5. Bố cục của đề tài
3.1 Thực tiễn áp dụng thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hành
Một bản án, quyết định được xem là có hiệu lực pháp luật khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà các chủ thể có quyền khơng thực hiện quyền kháng cáo hoặc kháng nghị.
Tuy nhiên, nhận định này có vẻ khơng phù hợp đối với trường hợp bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Bản chất của thủ tục đặc biệt này là xét lại những bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án nếu có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố
tụng (giám đốc thẩm) hoặc vụ án xuất hiện tình tiết mới làm thay đổi nội dung cơ bản của vụ án (tái thẩm). Một vụ án được xét xử công bằng, nghiêm minh đúng pháp luật là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng đồng thời cũng là mong muốn của các đương sự trong vụ án.
Giám đốc thẩm và tái thẩm là một giai đoạn đặc biệt trong tố tụng hành chính. Quy định giai đoạn này là nhằm bảo đảm quyền khiếu nại của đương sự và đặt trách nhiệm cho cơng tác giám đốc của Tịa hành chính cấp trên đối với Tịa
hành chính cấp dưới, cơng tác kiểm sát việc xét xử của Viện kiểm sát nhân dân với Tịa hành chính.
Việc xem xét bản án, quyết định của Tòa hành chính đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm phải được thực hiện một cách chặt chẽ,
Tuy nhiên sự công bằng của pháp luật là tương đối. Có những vụ án đã tìm
ra đúng người, đúng tội nhưng cũng khơng ít trường hợp có nhiều sai sót trong
q trình giải quyết vụ án gây ra oan sai.
Hằng năm, Tòa án nhận hàng trăm thậm chí hàng ngàn quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Ngồi những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án cần được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được cho là có sai sót, có vấn đề thì cũng khơng thể phủ nhận rằng tình trạng giám đốc thẩm, tái thẩm đang bị lạm dụng. Pháp luật đã trao quyền cho các chủ thể thực hiện quyền kháng nghị các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án để
quyền lợi của họ được bảo vệ. Tuy nhiên tình trạng lạm dụng kháng nghị vơ hình
chung đã tạo nên tình trạng q tải đối với Tịa án. Kháng nghị giám đốc thẩm,
tái thẩm không những tốn tiền bạc, thời gian của đương sự và cơ quan tiến hành tố tụng mà còn tạo gánh nặng cho Tòa án trong việc xem xét án bị kháng nghị. Các vụ án sẽ bị chất chồng, gánh nặng của Tòa án là rất lớn.
Giám đốc thẩm là một chế định quan trọng trong đó vai trị của cơ quan tiến
hành tố tụng là rất quan trọng. Một bản án được xét xử đúng người, đúng tội sẽ
làm cho người dân tin hơn vào pháp luật, tin vào công bằng xã hội. Thế nhưng,
xét về mặt thực tiễn trường hợp lỗi thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng cũng
khơng ít. Có trường hợp cơ quan có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm như
Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm nhưng sau đó lại hủy kháng nghị. Với hành động trước sau bất nhất như vậy đã làm cho các đương sự “lao đao”, “khó đứng khơn ngồi”. Điển hình là trường hợp của Ông NTR, ngụ huyện Thanh Trì (TP Hà Nội), từng mừng hụt khi vụ việc của mình được Viện kiểm sát nhân dân để mắt tới. 34
Năm 2007, ông R. khởi kiện hành chính Uỷ ban nhân dân TP Hà Nội vì cho
rằng cơ quan này cấp giấy đỏ mảnh đất của ông cho người khác. Tháng 2-2008,
34 Xem them tại: http://phuluatsu.com/vi/news/Nghien-cuu-Binh-luan/Lam-dung-khang-nghi-Giam-doc-
Tòa án nhân dân TP Hà Nội xử sơ thẩm bác đơn kiện của ơng. Khơng lâu sau đó Tịa Phúc thẩm Tịa án nhân dân Tối cao tại Hà Nội cũng y án.
