Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Một phần của tài liệu phân tích thống kê hoạt động tín dụng chi nhánh techcombank đông đô thời kỳ 2005 – 2008 (Trang 59)

1.1 .Tổng quan về ngân hàng thương mại

3.1. Tổng quan về chi nhánh Đông Đô

3.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Quyền hạn và trách nhiệm của ban giám đốc: Ban giám đốc của

chi nhánh Đơng Đơ bao gồm một giám đốc, hai phó giám đốc trong đó có một phó giám đốc kiêm trưởng phịng giao dịch Hà Đơng, một cán bộ trực thuộc hội sở chính làm phó ban tái thẩm định, đồng thời là thành viên của ban giám đốc có nhiệm vụ thẩm định các dự án vay theo hạn mức và đóng vai trị nhất định trong việc ra quyết định hạn mức cho vay đối với khách hàng. Trong ban giám đốc, giám đốc là người có quyền hạn và trách nhịêm cao nhất theo nhiệm vụ phân cấp uỷ quyền của ngân hàng kỹ thương Việt Nam. Là người chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh theo phân công phân nhiệm về quyền hạn ban giám đốc. Giám đốc có quyền phê duyệt các khoản vay, hạn mức tín dụng ngắn hạn, hạn mức phát hành bảo lãnh, mở LC có tổng gía trị quy đổi đối với một khách hàng không quá 50 tỷ (tài sản đảm bảo là các chứng chỉ nợ do ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng phát hành) và các khoản tín dụng có giá trị lên tới 2 tỷ đồng (với tài sản đảm bảo khác). Phó giám đốc có thẩm quyền phê duyệt cho một khách hàng có tổng giá trị quy đổi khơng quá 20 tỷ đồng (tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá như chứng chỉ nợ do chính ngân hàng phát hành, chính phủ hoặc các tổ chức tín dụng khác phát hành) và khơng q 0.5 tỷ đối với các khoản có tài sản đảm bảo khác.

Chức năng và nhiệm vụ của ban tái thẩm định: Ban tái thẩm định

là một ban mới thành lập trực thuộc hội sở ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam. Nhiệm vụ của ban tái thẩm định độc lập với hoạt động của ban giám đốc. Chức năng của ban tái thẩm định là nhận hồ sơ từ chuyên viên khách hàng để kiểm tra thẩm định nhằm hoàn tất hồ sơ vay. Lưu hồ sơ và theo dõi hồ sơ vay L/C và cập nhật tình hình nợ gốc và nợ lãi của khách hàng khi đến hạn. Phối kết hợp với chuyên viên khách hàng trong cơng tác quản lý và chăm sóc

khách hàng. Kiểm sốt và phân tích rủi ro tín dụng. Tái thẩm định tất cả các khoản vay, chiết khấu, mở LC và bảo lãnh cho tất cả các khách hàng là doanh nghiệp có trị giá quy đổi trên 1 tỷ đồng, khách hàng là thể nhân trên 500 triệu đồng. Đối với những khách hàng mới giao dịch lần đầu, ban tái thẩm định tiến hành tái thẩm định với các khách hàng doanh nghiệp vay, chiết khấu, mở LC có giá trị quy đổi trên 500 triệu đồng, đối với khách hàng là thể nhân, tái thẩm định đối với những khoản vay trên 300 triệu đồng. Kiểm tra tái thẩm định đối với tất cả tài sản đảm bảo có gía trị dưới 300 triệu đồng.

Chức năng và nhiệm vụ của phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh

của chi nhánh Techcombank hiện nay là tổng hợp của phịng tín dụng bán lẻ, phịng tín dụng doanh nghiệp, phịng thanh tốn quốc tế, phịng thẻ. Do đó chức năng của phòng kinh doanh bao gồm chức năng của các phịng nói trên. Hiện nay, nhân viên của phịng kinh doanh phải thực hiện tất cả các nghiệp vụ phục vụ khách hàng như cho vay cầm cố chứng từ có giák, cho vay vàng, cho vay thấu chi doanh nghiệp, cho vay tài trợ vốn lưu động, mở LC, chuyển tiền quốc tế, thanh toán quốc tế, phát hành thẻ thấu chi, bảo lãnh…Bản thân phịng kinh doanh có chức năng cung cấp tất cả các dịch vụ tài trợ bảo lãnh cho khách hàng ngoại trừ các nghiệp vụ huy động vốn.

