Phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tam nông tỉnh phú thọ giai đoạn 2001 – 2008 và định hướng đến năm 2012 (Trang 30 - 39)

2.2.2.1 .Phân tích chung

2.2.2.2.Phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

Với những số liệu tổng hợp được về sự phát triển ngành nông nghiệp của huyện giai đoạn 2001 – 2008 ta có bảng số liệu tổng hợp về giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp như sau:

Bảng 2.7. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp

huyện Tam Nông giai đoạn 2001 – 2008

Đơn vị tính:Số tuyệt đối:tỷ đồng và tỷ trọng: %

Số thứ tự Chỉ tiêu Năm Tổng giá trị sản xuất(giá cố định năm 1994) Trong đó

Trồng trọt Chăn ni trong nơngDịch vụ nghiệp I Số tuyệtđối 2001 86.53 59.44 25.64 1.45 2002 105.31 70.47 33.42 1.42 2003 117.83 75.99 40.35 1.49 2004 135.2 87.91 45.66 1.63 2005 141.7 87.56 52.41 1.73 2006 136.72 81.71 53.12 1.89 2007 138.52 87.63 48.95 1.94 2008 145.966 93.09 50.826 2.05 II Tỷ trọng 2001 100 68.69 29.63 1.68 2002 100 66.92 31.73 1.35 2003 100 64.49 34.24 1.27 2004 100 65.02 33.77 1.21 2005 100 61.79 36.99 1.22 2006 100 59.76 38.85 1.39 2007 100 63.26 35.34 1.401 2008 100 63.78 34.82 1.404

Dựa vào tỷ trọng các ngành tính được ở bảng trên ta có thể biểu diễn cơ cấu ngành nơng nghiệp bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.8 . Cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Tam Nông giai đoạn

2001 – 2008

Trong nội bộ ngành nơng nghiệp đã có sự chuyển biến.Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng lên, từ 59.44 tỷ đồng năm 2001 lên 93.09 tỷ đồng năm 2008 nhưng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt trong nội bộ ngành nơng nghiệp lại giảm xuống từ 68.69% năm 2001 xuống cịn 63.78% năm 2008.Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng từ 25.64 tỷ đồng năm 2001 lên 50.826 tỷ đồng năm 2008, đồng thời tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp tăng lên từ 29.63% năm 2001 lên 34.82% năm 2008.Giá trị sản xuất dịch vụ trong nông nghiệp tăng từ 1.45 tỷ đồng năm 2001 lên 2.05 tỷ đồng năm 2008 nhưng tỷ trọng dịch vụ trong nông nghiệp

trong nội bộ ngành cũng giảm xuống từ 1.676% năm 2001 xuống còn 1.404% năm 2008.Nhưng nhìn chung sự tăng giảm khơng đều đặn, cịn bấp bênh. *Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt

Giai đoạn 2001-2008 vấn đề an ninh lương thực đã được giải quyết, xu thế phát triển ngành trồng trọt đã bắt đầu xuất hiện những nhân tố ban đầu của sản xuất hàng hóa, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp (như:nguyên liệu giấy, nhựa sơn), cho chế biến lương thực - thực phẩm như chế biến bún bánh, đậu phụ…và các nông sản khác đáp ứng tiêu dùng nội địa.Đánh giá một cách tổng quát ngành trồng trọt của huyện trong những năm qua có xu hướng giảm dần về tỷ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.Đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm đều tăng lên, cây hàng năm tăng 279.77 ha,từ 4686.5 ha năm 2001 lên 4966.27 ha năm 2008, cây lâu năm tăng 614.15 ha, từ 1553.08 ha năm 2001 lên 2167.23 ha năm 2008.Đất lâm nghiệp cũng tăng 670.91 ha, tăng từ 2933.56 ha năm 2001 lên 3604.47 ha năm 2008.Điều này thể hiện chiều hướng tốt trong sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện.

Trong những năm qua cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt có sự thay đổi.Năm 2001 giá trị sản xuất ngành trồng trọt (giá cố định năm 1994) là 59.44 tỷ đồng , năm 2008 giá trị sản xuất trồng trọt tăng lên 93.09 tỷ đồng.Nhưng tỷ trọng ngành trồng trọt trong nội bộ ngành nông nghiệp lại giảm xuống, từ 68.69% năm 2001 giảm xuống còn 63.78% năm 2008(Bảng 2.7).Nguyên nhân là do huyện đã có những thay đổi trong sản xuất nơng nghiệp chủ yếu về sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả khơng có biến động đáng kể.

