Phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ-thương mại

Một phần của tài liệu phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tam nông tỉnh phú thọ giai đoạn 2001 – 2008 và định hướng đến năm 2012 (Trang 50 - 56)

2.2.2.1 .Phân tích chung

2.2.4.Phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ-thương mại

Trong giai đoạn 2001 – 2008 ngành dịch vụ - thương mại trên địa bàn huyện tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 21.05%/năm, giá trị sản xuất ngành tăng từ 40.15 tỷ đồng năm 2001 lên 152.9 tỷ đồng năm 2008(giá cố định 1994), tỷ trọng ngành dịch vụ - thương mại trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất của huyện cũng tăng lên từ 24.31% năm 2001 lên 33.70% năm 2008(Bảng 2.1).

Bảng 2.13. Quy mô giá trị sản xuất các ngành dịch vụ - thương mại của

huyện Tam Nông giai đoạn 2001 – 2008

Đơn vị tính:Tỷ đồng Thứ tự Chỉ tiêu 2001 2002 2003 204 2005 2006 2007 2008 Giá trị sản xuất ngành dịch vụ, thương mại(giá cố định 1994) 40.15 57.88 81.2 90.1 101.9 121.9 134.9 152.9 1 Thương mại 8.68 10.2 15.44 17.52 21.45 31.4 36.2 45.48 2 Du lịch, khách sạn,nhà hàng 5.28 7.63 9.24 10.15 8.85 10.92 11.26 13.51 3 Vận tải 3.59 5.74 9.17 9.86 10.85 11.72 12.29 14.56 4 Viễn thông 0.37 0.63 0.99 1.29 1.54 1.9 2.05 2.56 5 Tài chính, ngân hàng 1.11 2.8 3.43 3.51 3.36 3.47 3.53 4.01 6 Khác 21.12 30.88 42.93 47.77 55.85 62.5 69.52 72.78

Nguồn:Phịng thống kê huyện Tam Nơng

Bảng 2.14. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành dịch vụ - thương mại huyện

Tam Nông giai đoạn 2001 – 2008

Đơn vị tính:% Thứ tự Chỉ tiêu 2001 2002 2003 204 2005 2006 2007 2008 Giá trị sản xuất ngành dịch vụ, thương mại(giá cố định 1994) 100 100 100 100 100 100 100 100 1 Thương mại 21.62 17.62 19.01 19.45 21.05 25.76 26.85 29.74 2 Du lịch, khách sạn, nhàhàng 13.15 13.18 11.38 11.27 8.68 8.96 8.35 8.84 3 Vận tải 8.94 9.92 11.29 10.94 10.65 9.61 9.11 9.52 4 Viễn thông 0.92 1.09 1.22 1.43 1.51 1.56 1.52 1.67 5 Tài chính, ngân hàng 2.77 4.84 4.22 3.90 3.30 2.85 2.62 2.62 6 Khác 52.60 53.35 52.87 53.02 54.81 51.27 51.55 47.60

Trong các ngành dịch vụ, viễn thơng là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất 31.83%/năm, tăng từ 0.37 tỷ đồng năm 2001 lên 2.56 tỷ đồng năm 2008, đi đôi với sự gia tăng giá trị sản xuất là sự tăng lên về tỷ trọng trong cơ cấu, từ 0.92% năm 2001 lên 1.67% năm 2008.Tiếp sau đó là ngành thương mại, tốc độ tănng trưởng giai đoạn 2001 – 2008 đạt 26.69%/năm, giá trị sản xuất tăng từ 8.68 tỷ đồng năm 2001 lên 45.48 tỷ đồng năm 2008 và tỷ trọng ngành cũng tăng lên từ 21.62% năm 2001 lên 29.74% năm 2008.Tiếp đó là ngành vận tải đạt tốc độ tăng 22.14%/năm, sau nữa là ngành tài chính, ngân hàng đạt 20.14%/năm.Về tỷ trọng các ngành trong cơ cấu ngành dịch vụ - thương mại thì tỷ trọng các ngành khác là cao nhất, sau đó là tỷ trọng ngành thương mại, vận tải.Tỷ trọng ngành thương mại tăng lên, từ 21.62% năm 2001

lên 29.74% năm 2008, tỷ trọng dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng giảm xuống, từ 13.15% năm 2001 xuống còn 8.84% năm 2008.Số cơ sở dịch vụ và lao động kinh doanh dịch vụ năm 2008 đạt 2301 cơ sở kinh doanh, trong đó số hộ kinh doanh cá thể là 2114 hộ, chiếm 91.87%, số lao động trong kinh doanh dịch vụ là 3090 lao động, trong đó hộ cá thể là 2689 lao động chiếm 87.02%.

