chắc chắn rằng quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lúc nào cũng đúng mà không tồn tại những sai sót nhất định. Tuy nhiên nếu các quyết định của Hội

đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì cơ quan tiếp theo có thẩm quyền xét xử là cơ quan nào đó là chưa kể đến việc những vụ án bị kháng nghị quá nhiều dẫn đến tình trạng quá

tải. Vậy thì việc xét xử sẽ kéo dài đến bao giờ mới kết thúc một vụ án? Vì thế luật đã quy định không được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mặc dù khơng phải lúc nào những quyết định đó cũng ln đúng. Có thể pháp luật trong trường hợp này chỉ mang tính tương đối.

Một phần của tài liệu giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hành chính (Trang 36 - 40)