Giải pháp hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng

Một phần của tài liệu giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hành chính (Trang 51 - 59)

5. Bố cục của đề tài

3.2Giải pháp hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng

hành chính

Trong q trình nghiên cứu đề tài đồng thời tìm hiểu thêm qua sách báo

người viết nhận thấy trong quá trình áp dụng thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đã

tồn tại một số vướng mắc sau đây:

- Quyết định của Hội đồng thẩm phán sai khơng ai có quyền kháng nghị. Thực tế thời gian qua có trường hợp quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có sai lầm nghiêm trọng nhưng khơng có cơ chế để giải quyết lại, đương sự và dư luận xã hội rất bức xúc, khiếu nại gay gắt, kéo dài bởi theo quy định của pháp luật hiện hành, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc xét lại một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm nên khơng ai có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm quyết định của Hội đồng Thẩm phán. Mặc dù luật đã đưa vào các điều 228, 229, 237, 238, 239 về việc

xem xét lại quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhưng vấn đề này vẫn chưa thực sự thuyết phục trên thực tế.

Theo đó điều luật cho phép Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được

xem xét lại quyết định của mình khi có kiến nghị của Chánh án Tịa án nhân dân tối cao hoặc của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, theo yêu cầu của

Ủy ban thường vụ Quốc hội, theo kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội.

Ngoài ra, khoản 3 Điều 228 quy định kiến nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải được ít nhất

2/3 tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đồng ý thì quyết định giám đốc thẩm mới được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại. Điều 229 quy định khi kiến nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định xem xét lại thì Chánh án Tịa án nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, xác minh thu thập tài liệu, chứng cứ, hồn thiện tờ trình báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày có quyết định của Hội đồng

Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có sự tham dự của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Trong trường hợp xét thấy cần thiết, Tịa án Nhân dân tối cao có thể mời cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến tham dự phiên họp. Quyết định của Hội đồng

Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được ít nhất 3/4 tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành.

- Những người ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm hay xử giám đốc thẩm sai lại không bị bất cứ hình thức chế tài nào là khơng cơng bằng. Pháp luật tố tụng nên có quy định về việc này để đảm bảo người làm sai phải chịu trách nhiệm về cái sai của mình. Chế tài càng cụ thể thì người có thẩm quyền càng phải nâng cao trách nhiệm, cẩn trọng xem xét kỹ, tránh được những trường hợp kháng nghị thiếu căn cứ thuyết phục. Chế tài này khơng chỉ mang tính kỷ luật nội bộ của ngành, thậm chí người kháng nghị thiếu căn cứ cũng phải bị xem xét về nghĩa vụ bồi thường cho đương sự bị thiệt hại.

Để khắc phục những vướng mắc và khó khăn trong q trình áp dụng thủ

tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hành chính là cả một quá trình lâu dài và là một sự nghiệp lớn trong hệ thống tư pháp. Đây không phải là cơng việc mơt sớm một chiều bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan. Bằng sự hiểu biết và học hỏi của mình người viết xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề này.

 Về pháp luật:

Một là, mở rộng phạm vi giám đốc thẩm: Căn cứ theo Điều 224 Luật tố

tụng hành chính năm 2010 thì Hội đồng giám đốc thẩm chỉ xem xét phần bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án bị kháng nghị hoặc chỉ xem xét khi có liên quan đến lợi ích của người thứ ba. Theo người viết thì khi có kháng nghị

giám đốc thẩm hoặc tái thẩm một vụ án hành chính thì hội đồng giám đốc thẩm,

tái thẩm nên xem xét trên cơ sở toàn bộ vụ án.

Theo suy nghĩ của người viết trong cùng một vụ án có những giai đoạn tố tụng gắn liền và có liên hệ mật thiết với nhau. Khi nhìn nhận vấn đề cần gắn kết

các giai đoạn trong một mối dây liên hệ để có thể nhận xét, đánh giá vấn đề một cách chính xác và đầy đủ hơn. Nếu chỉ nhìn nhận, xem xét vấn đề ở một giai đoạn tố tụng nhất định mà bỏ qua những tình tiết hoặc sự kiện có liên quan thì

thật là thiếu sót. Ngồi ra, nếu trong cùng một vụ án mà chỉ xem xét những phần bị kháng nghị thì một vụ án có thể bị kháng nghị nhiều lần ở những phần khác nhau kéo dài thời gian giải quyết một vụ án tốn thời gian của đương sự và những

người tiến hành tố tụng. Điều đó khơng chỉ làm cho cơ quan có thẩm quyền giải

quyết vụ án chưa đúng với những tình tiết khách quan đã tồn tại mà cịn có thể

đưa ra những phán quyết chưa đúng gây ra oan sai, làm oan người vô tội.