Ngành thương mại của huyện những năm gần đây phát triển khá, giá trị sản xuất của ngành liên tục tăng lên tốc độ tăng 26.69%/năm(giai đoạn 2001 – 2008), từ 8.68 tỷ đồng năm 2001 lên 45.48 tỷ đồng năm 2008, tỷ trọng ngành thương mại trong cơ cấu giá trị sản xuất các ngành dịch vụ - thương mại tăng lên, từ 21.62% năm 2001 lên 29.74% năm 2008.Ngành thương mại của huyện diễn ra khá sôi động, với mạng lưới chợ, hệ thống cửa hàng lớn, nhỏ phân bố đều trong các xã, thị trấn đã đảm bảo được lưu thơng hàng hóa, cung cấp các mặt hàng tiêu dùng thuận tiện cho nhân dân.Đã hình thành các điểm bán hàng hóa tập trung như thị trấn Hưng Hóa, xã Cổ Tiết, xã Tứ Mỹ và dần hình thành điểm trung chuyển hàng hóa đến các xã, thị trấn trong toàn huyện.Các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, quảng bá, giới thiệu tiềm năng của huyện được quan tâm.Cơ sở vật chất cho ngành thương mại, dịch vụ đã được đầu tư, hệ thống chợ nông thôn, chợ đầu mối đã được đầu tư tốt về cơ sở hạ tầng như chợ Trung tâm thị trấn Hưng Hóa, chợ Gành tại xã Cổ Tiết, mạng lưới giao thông được cải tạo, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc thơng thương hàng hóa.

Giá trị sản xuất ngành dịch vụ khách sạn, nhà hàng, du lịch những năm gần đây của huyện có tăng (từ 5.28 tỷ đồng năm 2001 lên 13.51 tỷ đồng năm 2008), nhưng tỷ trọng các ngành này trong cơ cấu chung của ngành dịch vụ - thương mại lại giảm (từ 13.15% năm 2001 xuống còn 8.84% năm 2008).Hoạt

cửa hàng ăn tập trung chủ yếu ở điểm đông người và trung tâm xã, thị trấn.Các khách sạn đã được đầu tư xây dựng nhưng hiện nay mới có 2 khách sạn quy mơ nhỏ tại xã Cổ Tiết.Như vậy có thể nhận thấy hoạt động khách sạn nhà hàng tuy có tăng về quy mơ, giá trị sản xuất nhưng vẫn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, chưa có điểm nổi bật để thu hút khách hàng nên tỷ trọng ngành giảm xuống.

Hoạt đơng vận tải hàng hóa, vận tải hành khách trong những năm qua đã đạt được những kết quả tốt.Giá trị sản xuất ngành vận tải tăng từ 3.59 tỷ đồng năm 2001 lên 14.56 tỷ đồng năm 2008, đi đôi với việc gia tăng giá trị sản xuất tỷ trọng ngành cũng tăng lên, từ 8.94% năm 2001 lên 9.52% năm 2008.Năm 2008, số cơ sở tham gia hoạt động vận tải là 280 cơ sở, với 406 lao động.Khối lượng hàng hóa vận chuyển là 700000 tấn, vận tải hành khách đạt 650000 khách, giá trị sản xuất ngành vận tải đạt 14.56 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2008 đạt 22.14%/năm.

Dịch vụ bưu chính viễn thơng phát triển tương đối nhanh, tốc độ tăng bình quân đạt 31.83%/năm giai đoạn 2001 – 2008, giá trị sản xuất tăng từ 0.37 tỷ đồng lên 2.56 tỷ đồng năm 2008, tỷ trọng ngành cũng tăng lên từ

0.92% năm 2001 lên 1.67% năm 2008. Đến năm 2008 đã có 11 máy điện

thoại/100 dân, so với năm 2001 tăng 9.1 lần , việc thông tin liên lạc trong và ngồi huyện nhanh chóng thuận tiện, việc xây dựng hệ thống mạng lưới thơng tin nội bộ được chú trọng, tích cực góp phần thực hiện cơng tác cải cách hành chính trong các đơn vị.

