Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình phát triển giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học ở trường trung học phổ thông chu văn an tỉnh thái bình luận văn ths giáo dục học (Trang 49)

dục của tỉnh Thái Bình.

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình:

Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền bắc Việt Nam. Tỉnh Thái Bình có 286 đơn vị cấp xã gồm 10 phường, 9 thị trấn và 267 xã. Năm 2011, Thái Bình có 1.786.000 người với mật độ dân số 1.138 người/km². Thái Bình là tỉnh có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp chế biến, khai khống, khai thác nơng thuỷ sản, dịch vụ... là tỉnh điểm về xây dựng nông thôn mới, đã và đang đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Thái Bình tiếp tục thực hiện việc Thành lập Khu kinh tế biển tại 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy rộng 30.580 ha. Trung tâm Điện lực Thái Bình tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy với vốn đầu tư 2.1 tỉ USD, diện tích 254 ha, dự án có cơng suất 1800 MW và Nhà máy sản xuất Amôn Nitrat (công suất 200 ngàn tấn/năm).Trong tương lai không xa quốc lộ ven biển, đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phịng - Quảng Ninh qua Thái Bình sẽ tạo điều kiện cho giao thông, kinh tế, văn hố, xã hội của Thái Bình phát triển...

Huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình có 39 xã - thị trấn, có diện tích tự nhiên là 213,13 km2, dân số 240.000 người, mật độ dân số cao: 1.130 người /km2 [29]. Kinh tế Kiến Xương chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp (có một số ít làng nghề như mây tre đan, chạm bạc, chiếu cói…). Diện tích đất nơng nghiệp chiếm khoảng 70%. Nói chung Kiến Xương là một huyện có kinh tế nông nghiệp chậm phát triển, ngân sách của

huyện thu không đủ chi, người dân thu nhập thấp. Nhiều người dân Kiến Xương nói riêng, người dân Thái Bình nói chung phải đi rất nhiều nơi kiếm sống bằng rất nhiều nghề.

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và của huyện nói riêng đã có nhiều chuyển biến tốt.

2.2.2. Tình hình giáo dục tỉnh Thái Bình

Tính đến tháng 3/2014 Thái Bình có 295 trường mầm non, 293 trường tiểu học, 276 trường trung học cơ sở, 40 trường trung học phổ thơng (có 1 trường THPT chuyên, 27 trường THPT công lập, 13 trường THPT Bán công, dân lập và tư thục), 17 trung tâm GDTX, 02 trường đại học, 04 trường cao đẳng, 04 trường THCN.

Thái Bình là tỉnh giàu truyền thống, đặc biệt là truyền thống hiếu học, khoa bảng. Trong năm học 2012 - 2013, Thái Bình là một trong 5 tỉnh, thành phố đầu tiên trong cả nước được công nhận đạt phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi; Thái Bình đã hồn thành phổ cập giáo dục THCS vào năm 2002, HS tốt nghiệp trung học phổ thông đạt tỷ lệ cao; số HS đỗ đại học, cao đẳng xếp thứ 2 toàn quốc. Nhiều năm gần đây giáo dục THPT Thái Bình luôn đứng vào tốp đầu của cả nước (đứng trong tốp 10 toàn quốc, đứng thứ ba -thứ tư miền Bắc). Năm 2014, Thái Bình vinh dự có hai HS đạt huy

chương vàng trong kỳ thi Olimpic tốn Quốc tế. Kì thi tuyển sinh vào Đại học năm 2014, theo thống kê sơ bộ, Thái Bình có 568 HS của 28 trường THPT thi đỗ đại học đợt 1 đạt 24 điểm trở lên trong đó có 4 HS đỗ Thủ khoa. Với những kết quả đã đạt được trong năm học, Sở GD&ĐT Thái Bình đã được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Những kết quả từ việc thực hiện xuất sắc nhiệm vụ năm học 2013- 2014 của ngành tiếp tục khẳng định vị thế của giáo dục Thái Bình trong tốp các tỉnh, thành phố có chất lượng giáo dục cao của cả nước.

