- Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành về đất đai trong việc xử
3.1.2. Sơ lược về điều kiện kinh tế-xã hội của huyện Vĩnh Tường
Về phát triển kinh tế
Năm 2012, mặc dù có nhiều khó khăn, tổng giá trị sản xuất (giá cố định
năm 1994) vẫn đạt 3.542.633 triệu đồng, tăng 15,13% so cùng kỳ. Cơ cấu kinh
tế phát triển theo hướng cơng nghiệp-thương mại, dịch vụ-nơng nghiệp, trong đó: Cơng nghiệp, xây dựng chiếm 45,07%, thương mại, dịch vụ chiếm 30,83% và nơng nghiệp chiếm 24,1%. Thu nhập bình qn đầu người một năm đạt 21,22 triệu đồng bằng 41,48% thu nhập bình quân đầu người của cả tỉnh [26].
Trên địa bàn huyện đã, đang hình thành và phát triển những vùng sản xuất tập trung, những cụm công nghiệp, cụm kinh tế - xã hội, làng nghề như: Cụm kinh tế - xã hội Tân Tiến- Thổ Tang, cụm kinh tế - xã hội Đại Đồng, khu công nghiệp Chấn Hưng, cụm cơng nghiệp Đồng sóc (xã Vũ Di), làng nghề mộc An Tường, làng nghề rèn Lý Nhân...với 146 doang nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực đã và đang tạo tiền đề cho việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của huyện.
Về dân số, giáo dục, y tế, văn hóa và thơng tin liên lạc
- Tồn huyện hiện có 52.784 hộ với 204.342 nhân khẩu, mật độ dân số
1.419 người /km2 (mật độ dân số trung bình của tỉnh là 825 người /km2 ), đây là địa bàn có mật độ dân số cao trong tỉnh. Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh, tỷ lệ dân số phát triển tự nhiên năm 2012 là 1,46 %. Số người đang trong độ tuổi lao động 118.494 người chiếm 57,99 % dân số [5]. Các di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng ở Vĩnh Tường có khá nhiều như: Đền đá (Phú Đa), Đền Ngự dội (Vĩnh Ninh), Bia tưởng niệm Liệt sĩ Lê Xoay (xã Bồ Sao), Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm (xã Bình Dương), Chùa Tùng Vân (thị trấn Thổ Tang), chùa Tân Cương (xã Tân Cương)… Người dân Vĩnh Tường nổi
tiếng về sự năng động, sáng tạo, chịu khó, trong đó có thị trấn Thổ Tang là địa bàn nổi tiếng miền Bắc và cả nước về sự năng động sáng tạo trong phát triển kinh tế, các làng nghề nổi tiếng như làng nghề Mộc Bích Chu (xã An Tường); làng nghề Rèn (xã Lý Nhân)…
- Vĩnh Tường là địa phương có bề dày phát triển giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc với hệ thống hơn 100 trường học từ cấp học mầm non cho đến cấp học trung học phổ thông và một trường dạy nghề, hàng năm giáo dục và đào tạo trên 48 nghìn học sinh. Tính đến năm 2012 tồn huyện có 78,22% số trường đạt chuẩn quốc gia, trong năm 2012 có 899 học sinh đoạt giải ở các cấp và tỷ lệ học sinh đỗ Đại học, Cao đẳng đạt 76,26%...[26]
- Hiện nay trên địa bàn huyện có 01 bệnh viện đa khoa, 02 phòng khám khu vực, 01 trung tâm y tế dự phòng và 29 trạm y tế xã, thị trấn đạt bình quân 15 giường bệnh/1 vạn dân. Cơng tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu bước đầu đáp ứng được nhu cầu của người dân trong huyện.
- Tính đến năm 2012, tồn huyện có 82,4% gia đình văn hóa; 72,5% làng văn hóa và 93,5% cơ quan, đơn vị văn hóa [26]. Một số cơng trình văn hóa đang được quy hoạch, đầu tư tôn tạo, xây dựng như: Nhà bia tưởng niệm Liệt sỹ Lê Xoay (xã Bồ Sao), khu lưu niệm Bác Hồ về thăm (xã Bình Dương), chùa Tùng Vân (thị trấn Thổ Tang)... Tồn huyện hiện có 01 sân vận động cấp huyện và 29 sân vận động ở các xã, thị trấn phục vụ các hoạt động thể dục, thể thao, các sự kiện văn hóa.
- Vĩnh Tường là một huyện có hệ thống lưới điện khá phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc với 88 trạm biến áp có tổng cơng suất là 23,710 KVA; các xã, thị trấn trong huyện đều có lưới điện cơ bản hồn chỉnh, 100% các hộ dân và cơ quan, tổ chức, đơn vị sản xuất, kinh doanh được sử dụng điện. Ngành bưu chính, viễn thơng cung cấp cơ bản các nhu cầu về thơng tin, liên lạc, giải trí cho người dân.
Về môi trường
Vĩnh Tường là huyện đồng bằng, người dân sống bằng nghề làm nơng nghiệp là chính. Sự phát triển công nghiệp, đô thị mới ở bước đầu, các điều kiện về môi trường, sinh thái cơ bản cịn giữ được. Tuy nhiên sự phát triển cơng nghiệp, đơ thị cũng đã có những ảnh hưởng nhất định đến mơi trường: chất thải công nghiệp, sinh hoạt, thương mại, dịch vụ, đặc biệt là việc sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp... cũng đã có tác động xấu tới mơi trường, làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng không tốt đến hệ sinh thái nông nghiệp và đời sống của nhân dân.