Chức năng và nhiệm vụ của phịng tài chính kế tốn: Là phịng quản lý và hạch toán thu chi, các khoản đầu vào và đầu ra. Quản lý các giao dịch của các khách hàng. Đồng thời là phòng nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc thực hiện cơng tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ của chi nhánh ngân hàng Đông Đô theo những quy định về quản lý tài chính của nhà nước và ngân hàng Techcombank. Hiện nay tại chi nhánh Đông Đô bộ phận thủ quỹ và kho quỹ trực thuộc phịng kế tốn tài chính do đó phịng kế tốn tài chính cịn kiêm thêm chức năng quản lý kho quỹ, lưu giữ hồ sơ.

3.1.3- Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Đông Đô trong những năm qua

3.1.3.1- Tình hình hoạt động kinh doanh.

Là một bộ phận của hệ thống ngân hàng Techcombank, chi nhánh Đơng Đơ đã có những đóng góp khơng nhỏ vào thành cơng của Techcombank trong thời gian qua. Với những định hướng kinh doanh đúng đắn và phù hợp, sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, chi nhánh Đơng Đơ đã có những bước phát triển nhanh chóng.

a- Tình hình huy động vốn.

Năm 2004 cơng tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn với sự cạnh tranh mạng mẽ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn cả về điểm giao dịch lẫn lãi suất huy động vốn và các hình thức khuếch trương khuyến mại… Sự biến động bất ổn cuả lãi suất và những khó khăn trên đã đặt cơng tác huy động vốn của chi nhánh đứng trước nhiều thách thức. Tuy nhiên chi nhánh đã cố gắng duy trì, phát triển nguồn tiền gửi của khách hàng truyền thống và liên tục tăng cường mở rộng mạng lưới, lập thêm các phòng giao dịch tại các khu vực tiềm năng. Thêm vào đó chi nhánh cịn khơng ngừng đưa ra thị trường các sản phẩm huy động mới như: tiết kiệm điện tử, quản lý thanh khoản tự động, tiết kiệm phát lộc, tiết kiệm định kỳ “Vì tương lai”… Nhờ đó, tạo ra tính hấp dẫn đối với khách hàng. Nguồn vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng qua các năm:

Bảng 2.1: Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh Đông Đô

(đơn vị: triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng nguồn vốn huy động Trong đó: - Huy động từ tổ chức kinh tế - Huy động từ dân cư 603092.00 165692.00 437400.00 638820.43 86471.43 552349.00 920632.92 175797.68 744835.24 1759693.00 631693.00 1128000.00

(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2005,2006,2007,2008 chi nhánh Đông Đô)

Tuy là một năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng năm 2008 lại là năm tổng nguồn vốn huy động tăng vượt bậc. Cụ thể: năm 2008 so với năm 2007 đã tăng lên 91.14% trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm 64.1% tăng 51.44% so với năm 2007. Chứng tỏ chi nhánh Đơng Đơ đã nỗ lực hết mình để vượt qua khó khăn, góp phần to lớn giúp tồn hệ thống ngân hàng Techcombank phát triển bền vững hơn nữa.

b- Tình hình sử dụng vốn.

Tiếp tục quán triệt phương châm: “Phát triển, An toàn, Hiệu quả” thực hiện ngiêm túc chỉ đạo của ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam về mở rộng kinh doanh và phát triển hệ thống một cách bền vững, dư nợ tín dụng được chủ

động tăng trưởng một cách hợp lý đi đôi với việc cải thiện, nâng cao chất lượng, thực hiện rà soát, sàng lọc, lựa chọn khách hàng làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, có tín nhiệm với ngân hàng, nâng cao điều kiện tín dụng, yêu cầu doanh nghiệp nhà nước dùng tài sản cố định làm tài sản đảm bảo tiền vay, rút dần dư nợ, chấm dứt quan hệ với khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, sản xuất kinh doanh thua lỗ, có nợ quá hạn, vốn chủ sở hữu thấp, các khoản vay có độ an tồn thấp, chuyển hướng đầu tư vào đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng nhằm phân tán rủi ro… Nhờ đó, dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng trưởng liên tục trong khả năng có thể kiểm sốt, cơ cấu dư nợ đã từng bước chuyển đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng cho vay kinh tế tư nhân, cho vay tiêu dùng, cho vay thêm những dự án mới có tính khả thi cao như các dự án cho vay nhà mới, cho vay xây sửa nhà, cho vay mua ô tô, cho vay vốn lưu động, cho vay du học…Trong năm khơng để phát sinh nợ q hạn mới khó địi, hầu hết các khoản nợ đều có khả năng thu hồi.

