Sơ lược về tình hình sử dụng đất trên cả nước

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng vi phạm hành chính trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2008 2012 (Trang 27 - 29)

- Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành về đất đai trong việc xử

1.3.1. Sơ lược về tình hình sử dụng đất trên cả nước

Theo Báo cáo Tổng kết thi hành Luật đất đai năm 2003 và định hướng sửa đổi Luật đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường [2] cho thấy đất của nước ta hiện có khoảng 33.096 nghìn ha, là một trong những nước có diện tích đất đai bình quân đầu người thấp trên thế giới (khoảng 0,37 ha đất tự nhiên/người và 0,28 ha đất nông nghiệp/người). Trong tổng diện tích tự nhiên của cả nước có 90,44% diện tích đã được khai thác đưa vào sử dụng

cho các mục đích; cụ thể về tình hình sử dụng đất theo số liệu thống kê đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2010 như sau:

- Đất nơng nghiệp: 26.226 nghìn ha (chiếm 79,24% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước), trong đó diện tích đất trồng lúa là 4.120 nghìn ha;

- Đất phi nơng nghiệp: 3.705 nghìn ha (chiếm 11,20% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước), trong đó diện tích đất ở là 684 nghìn ha (đất ở tại nơng thơn là 550 nghìn ha; đất ở tại đơ thị là 134 nghìn ha); đất sản xuất kinh doanh phi nơng nghiệp là 259 nghìn ha, đất có mục đích cơng cộng là 1.207 nghìn ha;

- Đất chưa sử dụng: 3.164 nghìn ha (chiếm 9,56% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước), trong đó chủ yếu là đất núi đá chưa sử dụng (2.632 nghìn ha).

Nhìn chung, việc sử dụng đất ngày càng tiết kiệm và hiệu quả, quỹ đất được bố trí sử dụng hợp lý và bước đầu đáp ứng được yêu cầu phát triển KT- XH, đảm bảo an ninh, quốc phịng, an ninh lương thực, phát triển đơ thị, công nghiệp, dịch vụ theo u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên vẫn cịn rất nhiều các hạn chế, thiếu sót, vi phạm pháp luật về đất đai trong hầu hết các lĩnh vực như bồi thường, giải phóng mặt bằng; thu hồi, giao đất, cho thuê đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cấp GCNQSDĐ; tài chính về đất đai…Riêng diện tích đất bị thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai trong gần 7 năm vừa qua trên cả nước là 50.906 ha của 1.481 tổ chức và 598 hộ gia đình, cá nhân. Một số tỉnh có diện tích đất vi phạm bị thu hồi lớn như: Bình Phước 6.070 ha, Phú Yên 5.813 ha, Đăk Nông 5.791 ha, Quảng Nam 5.217 ha, Gia Lai 2.719 ha, Quảng Ninh 2.245 ha, Khánh Hòa 604 ha, Hà Nội 594 ha…

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai rất phức tạp như vậy là do công tác thanh tra, kiểm tra về đất đai chưa được thực hiện tốt. “Công tác thanh tra chưa được tổ chức thường xuyên, còn thiếu tính chủ động, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi

của thực tiễn. Việc xử lý sau thanh tra của các cấp, các ngành chưa kiên quyết, triệt để, kịp thời làm hạn chế đến hiệu quả hoạt động thanh tra, cụ thể: tình trạng lấn chiếm đất cơng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp, sử dụng sai mục đích, để đất hoang hóa diễn ra thường xun và dưới nhiều hình thức gây bức xúc trong dư luận nhân dân và xã hội nhưng chưa có chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa các hành vi vi phạm; chế tài quy định xử lý, xử phạt vi phạm pháp luật đất đai còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm,, [2, tr. 28]. Từ đó cho thấy, tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất

đai đối với nước ta hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm khai thác tốt hơn nữa nguồn lực từ tài nguyên đất cho phát triển KT-XH, đồng thời quy định cụ thể, rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất để góp phần hạn chế thấp nhất các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, đáp ứng tốt nhất yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng vi phạm hành chính trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2008 2012 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w