Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi theo đối tƣợng tại Vietinbank

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động huy động vốn tiền gửi khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh thanh xuân (Trang 44 - 48)

2.6 Phân tích thực trạng mở rộng hoạt động huy động vốn tiền gửi khách

2.6.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi theo đối tƣợng tại Vietinbank

Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi theo đối tƣợng tại Vietinbank chi nhánh Thanh Xuân giai đoạn năm 2019-2021

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

1. Tiền gửi của Tổ chức kinh tế

5.069 41,6 7.388 37,1 7.953 35,5

Không kỳ hạn 634 5,2 702 3,52 704 3,14

Có kỳ hạn 4.436 36,4 6.685 33,55 7.249 32,4

Ký quỹ -1 -0,004 1 0,006 0 0

2. Tiền gửi của dân cư 6.347 52 11.708 58,75 14.301 63,9

Không kỳ hạn 1.171 9,6 2.067 10,4 1.461 6,53 Có kỳ hạn 5.176 42,5 9.642 48,4 12.839 57,4

3. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng và các nguồn khác

758 6 833 4,0 126 0,56

Không kỳ hạn 128 1,05 122 1,0 4 0,02

Có kỳ hạn 630 5,2 711 4,0 122 0,55

Tổng nguồn vốn tiền gửi 12.174 100 19.928 100 22380 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinabank chi nhánh Thanh Xuân năm 2019 - 2021)

6%

42%

52%

1. Tiền gửi của Tổ chức kinh tế

2.

3. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng và các nguồn khác

Biểu đồ 2.5 Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi theo đối tƣợng tại Vietinbank chi nhánh Thanh Xuân giai đoạn năm 2019

bb

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinabank chi nhánh Thanh Xuân năm 2019)

Biểu đồ 2.6 Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi theo đối tƣợng tại Vietinbank chi nhánh Thanh Xuân giai đoạn năm 2020

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinabank chi nhánh Thanh Xuân năm 2020)

4%

37%

59%

1. Tiền gửi của Tổ chức kinh tế

2.

3. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng và các nguồn khác

0.56%

35%

64%

1. Tiền gửi của Tổ chức kinh tế

2.

3. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng và các nguồn khác

Biểu đồ 2.7 Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi theo đối tƣợng tại Vietinbank chi nhánh Thanh Xuân giai đoạn năm 2021

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinabank chi nhánh Thanh Xuân năm 2021)

Giai đoạn 2019-2021 cơ cấu hay huy động vốn theo đối tượng khách hàng của Vietinbank chi nhánh Thanh Xuân. Tuy nhiên, nguồn vốn này biến động không ổn định qua các năm. So với năm 2019, năm 2020 tăng 2.319 tỷ đồng tương đương tăng 45,74%, năm 2020 tăng 565 tỷ đồng tương đương 7,65%. Đây là nguồn vốn lớn và chủ yếu của chi nhánh nhưng trong giai đoạn 2019-2021 thì nguồn vốn này đã có những biến động lớn, một phần là do dịch bệnh làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của các công ty, doanh nghiệp, nên việc ảnh hưởng tới dòng tiền cũng như việc các tổ chức kinh tế rút tiền ra cũng rất nhiều, dịch bệnh Covid 19 diễn ra khá phức tạp có thể làm tăng mạnh nhu cầu sử dụng tiền dự trữ để duy trì các chi phí cần thiết, cũng như hoạt động của các công ty, doanh nghiệp, nhằm duy trì sự ổn định và vị thế kinh doanh, khiến tiền gửi ngân hàng của đối tượng từ các tổ chức kinh tế bị rút ròng rất mạnh. Tuy nhiên, Vietinbank chi nhánh Thanh Xuân cũng đã có những biệp pháp về lãi suất thấp, là tiền đề để cho các hoạt động dịch vụ thanh toán của ngân hàng phát triển, và đã làm rất tốt so với các chi nhánh khác cũng như các ngân hàng khác trong giai đoạn dịch bệnh xảy ra. Cũng trong giai đoạn 2019-2021 đã có sự tăng trưởng nhanh về số lượng tài khoản giao dịch cũng như số dư tiền gửi.

Song, do tiền gửi của các tổ chức kinh tế không được ổn định nên việc này gây khó khăn trong cơng tác điều hành nguồn vốn. Chính vì vậy, chi nhánh cũng đã có những điều chỉnh giảm tỷ trọng nguồn vốn trong cơ cấu nhằm chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn, năm 2019 là 41,6%, năm 2020 là 37,1% và năm 2021 là 35,5%.

Tiền gửi tiết kiệm của dân cư được coi chính là nguồn vốn huy động có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, con số ấy được phản ánh qua bảng 2.3. Đây là một trong những hình thức huy động vốn truyền thống của ngân hàng mà được người dân quen sử dụng dịch vụ với mục đích hưởng lãi suất hoặc tiết kiệm cho tiêu dùng tương lai. Việc gửi rồi rút một cách thuận tiện, được cầm cố để vay với lãi suất thấp ở ngân hàng, Vietinbank chi nhánh Thanh Xuân quy định nếu khách hàng có nhu cầu vay tiền có sổ tiết kiệm gửi tại thời điểm đó, thì mức lãi suất ưu đãi được quy định theo từng giai đoạn cụ thể và phù hợp với lãi suất trên thị trường. Bên cạnh đó, hình thức huy động vốn này cũng có những hạn chế nhất định là không sử dụng được các dịch vụ ngân hàng từ số dư tiền gửi tiết kiệm, không bán mua hay chuyển nhượng được trên thị trường. Đây cũng có thể coi là khó khăn khơng nhỏ, ảnh hưởng tới các hoạt động huy động vốn.

Tiền gửi từ các tổ chức tín dụng và các nguồn khác thì tăng giảm thất thường. So với năm 2019 thì năm 2020 tăng 75 tỷ đồng tương đương 9,9%. Điều này cho thấy quy mơ khá thấp cũng như có xu hướng giảm và số lượng thì chưa đáng kể, vì hầu như tập trung vào tiền gửi của nguồn vốn huy động theo đối tượng.

Khách hàng là dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tiền gửi của Vietinbank chi nhánh Thanh Xuân. Cụ thể năm 2019 chiếm 52%, năm 2020 tăng lên và chiếm 58,75%, vẫn tiếp tục tăng trong năm 2021 là 63,9%. Lượng tiền huy động từ khu vực này ngày càng có xu hướng tăng lên nhanh chóng và tăng đều. Quy mô nguồn vốn này cũng phát triển không ngừng. So với năm 2019, năm 2020 tăng 5.361 tỷ đồng tương đương 84,5%, năm 2021 tiếp tục tăng 2.593 tỷ đồng tương đương 22,14%. Trong đó nguồn vốn có khách hàng dân cư là tăng mạnh nhất, chiếm tỷ trọng lớn trên tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh, năm 2019 chiếm 42,5 %, năm 2020 chiếm 48,4%, và năm 2021 chiếm 57,4%. Bởi địa bàn đông dân cư là một lợi thế cho ngân hàng trong việc đẩy mạnh huy động nguồn vốn này.

2.6.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ tại Vietinbank chi nhánh Thanh Xuân

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động huy động vốn tiền gửi khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh thanh xuân (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)