Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạch ốp lát

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạch ốp lát của công ty cổ phần công nghiệp minh quân vào thị trường châu âu (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU GẠCH ỐP LÁT

1.2. Tổng quan về xuất khẩu gạch ốp lát

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạch ốp lát

1.2.3.1. Nhóm nhân tố khách quan

Nhân tố kinh tế

Nhân tố kinh tế như tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng… tác động đến hoạt động xuất khẩu cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Ở tầm vĩ mô, chúng tác động đến đặc điểm và sự phân bổ các cơ hội kinh doanh quốc tế cũng như quy mô của thị trường. Ở tầm vi mô, các yếu tố kinh tế lại ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức và hiệu quả của doanh nghiệp. Các yếu tố giá cả và sự phân bổ tài nguyên ở các thị trường khác nhau cũng ảnh hưởng tới quá trình sản xuất, phân bổ nguyên vật liệu, vốn, lao động và do đó ảnh hưởng tới giá cả và chất lượng hàng hóa xuất khẩu.

Nhân tố văn hóa, xã hội

Mỗi nước đều có những tập tục, quy tắc, kiêng kỵ riêng. Chúng được hình thành theo truyền thống văn hố của mỗi nước và có ảnh hưởng to lớn tới tập tính tiêu dùng của khách hàng nước đó. Tuy sự giao lưu văn hố giữa các nước đã làm xuất hiện khá nhiều tập tính tiêu dùng chung cho mọi dân tộc, song những yếu tố văn hoá truyền thống vẫn cịn rất bền vững, có ảnh hưởng rất mạnh đến thói quen và tâm lý tiêu dùng.

Do vậy yếu tố văn hố có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Bởi vậy muốn khách hàng ở các quốc gia khác nhau tiêu dùng sản phẩm của mình thì doanh nghiệp phải xuất khẩu những mặt hàng có mẫu mã, kiểu dáng, màu

18

sắc phù hợp với văn hoá của từng thị trường nhất định. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường những sản phẩm mang những yếu tố trái với quan niệm, thói quen tiêu dùng, tín ngưỡng của dân cư thì sản phẩm sẽ trở nên lạc lõng và có thể bị tẩy chay ở thị trường đó.

Nhân tố cơng nghệ

Nhân tố cơng nghệ là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh gạch ốp lát. Công nghệ sản xuất gạch ốp lát tiên tiến nhằm tạo ra các dòng sản phẩm gạch ốp lát hiện đại nhằm cung cấp cho người sử dụng những sản phẩm độc đáo, mang nhiều tính năng vượt trội, đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật của các cơng trình, đạt chất lượng quốc tế, thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của người sử dụng. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão như hiện nay, việc thay đổi công nghệ sản xuất gạch ốp lát tiên tiến để theo kịp thế giới là điều tất yếu.

Mơi trường chính trị, luật pháp

Nhân tố chính trị là những nhân tố khuyến khích hoặc hạn chế q trình quốc tế hóa hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn, chính sách của chính phủ có thể làm tăng sự liên kết các thị trường và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng hoạt động xuất khẩu bằng việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, phi thuế quan, thiết lập các mối quan hệ trong cơ sở hạ tầng của thị trường. Khi khơng ổn định về chính trị sẽ cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước và tạo ra tâm lý không tốt cho các nhà kinh doanh

Mỗi quốc gia có hệ thống luật pháp riêng rẽ, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh quốc tế ràng buộc các hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố luật pháp ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu trên những mặt sau:

- Quy định về giao dịch hợp đồng, về quyền bảo hộ tác giả, quyền sở hữu trí tuệ.

- Quy định về lao động, tiền lương, thời gian lao động, nghỉ ngơi, đình cơng

- Quy định về cạnh tranh, độc quyền, về các loại thuế.

- Quy định về vấn đề bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, giao hàng, thực hiện hợp đồng.

- Quy định về quảng cáo, hướng dẫn sử dụng.

Môi trường cạnh tranh

Cạnh tranh một mặt thúc đẩy cho doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị, nâng cấp chất lượng và hạ giá thành sản phẩm… Nhưng nó một mặt nó dễ dàng đẩy lùi các doanh nghiệp khơng có khả năng phản ứng hoặc chậm phản ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.

Sự hấp dẫn của thị trường nước ngồi cịn chịu ảnh hưởng quan trọng của mức độ của cạnh tranh trên thị trường đó. Tham gia thị trường quốc tế tương tự như tham gia vào thị trường nội địa, trong đó một cơng ty tìm cách đạt được lợi thế khác biệt

19

bằng cách đầu tư các nguồn lực vào thị trường đó. Thơng thường, các cơng ty địa phương sẽ áp dụng chiến lược bắt chước, đôi khi thành công. Khi họ thành công, nền kinh tế của quốc gia của họ sẽ nhận được một sự thúc đẩy tốt. Khi họ không thành công, công ty đa quốc gia thường mua lại họ. Với thị trường nước ngồi có mức độ cạnh tranh thấp thì việc thúc đẩy xuất khẩu sẽ thuận lợi hơn. Ngược lại với những thị trường có mức độ cạnh tranh cao, gay gắt thì việc thúc đẩy xuất khẩu sẽ khó càng khó khăn hơn, trong trường hợp xấu nhất doanh nghiệp buộc phải rút lui khỏi thị trường. Muốn thành công trên thị trường này địi hỏi sản phẩm của doanh nghiệp phải có chất lượng tốt, giá hợp lý và có biện pháp quảng cáo hữu hiệu.

Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên là những cái mà tự nhiên ban cho, thơng qua đó các nước khai thác tiềm năng của nó để phục vụ xuất khẩu. Vị trí địa lý có vai trị như là nhân tố tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế cũng như xuất khẩu của một quốc gia. Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện cho phép một quốc gia tranh thủ được phân công lao động quốc tế, hoặc thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ như du lịch, vận tải, ngân hàng…

Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước: Đây là nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu, bao gồm phát triển của hệ thống giao thơng vận tải, trình độ phát của hệ thống thơng tin liên lạc. Nhân tố này có thể tăng cường hoặc hạn chế năng lực giao dịch, mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, tăng cường hoặc hạn chế các dịch vụ vận chuyển hàng hoá xuất của doanh nghiệp.

Nguồn tài nguyên thiên là một trong những nhân tố quan trọng làm cơ sở cho quốc gia xây dựng cơ cấu ngành và vùng để xuất khẩu. Nó góp phần ảnh hưởng đến loại hàng, quy mô hàng xuất khẩu của quốc gia. Giá nguyên vật liệu biến động là yếu tố ảnh hưởng đến thị trường gạch ốp lát.

1.2.3.2. Nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan tác động tới hoạt động xuất khẩu như: cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp, tiềm năng của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp phương thức kinh doanh của doanh nghiệp…

Tiềm năng của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều có tiềm năng riêng của mình, phản ánh thực lực của doanh nghiệp trên thị trường. Khi có một cách đánh giá đúng đắn về tiềm năng của doanh nghiệp sẽ cho phép doanh nghiệp xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh, tận dụng thời cơ và chi phí thấp nhất để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tiềm năng của doanh nghiệp bao gồm:

20

- Sức mạnh về tài chính: Khi doanh nghiệp có một khả năng và nguồn lực về tài

chính mạnh thì doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi trong việc sản xuất ra sản phẩm và tổ chức tiêu thụ một cách hiệu quả nhất do đó có ảnh hưởng lớn đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu. Khả năng về tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp vững vàng hơn trước các biến động bất ngờ của thị trường và là cơ sở để cạnh tranh thành công trên thị trường quốc tế.

- Trình độ năng lực lãnh đạo và quản trị kinh doanh của ban giám đốc doanh

nghiệp: Đây là nhân tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành công trong kinh

doanh của doanh nghiệp. Bởi vì trình độ và năng lực quản trị kinh doanh của ban giám đốc doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp có được các chiến lược kinh doanh đúng đắn, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tận dụng được các cơ hội của thị trường quốc tế trên cơ sở khả năng vốn có của mình.

- Trình độ và năng lực kinh doanh xuất khẩu của đội ngũ cán bộ kinh doanh trong

doanh nghiệp: Cán bộ kinh doanh là những người trực tiếp thực hiện các cơng việc

của q trình xuất hàng hố. Vì vậy, trình độ và năng lực trong hoạt động xuất khẩu của họ sẽ quyết định tới hiệu quả cơng việc, theo đó quyết định tới hiệu quả kinh doanh của tồn doanh nghiệp.

- Trình độ kỹ thuật cơng nghệ: Trình độ kỹ thuật cơng nghệ của doanh nghiệp

được thể hiện ở công nghệ doanh nghiệp đang sử dụng để sản xuất ra sản phẩm, mức độ trang bị máy móc, thiết bị, cơ giới hố, tự động hoá. Điều này phản ánh tiềm năng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp với trang bị kỹ thuật hiện đại sẽ có nhiều lợi thế trong việc tạo ra sản phẩm chất lượng cao với giá thành rẻ và do đó cạnh tranh tốt trên thị trường trong và ngoài nước.

- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Chiến lược kinh doanh của doanh

nghiệp có tác động khơng nhỏ tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chiến lược kinh doanh không phù hợp làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ dẫn đến phá sản còn phù hợp (đúng hướng) sẽ phát triển tốt.

Sản phẩm của doanh nghiệp

Chất lượng sản phẩm cao và giá thành hợp lý sẽ tạo điều kiện cho việc tiêu thụ và thúc đẩy xuất khẩu được thuận lợi hơn. Chỉ có những sản phẩm bảo đảm cả về số lượng, chất lượng, mẫu mã cũng như giá cả mà được thị trường chấp nhận thì mới có khả năng mở rộng thị trường. Cũng phải kể tới những sản phẩm mới, bởi vì lúc này người tiêu dùng chưa biết đến nó cho nên khả năng mở rộng thị trường sản phẩm này là rất cao.

21

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạch ốp lát của công ty cổ phần công nghiệp minh quân vào thị trường châu âu (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)