Tháng 12-2009, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định kháng nghị
giám đốc thẩm, đề nghị Tòa án nhân dân tối cao hủy cả hai bản án sơ, phúc thẩm. Ông R. chưa kịp mừng, gần sáu tháng sau, Viện kiểm sát nhân dân tối cao lại bất
ngờ rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đã ban hành với lý do: “Không cần thiết phải kháng nghị”.
Trong trường hợp này, cùng một cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã
ra quyết định kháng nghị ra rồi cũng chính Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết
định hủy kháng nghị. Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần xác định rõ ràng trường
hợp của ông R đã đủ các điều kiện để kháng nghị bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án như căn cứ kháng nghị, thời hạn kháng nghị bản án... để giải quyết một cách nhanh chóng, rõ ràng đồng thời tuân theo các quy định của
pháp luật. Sự răn đe của pháp luật, sự công bằng xã hội là một tấm gương để cho mọi người tuân theo nhưng trường hợp này lòng tin của người dân vào pháp luật liệu có cịn.
Cũng như trường hợp của ông R, trường hợp của bà Rào cũng khiến dư luận quan tâm và có nhiều bức xúc. Thời gian qua, Pháp luật Việt Nam đã phản ánh về vụ kiện hành chính của cụ Ngơ Thị Rào (74 tuổi- tiểu khu Quốc Bảo, Thị trấn
Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội) đối với Uỷ ban nhân dân TP Hà Nội trong việc
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho người khác tại thửa đất mà gia
đình cụ sử dụng từ năm 1957. Án sơ thẩm và phúc thẩm đều bác đơn khởi kiện
của cụ Rào, giữ nguyên quyết định bị kiện. Tuy nhiên, ngày 24/12/2009, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Tòa án nhân dân tối cao huỷ bản án hành chính phúc thẩm của Tịa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân TP Hà Nội.
Thế nhưng, gần 6 tháng sau, ở thời điểm gần hết thời hạn kháng nghị giám
đốc thẩm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao lại ra một quyết định khác để “rút
bản án phúc thẩm hành chính nêu trên”. Quyết định này có nội dung trái ngược với quyết định kháng nghị nhưng lại không hề đưa ra các chứng cứ, nhận định để phủ nhận quan điểm trước đó khiến dư luận nghi ngờ việc rút kháng nghị này có vấn đề.35
Trường hợp này lý do “không cần thiết” của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
khơng rõ ràng vì vậy đã khiến dư luận nghi ngờ nên chăng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nên giải thích như thế nào là rõ ràng ? Với nguyên tắc một yêu cầu của công dân không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối giải quyết thì
cơ quan đó phải giải thích một cách rõ ràng lý do không giải quyết đồng thời
cũng phải đưa ra nguyên nhân và những căn cứ thuyết phục tại sao cơ quan đó từ chối giải quyết.
Trước khi Luật tố tụng hành chính năm 2010 ra đời, để giải quyết một vụ án
hành chính hoặc các quan hệ phát sinh trong q trình giải quyết một vụ án hành chính thì được thực hiện theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính
năm 1996. Pháp lệnh này ra đời đã đáp ứng được những đòi hỏi cần thiết mà
nhiều người cịn cho rằng nó nên có từ rất lâu để giải quyết các quan hệ hành chính phát sinh. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng thực tiễn cùng nhiều quan hệ mới phát sinh thì pháp lệnh tỏ ra kém hiệu quả. Nhiều quan hệ hành chính phát sinh mà pháp lệnh không quy định rõ trong đó cũng phải kể đến thủ tục
giám đốc thẩm, tái thẩm. Trong pháp lệnh quy định về thủ tục giám đốc thẩm tái thẩm rất ít, nhiều điểm chưa quy định cụ thể, rõ ràng nên việc áp dụng gặp nhiều
khó khăn là điều khơng thể tránh khỏi. Chính vì thế pháp lệnh đã qua hai lần sửa đổi vào năm 1998 và 2006 để phù hợp hơn với tình hình thực tiễn. Tuy nhiên cột
mốc đáng chú ý trong quan hệ tố tụng hành chính là sự ra đời của Luật tố tụng
hành chính được Quốc hội thơng qua ngày 24/11/2010 và chính thức có hiệu lực
vào ngày 01/7/2011. Sự ra đời của Luật tố tụng hành chính đã kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc phát sinh, bên cạnh đó Luật cũng lược bỏ bớt những
35
Xem them tại : http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/44286-Thoi-diem-Luat-to-tung-hanh- chinh-co-hieu-luc-Ngam-ngui-quy-dinh-moi-ve-thoi-han-giam-doc-tham-an-hanh-chinh
thủ tục không cần thiết để việc giải quyết vụ án được nhanh gọn hơn, kịp thời
hơn đồng thời giúp người dân tin hơn vào pháp luật. Các thủ tục về giám đốc
thẩm, tái thẩm cũng được quy định một cách cụ thể, rõ ràng hơn về thủ tục giám
đốc thẩm, tái thẩm nói riêng cũng như các thủ tục khác trong tố tụng hành chính
nói chung. Luật tố tụng hành chính ra đời giúp người dân yên tâm và tin tưởng
hơn vào pháp luật.
