Đặc điểm thị trường nghành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần sky build (Trang 36 - 38)

2.1 Tổng quan về công ty cổ phần Sky Build

2.1.5 Đặc điểm thị trường nghành

Trải qua nhiều giai đoạn của nền kinh tế, ngành công nghiệp dệt Việt Nam đã từng bước phát triển ổn định và trở thành một khâu đoạn quan trọng của ngành dệt may tại Việt Nam. Đặc biệt, với chính sách mở cửa nền kinh tế thơng qua việc ký kết các hiệp định thương mại ngành kéo sợi sẽ thêm các cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Năm 2021 được xem là một năm thắng lợi của ngành sợi Việt Nam khi có sự tăng trưởng đột biến cả về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam đạt 1,32 triệu tấn, trị giá 3,6 tỷ USD, tăng 26,9% về lượng và 62,1% về trị giá so với cùng kỳ 2020.

Tồn kho sợi ở Trung Quốc và các nước sản xuất dệt may đã cạn kiệt, cùng với lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ bơng Tân Cương của Mỹ tác động mạnh đến chuỗi cung cầu sợi, khiến nhu cầu sợi tăng cao. Cùng với đó, các gói kích cầu phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 của các nước phát triển và việc tiêm chủng vắc xin rộng rãi cũng khiến kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi, cầu dệt may khởi sắc trở lại sau chuỗi đứt đoạn của năm 2020.

Ngành sợi Việt Nam với hơn 70% sản lượng dùng để xuất khẩu, trong đó xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 55 -70% tuỳ từng giai đoạn. Mặt khác, nguồn nguyên liệu đầu vào chính của ngành sợi là bơng lại hồn tồn nhập khẩu với hơn 50% đến từ Mỹ, còn lại từ các nước khác như Brazil, Ấn Độ, Úc, Tây Phi…. Rõ ràng, điều này cho thấy ngành sợi Việt Nam dễ bị ảnh hưởng trước các biến động về kinh tế, chính trị, quan hệ thương mại giữa các nước.

29

Điểm đáng chú ý nữa là trước đây, nguồn cung nguyên phụ liệu của Việt Nam phần lớn phụ thuộc vào nước ngồi. Tuy nhiên trong tình hình đại dịch Covid-19 từ đầu năm tới nay buộc các DN phải tìm giải pháp trong các mối quan hệ đối với các DN từ dệt, sợi, nhuộm đến công đoạn may. Khi ngành kéo sợi bị giảm ở các nước XK thì các doanh nghiệp đã tìm về thị trường nội địa. Tương tự, ngành dệt nhuộm cũng phải thay đổi phương thức sản xuát vải để phục vụ cho các DN trong nước sản xuất khẩu trang và các đơn hàng XK có giá trung bình thấp. Điều này đã tạo ra nối kết về phần cung thiếu hụt ngay tại thị trường trong nước và hoạt động liên kết chuỗi tốt hơn nhiều so với năm 2020.

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất khẩu của ngành Dệt May, tuy vậy, đây là chỉ là sự gián đoạn trong ngắn hạn, dự báo, xuất khẩu toàn ngành dệt may sẽ lấy lại đà tăng trưởng trong năm 2022.

Các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam đã chủ động nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề, chuyển hướng sản xuất từ hình thức chỉ nhận gia cơng sang hình thức tự chủ nguồn ngun liệu, tự thiết kế và hoàn thành sản phẩm. Đặc biệt, việc các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào thiết bị, cơng nghệ tự động hóa cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nền tảng để ngành dệt may chống chịu được những áp lực của thị trường về chất lượng, về điều kiện cần phải giao hàng nhanh, …

30

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần sky build (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)