- Về sản xuất cây lương thực:Diện tích đất sản xuất lương thực tăng 5.22% trong khi mặt bằng đất canh tác giảm 146 ha, diện tích tăng chủ yếu là

do tăng vụ.Những diện tích trồng lúa bấp bênh do úng ngập được chuyển sang ni trồng thủy sản, diện tích cao hạn đã từng bước được chuyển sang trồng đậu tương, trồng lạc, trồng rau và trồng cỏ chăn ni.Huyện đã tích cực triển khai đưa nhanh giống mới có năng suất cao vào các xã có điều kiện thực hiện tốt như Vực Trường, Thượng Nông, Tam Cường, Tứ Mỹ…nên đã đưa năng suất lúa từ 37.01 tạ/ha năm 2001 lên 44.0 tạ/ha năm 2007.Lương thực bình quân đầu người từ 321 kg năm 2001 lên 355 kg vào năm 2007, so với năm 2001 đã tăng 34.0 kg và gấp 1.1 lần.Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt trong giai đoạn 2001 – 2008 tương đối ổn định, mặt bằng canh tác giảm do chuyển mục đích sử dụng đất cho các nhu cầu phát triển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng được bù lại bằng diện tích tăng vụ, sản lượng lương thực tăng từ 16339.6 tấn năm 2001 lên 22758.2 tấn năm 2005 và năm 2008 là 27022.9 tấn(tăng bình quân 0.95%/năm).Nhờ vậy giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2001 – 2008 tăng lên.

+ Đối với sản xuất lúa:Cơ cấu các trà lúa, giống lúa có chuyển biến mạnh mẽ, việc áp dụng các tiến bộ kĩ thuật mới vào sản xuất, thâm canh có nhiều tiến bộ, đặc biệt là ứng dụng cơng nghệ làm mạ xn có che phủ nilon.Kỹ thuật thâm canh của người nơng dân đã có tiến bộ.Ở vụ Đơng xn, cơ bản xóa bỏ được trà chiêm, trà xn chính vụ, giảm trà xuân sớm, tăng trà xuân muộn để hạn chế tác động xấu của thời tiết, đến nay trà xn muộn tồn huyện chiếm trên 56% diện tích.Vụ mùa tăng trà mùa sớm lên 55% tổng diện tích để mở rộng diện tích cây vụ đơng, cịn lại cấy trà mùa trung, trà mùa muộn cơ bản được xóa bỏ.Vụ đơng chú trọng chỉ đạo mở rộng qua các năm, đến nay đã là vụ sản xuất chính, diện tích cây vụ đơng từ 1401.5 ha năm 2001 lên 1590.1 ha năm 2008, góp phần nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích.Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nơng nghiệp đã xuất hiện nhiều mơ hình

dựng được 43 mơ hình, trong đó có 33 mơ hình đạt tiêu chí thu nhập cao).Tỷ lệ lúa lai hiện nay đạt 27.1% mặc dù trợ giá giống lúa lai chỉ cịn lại 13 khu đặc biệt khó khăn.Diện tích gieo trồng lúa chiếm trên 70% tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt tồn huyện, giai đoạn 2005 – 2007 có xu hướng giảm dần từ 4661.5 ha năm 2005 xuống còn 4437.9 ha năm 2007.Năng suất lúa qua các năm đạt tốc độ tăng khá, bình quân giai đoạn 2001 – 2007 tăng 4.27%/năm, năng suất đạt 44 tạ/ha năm 2007.Về sản lượng lúa, giai đoạn 2001 – 2008 tăng bình quân 3.57%/năm, đạt 20905 tấn năm 2008.Cây lúa là cây lương thực chính, việc chuyển đổi cơ cấu giống và các trà lúa,và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất,chất lượng của cây lúa và nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích và góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng tích cực.

+ Cây ngô là cây lương thực sau lúa, trong những năm gần đây diện tích ngơ có xu hướng tăng (tăng bình qn 4.46%/năm giai đoạn 2001 – 2008), đến năm 2008 diện tích ngơ đạt 1621.7 ha.Đồng thời cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, cùng với việc đưa nhanh vào sản xuất các giống ngơ lai có tiềm năng năng suất cao nên năng suất ngô tăng nhanh từ 29.9 tạ/ha năm 2001 lên 47.1 tạ/ha năm 2008 (bình qn tăng 9.51%/năm) đưa sản lượng ngơ tồn huyện từ 3575.3 tấn năm 2001 lên 8167.8 tấn năm 2008 (bình quân tăng 12.53%/năm), trong đó ngơ vụ đơng chiếm khoảng 75.6% diện tích.