Giáo dục huyện Kiến Xương được đánh giá có chất lượng thứ 3 trong tỉnh. Tất cả các xã thị trấn đều có các trường mầm non, trường tiểu học, trường THCS khang trang kiên cố; Tỷ lệ HS bỏ học rất thấp.

Huyện có một trung tâm GDTX, một Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp. Tất cả các xã thị trấn đều có Trung tâm giáo dục cộng đồng, hoạt động có hiệu quả. Phong trào khuyến học của huyện phát triển mạnh có tác dụng thúc đẩy to lớn tới phong trào giáo dục địa phương. Tồn huyện có trên 2.500 người có trình độ đại học; Có khoảng 3.000 người có trình độ trung cấp. Có 1.866 biên chế GV; Số GV đạt trên

chuẩn 33%; Khơng có GV dưới chuẩn; Số người có trình độ trên đại học cịn ít.

Huyện Kiến Xương có bốn trường THPT cơng lập (THPT Nguyễn Du, THPT Chu Văn An, THPT Bắc Kiến Xương, THPT Bình Thanh). Có một trường THPT dân lập và một Trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp có chức năng đào tạo HS THPT vừa học vừa làm. Hàng năm, các trường công lập trong huyện tuyển sinh khoảng 2.500 HS lớp 9 (gồm HS hệ công lập) chiếm khoảng 60% tổng số HS tốt nghiệp THCS. Nếu tính cả HS vào học các trường THPT bán công, Trung tâm GDTX và Trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp thì tỷ lệ này là trên 80%. Chất lượng dạy và học ở các trường THPT công lập trong huyện chưa đồng đều; trong khi trường THPT Nguyễn Du là trường THPT chuẩn Quốc gia từ năm 2006, được xếp vào TOP 100 trường THPT cả nước thì có trường THPT Bình Thanh là một trong những trường xếp hạng cuối trong tỉnh. Các trường THPT Nguyễn Du, THPT Chu Văn An, THPT Bắc Kiến Xương nằm trong số 15 trường bảng A của tỉnh, có chất lượng dạy và học tương đối tốt, có tỷ lệ HS đỗ đại học, cao đẳng, TCCN năm đầu cao (Từ năm 2007 đến nay tỷ lệ đó ở các trường đều trên 60%).

Chất lượng giáo dục đạo đức ở các trường THPT công lập trong huyện nói chung tương đối tốt; Đa số HS ở các trường trên chăm ngoan, có mục đích, động cơ thái độ học tập đúng đắn. Tỷ lệ xếp loại đạo đức từ khá trở lên hàng năm khoảng 97%. Tỷ lệ lên lớp sau thi lại hàng năm trên 98%. Tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp THPT luôn ở mức cao (tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp THPT các trường công lập huyện Kiến Xương đạt từ 93% đến 100%).

2.3. Thực trạng DH và quản lý hoạt động DH ở trƣờng THPT Chu Văn An, tỉnh Thái Bình.

2.3.1.Vài nét về Trường THPT Chu Văn An

Trường THPT Chu Văn An được thành lập từ năm 1972 với tiền thân là trường Cấp III Vũ Quý, trường được xây dựng trên địa bàn xã Vũ Quý, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, cách thành phố Thái Bình 06 km. Năm 2002, kỷ niệm 30 năm thành lập trường vinh dự đổi tên thành trường THPT Chu Văn An. Tới nay, trường đã trải qua 43 năm xây dựng và trưởng thành. Trường có bề dày truyền thống, năm 2009 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia; năm 2014 được công nhận trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ cao nhất: cấp độ 3. Trường được đón nhận nhiều

hạng Nhì năm 2012.