Bảng 2.2: Tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh Đơng Đơ qua hai năm 2007 và 2008 (đơn vị: triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2007 2008 Tổng dư nợ tín dụng Trong đó:

- Cho vay doanh nghiệp - Cho vay bán lẻ 643411.3 4 340128.3 3 303283.0 1 655207.28 525768.17 129439.11

(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2007,2008 chi nhánh Đông Đô)

Qua bảng số liệu có thể thấy: dư nợ tín dụng năm 2008 so với năm 2007 đã tăng lên 1.83% trong đó cho vay doanh nghiệp chiếm 80.24% tăng lên 54.58%, cho vay bán lẻ lại giảm đi 57.32% là do định hướng tín dụng của ngân hàng là hướng tới các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

c- Công tác thu hồi nợ tồn đọng.

Tiếp tục được chú trọng nhằm lành mạnh hóa dư nợ, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mặc dù các khoản nợ tồn đọng và tài sản đảm bảo cịn lại rất khó xử lý, các con nợ có những biểu hiện chây ỳ, nhưng với biện pháp xử lý nợ kiên quyết, công khai, minh bạch, trong năm 2006, chi nhánh đã xử lý dứt

điểm các khoản nợ tồn đọng, đưa dư nợ quá hạn/ Dư nợ vay xuống thấp, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và tăng thêm thu nhập cho chi nhánh.

d- Hoạt động kinh doanh dịch vụ.

Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì hoạt động dịch vụ ngày càng được chú trọng mở rộng và chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập của ngân hàng. Kinh nghiệm cho thấy phát triển dịch vụ vừa mang lại thu nhập an toàn, vừa là biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ cho các sản phẩm chính, quảng bá cho ngân hàng, thu hút khách hàng. Nhận thức được điều đó, trong thời gian qua, chi nhánh luôn chú trọng mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm mang lại các tiện ích lớn nhất cho khách hàng. Nhờ vậy thu nhập từ dịch vụ ngày càng tăng, năm 2006 đạt hơn 15 tỷ đồng, góp phần khơng nhỏ vào doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh.

Bảng 2.3: Tổng thu từ hoạt động dịch vụ của chi nhánh Đông Đô

(đơn vị: triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2007 2008 Tổng thu dịch vụ Trong đó: - Dịch vụ thị trường quốc tế - Dịch vụ thị trường trong nước

5491.86 3469.31 2022.55 15392.00 9620.00 5772.00

(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh chi nhánh Đô ng Đô)

Qua bảng số liệu ta thấy: tổng thu của chi nhánh từ hoạt động dịch vụ năm 2008 so với năm 2007 đã tăng lên 180.27% ,thu từ dịch vụ thị trường

quốc tế tăng 177.29%, thu từ dịch vụ thị trường trong nước tăng 185.38% đã phần nào chứng tỏ tầm quan trọng hoạt động kinh doanh dịch vụ.

3.1.3.2- Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Mặc dù năm 2008 là một năm đầy khó khăn và thách thức đối với toàn hệ thống ngân hàng Techcombank nói chung và đối với chi nhánh Techcombank nói riêng. Tuy nhiên, biết cách vượt qua khó khăn, chi nhánh Đơng Đơ vẫn có tốc độ phát triển vượt bậc trong kết quả hoạt động kinh doanh của mình.