Chương trình lương thực thực hiện đã đạt được những kết quả đáng kể nhưng vần còn tồn tại một số những han chế.Việc đầu tư thâm canh không đều, chưa đáp ứng yêu cầu kĩ thuật vì vậy chưa phát huy hết ưu thế của giống lúa lai, ngô lai (nhất là lúa lai), đặc biệt là việc cải tạo đất vẫn còn hạn chế, nhiều hộ nơng dân cịn mang nặng tư tưởng bóc màu đất, lượng phân bón cho cây trồng ít, bón khơng cân đối, chưa đúng quy trình kĩ thuật gây lãng phí và

làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón.Cơ cấu mùa vụ chuyển biến chưa triệt để, chưa vững chắc.Vụ Đơng xn tình trạng gieo mạ xuân muộn không che phủ nilon, gieo trước khung lịch khá phổ biến hoặc dung lúa ngắng ngày, thấp cây cấy cho vùng trũng khi nhiệt độ dưới 15 độ C ở nhiều địa phương tại một số xã vẫn còn xảy ra.

- Về cây công nghiệp chủ lực:Cây công nghiệp dài ngày như cây sơn, diện tích trồng sơn năm 2008 đạt 467 ha, tăng 339.9 ha so với năm 2001, sản lượng nhựa sơn tăng 2.6 lần (tăng bình quân mỗi năm 23%),giá trị tăng 3.3 lần (tăng bình quân mỗi năm 23%) đặc biệt là giai đoạn 2001 – 2006 mỗi năm tăng bình qn 34.87% giá trị.Cây cơng nghiệp ngắn ngày chủ yếu là lạc và đậu tương diện tích trồng tương đối ổn định trên 900 ha, tuy nhiên do có sự đầu tư thâm canh và áp dụng các tiến bộ kĩ thuật nên sản lượng năm 2008 so với năm 2001 tăng 1.67 lần, giá trị sản lượng tăng 4.2 lần.

Qua phân tích trên ta thấy cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích.Đối với sản xuất lúa đã chuyển dịch mạnh cơ cấu các trà lúa:Ở vụ Đông xuân, cơ bản xóa bỏ được trà chiêm, trà xn chính vụ, giảm trà xuân sớm, tăng trà xuân muộn để hạn chế bất lợi của thời tiết, đến nay trà xuân muộn toàn huyện chiếm trên 74% diện tích; vụ mùa tăng trà mùa sớm và mùa trung để mở rộng cây vụ đông.Vụ đông qua các năm mở rộng , phát triển và được coi là sản xuất chính, diện tích cây vụ đơng từ 1401.5 ha năm 2001 lên 1590.1 ha năm 2008, góp phần nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích.Sự chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp bước đầu được khởi động và đã xuất hiện nhiều mơ hình đạt hiệu quả cao(theo số liệu điều tra năm 2007 huyện đã xây dựng được 43 mơ hình, trong đó có 33 mơ hình đạt tiêu chí thu nhập cao). *Chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi

Đi đôi với trồng trọt, chăn nuôi là một ngành quan trọng trong nông nghiệp của huyện miền núi như Tam Nông.Những năm gần đây ngành chăn ni cũng đã có những chuyển biến rõ rệt, phát triển khá nhanh.Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (giá cố định năm 1994) giai đoạn 2001- 2008 tăng 1.98 lần từ 25.64 tỷ đồng năm 2001 lên 50.826 tỷ đồng năm 2008. Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp tăng lên từ 29.63% năm 2001 lên 34.82% năm 2008(Bảng 2.7).Chăn ni lợn và bị phát triển, chiếm tới trên 53% giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.Đặc biệt là những năm sau 2000 tập trung đầu tư phát triển chăn nuôi lợn theo hướng lợn hướng nạc phục vụ tiêu dùng nội địa, chăn ni bị thịt đã được tập trung chuyển hướng phát triển đàn bò theo hướng đàn bị thịt(lai Zebu, lai sind), chăn ni gia cầm đã được phát triển theo hướng giảm dần số hộ, tập trung mở rộng quy mô trang trại gắn với thực hiện triệt để cơng tác vệ sinh phịng dịch, xây dựng vùng chăn ni an tồn, đó là hướng đi tích cực để đẩy nhanh tốc độ ngành chăn nuôi.Năm 2008 tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 50.826 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), trong cơ cấu ngành nông nghiệp, chăn nuôi chiếm tỷ trọng 34.82%.Năm 2007, chăn ni chiếm tỷ trọng 35.34%, trong đó:chăn ni gia súc chiếm tỷ trọng 59% tồn ngành chăn ni, chăn nuôi gia cầm chiếm 16% và sản phẩm chăn nuôi khác chiếm 14%.Số lượng các gia súc, gia cầm và chăn nuôi khác của huyện đều tăng, nhưng tăng rất chậm.Do mấy năm trở lại đây dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng ở bị, lợn hồnh hành, cộng với thời tiết không thuận lợi rét đậm rét hại nên chăn ni kém phát triển.Số trâu, bị hiện có năm 2008 là 19502 con (trong đó trâu chiếm 14.74%, bị chiếm 85.26%), giảm 1424 con so với năm 2007, tổng đàn bò năm 2008 la 16410 con tăng 1.95 lần so với năm 2001 nhưng lại giảm so với năm 2007, đàn trâu giảm do áp dụng tiến bộ kĩ thuật, cơ giới hóa nơng nghiệp, đưa máy móc vào sản xuất nên số lượng đại gia súc giảm.Ngày 29-12-2006 Ủy ban