- Đội ngũ GV của trường năm học 2014- 2015: Có 78 CBGV, 100% trình độ đạt chuẩn. Có 08 cán bộ GV có trình độ Thạc sĩ. Đội ngũ CBQL, GV, NV hàng năm tương đối ổn định. Phần lớn GV có trình độ CM vững vàng, có gần tinh thần trách nhiệm, đoàn kết.

Bảng 2.2: Cơ cấu nhân sự CBQL, GV và nhân viên năm học 2014-2015.

(Đơn vị tính: Người) Đối tượng Số lượng Biên chế Hợp đồng Số thiếu Số thừa Trình độ Trên chuẩn Chuẩn Dưới chuẩn I. CBQL 3 3 0 1 0 3 0 0 II. Chi bộ Đảng 32 32 0 0 0 6 26 0 II. Nhân viên chia theo tổ

1.Văn 9 8 1 1 0 0 9 0 2. Toán 11 11 0 0 0 3 8 0 3. Lý-Tin-KTCN 15 15 0 0 0 0 15 0 4. Hóa-Sinh-KTNN 14 13 1 0 2 1 13 0 5. Sử-Địa-N.ngữ 20 19 1 0 2 3 17 0 6. GDCD-GDTC 9 9 0 0 2 1 8 0 * Tổ văn phòng: 1 9 2 7 2 0 0 4 5 Tổng cộng 87 77 10 3 6 8 74 5 (Nguồn: Văn thư - Lưu trữ trường THPT Chu Văn An, tỉnh Thái Bình)

- Trong 3 năm học gần đây HS nhà trường tương đối ổn định với số lượng trên dưới 1500 HS, đảm bảo tiêu chuẩn 45 HS/lớp tạo điều kiện thuận lợi cho HĐDH phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. (số liệu ở bảng: 2.6)

- Các tổ chức đồn thể: Cơng đồn, Đồn TN, Hội CMHS tích cực hoạt động góp phần giúp nhà trường hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học.

- CSVC trang thiết bị giáo dục tương đối đầy đủ. Trường lớp khang trang, cảnh quan nhà trường thống mát, sạch sẽ. Tổng diện tích khn viên nhà trường 21.200m2, có 01 khu nhà hiệu bộ 2 tầng, 3 dãy nhà học 3 tầng, có đủ phịng học, phịng chức năng: phịng bộ mơn, thư viện, thí nghiệm...phục vụ cho hoạt động dạy và học.

- Chất lượng giáo dục qua các thời kỳ ngày càng được khẳng định. Kết quả thi tốt nghiệp hàng năm đạt từ 95-100%, thi tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ, THCN đạt trên 80%, Kết quả thi HS giỏi nhiều năm xếp ở tốp giữa trong các trường THPT của tỉnh. Nhìn chung HS nhà trường chăm ngoan, hiếu học. Nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo, quan tâm, tạo điều kiện của các cấp uỷ đảng, chính quyền, của nhân dân và phụ huynh HS trong vùng.

- Công tác tuyển sinh: Thi tuyển, chất lượng đầu của trường ở vào tốp trung bình trong 04 trường THPT hệ cơng lập trong Kiến Xương.

2.3.2. Thực trạng hoạt động DH ở trường THPT Chu Văn An, tỉnh Thái Bình

2.3.2.1. Hoạt động DH của GV

* Về cơ cấu đội ngũ GV và GV dạy giỏi năm học 2014-2015

Bảng 2.3: Cơ cấu đội ngũ GV và GV dạy giỏi năm học 2014-2015

Đối tƣợng

Số lƣợng

Giới tính

Thâm niên

công tác Thi đua

Nam Nữ < 10 năm 10 ->20 nă m > 20 năm GVDG cơ sở GVDG tỉn h CSTĐ cơ sở GV 78 17 61 33 30 15 20 10 13 GV chia theo tổ CM: 6 tổ Văn 9 0 9 2 5 2 2 1 2 Toán 11 3 8 3 6 2 0 1 1 Lý-Tin-KTCN 15 5 10 10 2 3 6 2 3 Hóa-Sinh-KTNN 14 2 12 7 4 3 1 2 1 Sử-Địa-Ngoại ngữ 20 5 15 10 8 2 7 3 3 GDCD-GDTC 9 2 7 1 5 3 4 1 3