Hai là, cần triệu tập đầy đủ các đương sự tham gia phiên tòa giám đốc thẩm

hoặc tái thẩm. Theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính thì trong phiên tịa

giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng, đại diện Viện

kiểm sát tham gia phiên tòa giám đốc thẩm. Đương sự chỉ được triệu tập khi xét thấy cần thiết. Tuy nhiên chưa có một cơ quan chức năng nào giải thích như thế nào là cần thiết ? Việc phiên tòa giám đốc thẩm mở cơng khai có khả năng ảnh

hưởng đến chất lượng của hoạt động xét xử giám đốc thẩm cũng như việc bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Để tạo điều kiện cho đương sự có thể bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của

mình, đảm bảo sự cơng khai, minh bạch trong việc giải quyết vụ việc theo thủ tục

sự có liên quan tới vụ việc và người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các đương sự công khai với sự tham gia của các bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nhằm thúc đẩy tranh tụng, tăng cường sự giám sát của nhân dân, phản biện của xã hội với mục tiêu làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án để các quyết định giám đốc thẩm thật sự chính xác, làm chuẩn mực cho việc giải quyết các vụ việc của hệ thống tịa án.

Ba là, có cơ chế giám sát chặt chẽ

Thực trạng giải quyết khiếu nại xin giám đốc thẩm, có trường hợp chính

đáng nhưng cứ phải chờ đợi trong vơ vọng, như mị kim đáy bể, có trường hợp

lại được chấp nhận quá dễ dàng. Nếu tình trạng dè sẻn kháng nghị cịn kéo dài, các sai sót của những bản án đã có hiệu lực pháp luật khơng được sửa sai, khắc phục kịp thời, công lý, công bằng sẽ không được bảo đảm, để làm cho người dân ít nhiều mất lịng tin vào pháp luật, vào phán quyết của Tịa án. Ngồi ra, nếu khơng có biện pháp khắc phục, khơng hạn chế, giảm bớt đến mức có thể những kháng nghị tùy tiện, khơng có căn cứ thuyết phục… sẽ gây nghi ngờ về những tiêu cực, nhất là đối với các bộ phận nghiệp vụ liên quan trong q trình xem xét, ra kháng nghị. Có cơ chế giám sát hữu hiệu sẽ góp phần giúp thủ tục giám đốc thẩm phát huy tác dụng đích thực của nó trong khn khổ pháp luật, bảo đảm pháp chế..

 Về yếu tố con người:

Một là, thường xuyên có sự thanh tra, giám sát của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới. Cần có những đợt thanh tra, giám sát thường xuyên của Tòa án cấp trên đối với Tịa án cấp dưới trong q trình áp dụng pháp luật nói chung và lĩnh vực áp dụng thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nói riêng trong tố tụng hành chính. Có thể là thanh tra định kỳ hoặc đột xuất. Đồng thời trong quá trình thanh

tra giám sát đó Tịa án cấp trên có thể đưa những đề xuất giải pháp đúng đắn để

quá trình xem xét lại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án được

kịp thời hơn, nhanh chóng và chính xác hơn. Đồng thời cũng giúp cho người dân có thể tin tưởng hơn vào các cơ quan chức năng đang cầm cân nảy mực và xa

hơn là có thể giúp họ có niềm tin hiều hơn vào chính nghĩa, vào cơng bằng của

pháp luật.

Hai là, đào tạo bồi dưỡng, bổ sung đội ngũ thẩm phán nguồn nhân lực có

trình độ nghiệp vụ chun môn cao. Đây là vấn đề luôn được xem là cách mạng nhất trong hoạt động tư pháp. Hiện nay trong lĩnh vực tư pháp của nước ta thiếu nguồn nhân lực có chun mơn trình độ cao, điều đó thật khó khăn để đưa ra một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được đúng đắn hợp lý đối với một thẩm phán một cán bộ tư pháp “yếu tay nghề”. Nên thường xuyên mở các lớp tập huấn

đào tạo trình độ nghiệp vụ có chun mơn chất lượng cao vừa có thể giải quyết

án một cách chính xác các vụ án lại vừa có thể bổ sung thêm nguồn nhân lực để giải quyết những án tồn đọng đã gây ra gánh nặng cho Tòa án. Đây là một việc làm chiến lược và cấp bách trong hệ thống tư pháp hiện nay để cơng tác xét xử

được hồn thiện hơn và kịp thời hơn bởi khơng thể có những bản án chất lượng

nếu có những người nhân danh nhà nước vừa yếu về trình độ nghiệp vụ vừa thiếu cái tâm trong sáng.