Thời gian qua, Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã tiếp nhận hơn 10.000 đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Đã xem xét, giải quyết được gần 50% số đơn trên, trong đó đã kháng nghị 1.096 vụ do có vi phạm pháp luật về thủ tục tố tụng, thiếu chứng cứ hoặc đánh giá sai chứng cứ dẫn tới việc giải quyết vụ án không đúng pháp luật.
Chất lượng giải quyết đơn, kháng nghị và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm
được nâng lên rõ rệt, hạn chế thấp nhất những trường hợp trả lời khơng có căn cứ
kháng nghị nhưng sau đó Tịa án nhân dân tối cao hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao lại kháng nghị để giải quyết vụ án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm (so với cùng kỳ năm trước giảm 23 vụ). Hầu hết các kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh đều được Hội
đồng xét xử giám đốc thẩm chấp nhận.36
Thực tiễn trên đã cho thấy tình trạng kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm diễn ra càng nhiều áp lực của Tòa án nhân dân tối cao là rất lớn tuy nhiên cơ quan này cũng hoạt động chưa thực sự tích cực khi các án chưa giải quyết còn tồn đọng rất nhiều. Tất nhiên, con số này sẽ bị đẩy về phần việc của các năm tiếp theo. Trong khi thời hiệu kháng nghị của một vụ án là có hạn và việc không thể giải quyết kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên đương sự.
Thực tế đã có nhiều vụ án bị để q thời hiệu, sau đó Tịa án nhân dân tối cao mới ra kháng nghị, theo cách giải thích của người đứng đầu ngành Tịa án thì
36 Xem têm tại : http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/42128-Cafeluat-Tap-trung-giai-quyet-don-
việc này là bảo đảm cho quyền lợi hợp pháp của người dân sau khi đã hết thời hiệu mà cơ quan pháp luật phát hiện các tình tiết mới.
Luật tố tụng hành chính ra đời đã tạo một cơ chế pháp lý thơng thống, vững chắc tuy nhiên để đào tạo nguồn nhân lực có chun mơn cao thì vẫn cịn là vấn đề khó khăn. Để hoàn thiện vấn đề này là một quá trình lâu dài để những người đại diện cho pháp luật có thể cầm cân nảy mực một cách công bằng và khách quan hơn.
Liên quan tới vấn đề này người viết xin đưa ra vụ án về đất đai của ơng
Đồn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng. Vụ án mà thời gian qua được cả nước quan tâm trong đó có hơn 50 cán bộ và 25 tổ chức bị kiểm điểm, kỷ luật do
những sai phạm (trong đó có các cá nhân thuộc Tịa án những người am hiểu về pháp luật) còn riêng về phần đương sự thì phải sống trong cảnh “màn trời chiếu
đất” do nhà cửa bị cưỡng chế.