(Nguồn: Văn thư-Lưu trữ trường THPT Chu Văn An, tỉnh Thái Bình)

Qua bảng 2.3 về đội ngũ GV của nhà trường năm học 2014-2015 cho thấy, tổng số GV nam ít (17 chiếm 21,8%), GV nữ đơng (61 chiếm 78,2%), đa số là nữ GV trẻ đang trong độ tuổi sinh và nuôi con nhỏ, một số GV nhà ở xa trường (khoảng 60%), đời sống thu nhập thấp, hoàn cảnh gia đình khó khăn phải làm thêm các công việc khác để tăng thu nhập. Đây là vấn đề rất khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến chất

lượng DH của nhà trường. Số GV có thâm niên cơng tác dưới 10 năm chiếm tỷ lệ cao, đây là lực lượng trẻ được đào tạo bài bản, nhiệt huyết, có khả năng thích ứng, đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay, tuy nhiên kinh nghiệm cơng tác cịn hạn chế; 15 GV có thâm niên cơng tác trên 20 năm, có kinh nghiệm giảng dạy, một số giữ vị trí nhóm trưởng, tổ trưởng CM, CBQL nhà trường là đội ngũ cốt cán trong bồi dưỡng, giúp đỡ đội ngũ kế cận, tuy nhiên có một số GV sức khỏe yếu, thường xuyên nghỉ dạy cũng làm ảnh hưởng tới nề nếp CM.

* Về tình hình, chất lượng đội ngũ GV qua các năm.

Bảng 2.4: Tình hình, chất lượng đội ngũ GV qua các năm

Năm học

Tổng số GV

Số lượng GV dạy giỏi Đánh giá, XL theo CNN Cấp tỉnh % Cấp CS % X. sắc % Khá % T.Bình % Kém % 2012- 2013 79 9 11,4 39 49,4 22 27,8 52 65,8 5 6,3 0 0 2013- 2014 79 11 13,9 41 51,9 25 31,6 51 64,6 3 3,8 0 0 2014- 2015 78 10 12,8 40 51,3 28 35,9 48 61,5 2 2,6 0 0 (Nguồn: Văn thư - Lưu trữ trường THPT Chu Văn An, tỉnh Thái Bình)

Qua bảng thống kê trên cho thấy, tổng số GV nhà trường tương đối ổn định qua các năm học, số lượng GV đạt danh hiệu GV dạy giỏi các cấp chiếm tỷ lệ cao (trên 50

%), kết quả đánh giá xếp loại GV của nhà trường theo chuẩn nghề nghiệp (CNN) cho

thấy tỷ lệ xếp loại Xuất sắc, Khá tăng lên qua các năm học, tỷ lệ Trung bình giảm, kết quả trên cho thấy đội ngũ GV nhà trường ln có ý thức phấn đấu để nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ CM nghiệp vụ, phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

* Xây dựng nề nếp DH

Nhà trường chú trọng xây dựng nề nếp CM, nâng cao tính tự giác, trách nhiệm của GV đến mức chúng trở thành hành vi, thói quen làm việc có tổ chức, kỷ luật và theo những quy định của ngành và nhà trường đề ra.

- Thực hiện các hoạt động, họp theo đúng quy chế CM: Họp hội đồng 4 tuần/1 lần; Họp đồn thể 4 tuần/lần; Họp tổ nhóm CM 2 tuần/ lần. Tổ nhóm CM tổ chức dự giờ, họp rút kinh nghiệm sau giờ dạy theo quy định.

- GV lên lớp đúng giờ theo hiệu lệnh trống, đúng thời khố biểu, khơng bỏ giờ, đổi giờ tuỳ tiện. Mọi giờ nghỉ có lý do đều được báo cáo và thực hiện theo đúng quy định của nhà trường. Quản lý chặt chẽ giờ dạy thêm, dạy phụ đạo, bồi dưỡng HS giỏi, quản lý chặt chẽ HS.