Dịch vụ tài chính, ngân hàng phát triển đã góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.Giá trị sản xuất tăng từ 1.11 năm 2001 lên 4.01 tỷ đồng năm 2008, tỷ trọng ngành tuy có giảm từ 2.77% năm 2001 xuống cịn 2.62% năm 2008 nhưng giảm rất ít.Mặc dù những năm gần đây thực hiện chính sách miễn giảm thuế nhưng thu ngân sách vẫn tăng, năm sau cao hơn năm

trước.Ngân hàng, tín dụng đã bám sát chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội, mở rộng diện cho vay hộ tạo điều kiện cho nhân dân, doanh nghiệp có nhu cầu vốn được vay vốn để đầu tư phát triển.

Nhìn chung trong những năm qua, kinh tế dịch vụ trên địa bàn huyện đã có bước phát triển với tốc độ tăng trưởng cao.Sự phát triển các ngành dịch vụ vừa tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, thương mại vừa tạo thu nhập lớn cho các tầng lớp dân cư.Hoạt động thương mại đã có bước phát triển, đa dạng hóa các loại hình, phương thức kinh doanh nhưng chưa có sự thay đổi căn bản về chất.Các hoạt động thương mại truyền thống khá phổ biến, hệ thống chợ còn thiếu, hầu hết chưa được cải tạo, nâng cấp.Tuy nhiên năng lực cạnh tranh của các ngành còn nhiều hạn chế, các hoạt động dịch vụ bảo hiểm, tài chính, dịch vụ xã hội chưa tương xứng với tiềm năng; các dịch vụ dân cư còn nhỏ lẻ.Mặc dù vậy, với các lợi thế về địa kinh tế hoạt động thương mại – dịch vụ, phân phối và thương mại nơng sản hàng hóa, các sản phẩm cơng nghiệp, các ngành dịch vụ trên địa bàn huyện nói chung và thương mại nói riêng chắc chắn sẽ phát triển tốt trong những năm tiếp theo.

Kết luận chương II

Những năm qua, kể từ khi tái lập huyện nền kinh tế huyện Tam Nơng đã có những bước phát triển khá, giá trị sản xuất của huyện tăng lên hàng năm, tốc độ tăng đạt 15.54%/năm.An ninh lương thực được đảm bảo, sản phẩm đa dạng, chất lượng có tiến bộ rõ rệt, đời sống nhân dân được cải thiện, diện mạo nơng thơn có nhiều đổi mới.Cơ cấu kinh tế của huyện cũng đã chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ.Cơ cấu trong nội bộ các ngành cũng có sự thay đổi, tập trung chú ý phát

năng của huyện, sản xuất phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.Bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn cịn nhiều hạn chế.Giá trị sản xuất vẫn ở mức thấp so với tiềm năng, khối lượng sản hẩm khơng đủ lớn, lại thiếu tạp trung, chất lượng tuy có được nâng cao hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhất là trong xu thế hội nhập quốc tế.Về cơ bản Tam Nông vẫn là huyện nông nghiệp, nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp, việc thu hút đầu tư vào khu, cụm cơng nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn.Sản xuất nơng, lâm nghiệp và thủy sản vẫn ở trình độ thấp; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất đai thấp; các ngành dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển đáp ứng yêu cầu thực tế; cơ cấu lao động nơng nghiệp cịn cao.Trình độ dân trí, trình độ học vấn và trình độ tay nghề của người lao động thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, hạn chế trong việc tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ mới trong sản xuất.Cơ sở hạ tầng tuy được quan tâm đầu tư nhưng còn chậm so với tốc độ phát triển kinh tế, hạ tầng kinh tế - hạ tầng xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân.Tài nguyên thiên nhiên khai thác và sử dụng chưa hiệu quả, chưa gắn khai thác với chế biến, gây nguy cơ suy thối mơi trường sống.Chất lượng nguồn nhân lực, lực lượng lao động kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý, trình độ người lao động cịn nhiều hạn chế.Tỷ lệ lao đơng nơng nghiệp cịn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động xã hội.Trong những năm tới Ban chấp hành Huyện ủy,Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo thực hiện những chính sách, biện pháp để thúc đẩy nền kinh tế huyện Tam Nông phát triển, từng bước nâng cao đời sống của người dân.

PHƯƠNG HƯỚNG, MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA HUYỆN TAM NÔNG ĐỊNH

Một phần của tài liệu phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tam nông tỉnh phú thọ giai đoạn 2001 – 2008 và định hướng đến năm 2012 (Trang 50 - 56)