Năm 1993, gia đình ơng Đồn Văn Vươn được Uỷ ban nhân dân huyện
Tiên Lãng giao sử dụng 21 ha đất bãi bồi để nuôi trồng thủy sản, thời hạn 14
năm. Năm 1997, ông Vươn được giao bổ sung 19, 3 ha (do lấn chiếm) cũng với
thời hạn này nhưng tính từ 1993. Từ năm 2005, huyện Tiên Lãng đã tiến hành
thủ tục thu hồi toàn bộ 40,3 ha đất đã giao cho ông Vươn.
Sau đó khi gần hết thời hạn giao đất (14 năm), ngày 5/6/2007, ơng Vươn có đơn gửi cơ quan chức năng xin tiếp tục được giao lại đất nuôi trồng thủy sản. Tuy
nhiên, Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng đã ra thông báo gửi hộ ông Vươn về việc dừng đầu tư sản xuất, nuôi trồng trên diện tích 21 ha được giao để Nhà nước quản lý. Tiếp đó, cơ quan này tiếp tục "địi" 19,3 ha đất ơng Vươn lấn chiếm.
Ơng Vươn đã khởi kiện vụ án hành chính với lý do 19,3 ha trên là thuộc đất
nông nghiệp đã Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng phê duyệt quy hoạch; đất bị thu hồi chưa hết hạn sử dụng và nếu hết thời hạn thì được tiếp tục được giao hoặc cho thuê...
Sau khi bị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng bác bỏ khiếu nại,
ông Vươn đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện nhưng bản án sơ thẩm vẫn giữ
nguyên quyết định thu hồi đất. Khơng đồng tình, ơng Vươn làm đơn kháng cáo lên Tịa án nhân dân TP Hải Phịng. Sau khi có cuộc làm việc, thỏa thuận giữa
đại diện Uỷ ban nhân dân huyện và ơng Vươn (có sự chứng kiến của thẩm phán
Tòa án nhân dân Hải Phịng), ơng Vươn đã rút đơn kháng cáo và Tòa án nhân
dân Hải Phòng đã ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính này.
Tuy nhiên, sau đó, Uỷ ban nhân dân huyện đã tiếp tục tiến hành thu hồi, cưỡng chế đất của gia đình ơng Vươn dẫn đến vụ nổ súng ngày 5/1.
Ngày 10/2, Thủ tướng đã có kết luận về vụ việc. Theo đó, quyết định thứ nhất giao 21 ha đất là đúng, nhưng quyết định thứ hai giao thêm 19,3 ha (thời hạn
14 năm) là chưa đúng với quy định Luật đất đai. Quyết định thu hồi đất của ông Vươn với lý do hết thời hạn sử dụng cũng trái luật, dẫn tới quyết định cưỡng chế
thu hồi đất cũng không đúng pháp luật. Mặt khác, việc tổ chức cưỡng chế thu hồi
đất của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng cũng có nhiều sai phạm như khơng xác định ranh giới, kiểm kê tài sản...
Với những sai trái này vào ngày 13/2, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ra quyết định kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, đề nghị hủy quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phịng và bản án hành
chính sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Tiên Lãng về vụ án trên để giải quyết
lại từ đầu theo trình tự của pháp luật.37
Căn cứ để ban hành quyết định kháng nghị tái thẩm của chánh án Tòa án
nhân dân tối cao là do bản án sơ thẩm "chưa có đủ căn cứ, khơng đúng thẩm quyền, không đúng quy định" và quyết định đình chỉ xét xử của tòa cấp phúc thẩm "vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng".
Trong trường hợp vụ cưỡng chế đầm tơm của gia đình ơng Đồn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng (thành phố Hải Phòng), cơ quan tố tụng đã vi phạm nghiêm
37 Xem them tại : http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2012/02/khang-nghi-tai-tham-vu-thu-hoi-dat-tien- lang/
trọng hai trường hợp: quá trình xét xử của Tòa án vi phạm nghiêm trọng thủ tục về xét xử bản án và vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng , kết luận của bản án khơng phù hợp và có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luận nên việc