- GV đã thực hiện kiểm tra, chấm trả bài cho HS, số lần bài kiểm tra, nhập điểm vào sổ điểm cá nhân, sổ gọi tên ghi điểm, học bạ.... cũng như chịu trách nhiệm về tính tốn điểm số theo đúng quy định.

- Mỗi GV có một bộ hồ sơ CM đầy đủ, có chất lượng. Theo công văn số 474/GDTrH ngày 14/8/2012 của Sở GD &ĐT Thái Bình, gồm:

1. Thiết kế bài dạy (giáo án).

2. Sổ KH giảng dạy theo tuần (sổ báo giảng). 3. Sổ dự giờ thăm lớp.

4. Sổ thơng bài - Sinh hoạt tổ, nhóm CM; KH nâng cao chất lượng bộ mơn. 5. Sổ kiểm tra đánh giá.

6. Sổ điểm cá nhân.

7. Sổ công tác chủ nhiệm và quản lý HS.

Ngoài ra tất cả cán bộ GV đều có sổ để ghi chép nội dung trong các buổi họp của nhà trường (không phải sổ sinh hoạt CM).

- BGH cùng các tổ trưởng CM, ban thanh tra nhân dân kiểm tra hồ sơ GV định kỳ trong năm học 4 lần, thường vào tháng 10, tháng 12, tháng 3 và tháng 4 hàng năm.

Qua tìm hiểu và khảo sát thực tế cho thấy hoạt động DH của GV được thực hiện tương đối tốt trên các mặt:

- Công tác chuẩn bị bài của GV được thực hiện khá chu đáo. Giáo án soạn theo chuẩn của Bộ, xác định rõ mục tiêu, KH lên lớp, sử dụng thiết bị DH (nếu có), dự kiến tổ chức các hoạt động DH, dạy thí nghiệm, thực hành, khi soạn bài có dự kiến các tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết....Bài soạn bám sát nội dung giảm tải, đúng PPCT; Có cột điều chỉnh sau tiết dạy; tách tiết, phân chia thời gian theo đề mục; Ghi đầy đủ thời gian soạn giảng (ngày, tháng, năm), soạn trước khi dạy từ 1 đến 2 tuần. (Các giáo án cũ sử dụng đã có phần soạn bổ sung).

- Kiểm tra việc GV vào điểm, tính điểm, sửa điểm cho thấy: Điểm kiểm tra thường xuyên, điểm kiểm tra định kỳ được vào sổ điểm theo đúng PPCT (tính tới thời

điểm kiểm tra). Tuy nhiên, vẫn còn một số GV sửa điểm chưa đúng quy định. Nội

dung cấu trúc ra đề kiểm tra được thống nhất trong tổ nhóm CM; Ra đề kiểm tra theo ma trận, có đáp án biểu điểm, có thống kê, rút kinh nghiệm… đánh giá HS cơ bản chính xác, khách quan.

- Kiểm tra công tác dự giờ, thao giảng của GV cho thấy: GV dự đủ số tiết theo yêu cầu, sau mỗi tiết dự có nhận xét, rút kinh nghiệm, đánh giá cho điểm tiết dự cùng tổ CM. Tuy nhiên, cịn một số GV dự giờ mang tính đối phó cho đủ số tiết quy định. Việc đăng ký thi đua, thao giảng thực hiện có nề nếp, hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng DH. Qua các tiết dự giờ cho thấy GV đã sử dụng đa dạng các hình thức DH, PPDH phù hợp nội dung bài học, phù hợp với đối tượng HS và điều kiện lớp học góp phần phát huy tính chủ động tích cực của HS. Các phương pháp được GV sử dụng khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học ở trường trung học phổ thông chu văn an tỉnh thái bình luận văn ths giáo dục học (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)