Ba là, tăng cường trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại phục vụ trong hệ

thống tư pháp để các cơ quan này có thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất trong đó có việc xét lại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề tài người viết đút kết được rằng: giám đốc thẩm, tái thẩm là một chế định quan trọng của pháp luật. Nó khơng chỉ giúp cho cơ quan tiến hành có thể sửa chữa được những sai sót của mình mà cịn mở ra cơ hội mang lại công lý cho người dân được đối xử công bằng trước pháp luật, bảo vệ

được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự giúp người dân tin tưởng, yên tâm hơn vào pháp luật, vào cơng bằng xã hội. Ngồi ra đây cũng là một chế định

quan trọng mang tính chất nhân đạo của Nhà nước ta, đồng thời cũng là một cơ chế kiểm soát quan trọng của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới. Ngồi việc kiểm tra việc xét xử cơng bằng, đúng pháp luật Tòa án cấp trên cịn đơn đốc việc xét xử đồng thời đưa ra hướng chỉ đạo đúng đắn, kịp thời trong những vụ án phức tạp giúp Tòa án hoạt động một cách hiệu quả, tích cực hơn.

Pháp luật Việt Nam đã có một số văn bản để điều chỉnh về chế định giám

đốc thẩm, tái thẩm như: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm

1996, sửa đổi bổ sung năm 1998, 2006 (hết hiệu lực). Và gần đây nhất là Luật tố tụng hành chính năm 2010 và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/7/2011. Mặc

dù giám đốc thẩm và tái thẩm là một trong những cơ chế đặc biệt và phức tạp và

tất nhiên việc xét lại những bản án, quyết định có hiệu lực pháp của Tịa án theo

cơ chế đó cũng có những điểm đặc biệt riêng nó. Tuy nhiên, Luật tố tụng hành

chính cũng đã tỏ ra hồn thiện hơn khi quy định một số điểm mới quan trọng khi mà Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính trước đây khơng đề cập tới

như: thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, trường hợp được kháng nghị giám đốc

thẩm quá hạn nếu lỗi để quá hạn này không thuộc về đương sự… Quy định trên

đã khắc phục được bất cập trong thời gian vừa qua là đương sự có đơn đề nghị xem xét giám đốc từ rất sớm nhưng người có thẩm quyền chưa kiểm tra được

ngay vì một lý do nào đó. Khi phát hiện sai sót thì đã hết thời hạn kháng nghị khiến quyền lợi chính đáng của đương sự bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ngồi những mặt tích cực thì các quy định của pháp luật cũng bộc lộ một số hạn chế như: phạm vi giám đốc thẩm, tái thẩm còn hạn hẹp khi chỉ xem xét phần bị kháng nghị mà không phải là tồn vụ án; phiên tịa giám đốc thẩm, tái thẩm

chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng tham gia đương sự chỉ tham gia khi cơ quan tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết. Quy định này đã làm giảm đi tính cơng khai, minh bạch trong việc xét lại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc một hạn chế về mặt chủ quan như nguồn nhân lực cịn kém chun mơn, tay nghề để có thể đưa ra những phán quyết công bằng, đúng pháp luật cho người dân có thể tin tưởng hơn; cần có sự thanh tra, giám sát thường xuyên để khẳng

định rằng những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án đó là “sạch” đã tìm ra đúng người, đúng tội.

Đổi mới và hoàn thiện để pháp luật phù hợp hơn với tình hình thực tế là cả

một q trình lâu dài, điều đó càng có ý nghĩa đặc biệt hơn trong quá trình hội

nhập hiện nay của thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nói riêng và Luật tố tụng hành chính nói chung. Q trình đó khơng chỉ riêng đối với các nhà làm luật mà là của cả một nhà nước Việt Nam trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,

để có thể góp phần thực hiện tốt mục tiêu nhà nước của “ Pháp luật công bằng,

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp 1992 Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 3.Luật tố tụng hành chính năm 2000

4.Nghị quyết hướng dẫn thi hành một số quy định cuả nghị quyết 01 ngày 29

tháng 7 năm 2011 hứơng dẫn thi hành một số quy định của nghị quyết

56/2010/QH12 ngày 24-11-2010 của Quốc hội về việc thi hành luật tố tụng hành chính.

5.Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29 tháng 7 năm 2011 Hướng dẫn thi hành một số quyết định của luật tố tụng hành chính.

6.Nghị quyết số 56/2010/QH12 ngày 24-11-2010 của quốc hội về việc thi hành luật tố tụng hành chính.

Danh mục sách,báo,tạp chí:

1.ThS Nguyễn Thị Thủy, giảng viên khoa hành chính nhà nước, trường đại học luật Hà Nội,pháp luật tố tụng hành chính-q trình hình thành và phát triển 2.TS Nguyễn Ngọc Điện, giáo trình phương pháp nghiên cứu luật viết, khoa luật,

trường đại học Cần Thơ năm 2008

3.ThS Diệp Thành Ngun, giáo trình luật tố tụng hành chính Việt Nam, khoa luật,trường đại học Cần Thơ năm 2009

4.Trung tâm từ điển học, từ điển Tiếng Việt, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, tr.890.

Danh mục các trang thông tin điện tử:

1.Kháng nghị vụ thu hồi đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng

Một phần của tài liệu giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hành chính (Trang 51 - 59)