nhân dân huyện đã ban hành quyết định số 948/QĐ-UB về phê duyệt dự án phát triển chăn ni bị thịt giai đoạn 2006 – 2010.Mục tiêu phấn đấu đến 2010 đàn bò thịt đạt 20000 con, trong đó bị nái nền lai sind đạt 8000 con, chiếm 40% tổng đàn.Sau hơn một năm thực hiện, chương trình chăn ni bị thịt đạt những kết quả sau:Đã hình thành vùng chăn ni bị thịt ở 14/20 xã, thị trấn, vùng trọng điểm là Vực Trường, Hiền Quan, Hương Nha, Cổ Tiết, Hương Nộn có số lượng bị đực lai sind là 13 con;930 bò cái lai sind đã được thẩm định, bấm số tai đư vào quả lý lý lịch.Đến ngày 1-4-2007 tổng đàn bị của huyện đã đạt 17675 con, trong đó bị cái lai sind là 2989 con.Số lượng trâu bị giảm khơng phải là một dấu hiệu xấu mà nó cho thấy sự chuyển dịch kinh tế của huyện, đã đi theo hướng tích cực đó là cơ giới hóa nơng nghiệp – nơng thơn.Tổng đàn lợn có tăng nhưng tăng ít, năm 2007 là 28062 con, năm 2008 là 28091 con, tỷ trọng lợn nái giảm nhẹ 0.02% và tỷ trọng lợn nuôi lấy thịt tăng lên 0.02%.Số lượng gia cầm năm 2008 giảm 12400 con so với năm 2007, số lượng tổng đàn biến động khơng lơn nhưng có xu hướng giảm số hộ ni và tăng quy mô chăn nuôi trong mỗi hộ..

Về chuyển đổi cơ cấu giống, tỷ lệ lợn ngoại và lợn hướng nạc đạt 16% tổng đàn (năm 2008), đàn lợn nái ngoại chiếm 15.3% tổng đàn lợn nái (năm 2008), tỷ lệ đàn bò lai sind đến năm 2008 đạt 19.2% tăng 3.2 lần so với năm 2001.

So với ngành trồng trọt cơ cấu sản xuất trong chăn nuôi thay đổi chậm hơn và không rõ rệt lắm.Chủ yếu là sự thay đổi trong chăn ni bị và lợn, xu hướng tăng số lượng và chất lượng đàn bò thit, lợn thịt để đáp ứng nhu cấu tiêu dùng của huyện và các vùng lân cận.

*Dịch vụ trong nơng nghiệp:

2001 lên 2.05 tỷ đồng năm 2008, tốc độ phát triển bình quân là 105.07%/năm.Nhưng tỷ trọng dịch vụ trong nông nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp lại giảm xuống từ 1.676% năm 2001 xuống còn 1.404% năm 2008.Tam Nơng là huyện miền núi, kinh tế cịn khó khăn và do đặc thù địa hình đồi núi nên những dịch vụ như làm đất, cày bừa bằng máy móc gần như không áp dụng được, mấy năm trở lại đây, dịch vụ máy vò lúa cũng đã phát triển nhưng chưa đáng kể.Những dịch vụ thủy lợi, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ thực vật cũng được chú trọng.Và người dân đã biết tự phịng sâu bệnh cho cây trồng, súc vật thơng qua những lớp tập huấn của trạm khuyến nơng huyện.Nhìn chung giá trị dịch vụ trong nông nghiệp của huyện tăng lên nhưng tăng chậm do vậy cần có biện pháp nghiên cứu, ứng dụng máy móc thực hiện cơ giới hóa nơng nghiệp để dịch vụ phát triển hơn.

Một phần của tài liệu phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tam nông tỉnh phú thọ giai đoạn 2001 – 2008 và định hướng đến năm 2012 (Trang 30 - 39)