Bảng 2.4: Lợi nhuận của chi nhánh Đông Đô năm 2007, 2008

(đơn vị: tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2007 2008 Lợi nhuận - Trước dự phòng - Sau dự phòng 28094.82 27680.60 58091.0 0 49687.00

(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2007,2008 chi nhánh Đông Đô)

3.1.3.3- Những thuận lợi trong hoạt động kinh doanh

Kể từ khi thành lập chi nhánh Đông Đô đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ. Để đạt được điều đó chi nhánh đã khai thác và tận dụng những thuận lợi sau:

- Chi nhánh có một đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, sáng tạo, ln hết mình với cơng việc và được đào tạo cơ bản từ các bậc cao đẳng, đại học

và trên đại học; trong đó chủ yếu là các cán bộ có trình độ đại học. Thấy rõ được chất lượng cán bộ là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của chi nhánh, vì vậy chi nhánh đặc biệt quan tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Hiện nay 2/3 cán bộ tại chi nhánh là lực lượng trẻ, có năng lực trình độ; là nguồn lực có chất lượng để chi nhánh Đơng Đơ vững bước vào giai đoạn phát triển hoạt động trong những năm sắp tới, đặc biệt khi mà ngày bắt đầu có hiệu lực của Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đang đến gần.

- Chi nhánh Đông Đô là đơn vị có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Tất cả các phòng ban đều được trang bị máy vi tính và các máy móc đi kèm khác như máy in, máy photocopy, máy fax…để phục vụ cho nhu cầu lưu trữ, cập nhật thơng tin và xử lý dữ liệu. Điều này góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản trị và phục vụ khách hàng, là nền tảng cho sự phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại trong tương lai.

- Chi nhánh Đông Đô luôn được ban lãnh đạo Techcombank tin tưởng chọn làm cơ sở thí điểm cho các chương trình mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới. Vì thế trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, chi nhánh đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, nỗ lực đổi mới toàn diện các mặt hoạt động, kinh doanh đa dạng và hiệu quả.

3.1.3.4- Những khó khăn cịn tồn tại.

Mặc dù được đánh giá là chi nhánh có chất lượng hoạt động khá tốt nhưng nó vẫn cịn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục. Những hạn chế có thể kể đến như sau:

- Về đối tượng cho vay, ngân hàng còn chú trọng vào các đối tượng khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngồi quốc doanh. Trong khi đó các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp quốc doanh thì có xu

hướng giảm dần, gây ra mất cân đối trong cơ cấu tín dụng. Do đó chi nhánh cần tìm những biện pháp mở rộng cho vay, làm đa dạng hoá đối tượn khách hàng để tăng thêm thị phần và tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng.

- Nguồn thông tin cần thiết để thẩm định trước khi cho vay còn hạn chế, thông tin không được cập nhật và đôi lúc cịn thiếu chính xác. Vì vậy, cán bộ tín dụng cịn mất nhiều thời gian và công sức để tự điều tra.

- Hoạt động dịch vụ tuy có tăng trưởng nhưng nguồn thu chính vẫn là từ huy động vốn và cho vay. Hoạt động dịch vụ chủ yếu vẫn trông chờ vào các dịch vụ truyền thống, tiện ích của các sản phẩm chưa có sự khác biệt và tính cạnh tranh khơng cao so với các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn.

- Mặc dù đã quan tâm đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, song cán bộ giỏi nghiệp vụ, đặc biệt là ở một số nghiệp vụ chính vẫn cịn thiếu. Một số cán bộ đã làm tốt nhiệm vụ chuyên mơn nhưng chưa thực sự tích cực trong cơng việc và tìm kiếm khách hàng.

- Cơng tác Marketing bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định nhưng so với u cầu cịn có những hạn chế. Do đó làm hạn chế sự tăng trưởng của dư nợ.

3.2- Đặc điểm nguồn số liệu

Nguồn số liệu được dùng là nguồn số liệu thứ cấp, được thu thập, tích luỹ qua các năm. Vì vậy, số liệu được lấy từ các bản báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo hoạt động tín dụng hàng năm.

3.3- Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng chi nhánh Đơng Đơ

3.3.1- Phân tích các chỉ tiêu phản ánh quy mơ, cơ cấu tín dụng 3.3.1.1- Quy mô, cơ cấu tổng nguồn vốn huy động

a- Quy mô tổng nguồn vốn huy động

Trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng chủ yếu vì vậy việc phân tích vốn huy động có ý nghĩa

Một phần của tài liệu phân tích thống kê hoạt động tín dụng chi nhánh techcombank đông đô thời kỳ 2005 – 2008 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w