Bảng 2.11: Hệ số thu nợ năm 2009-2011 Bảng 2.12: Vòng quay vốn tín dụng 2009-2011

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á, Chi nhánh Cần Thơ (Trang 35 - 47)

CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011

Doanh số thu nợ NH 8.976 103.892 153.626

Dư nợ NH bình quân 9.164 63.572 78.668

VQVTD(vòng) 0,98 1,63 1,95

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy vòng quay vốn tín dụng tăng. Điều này chứng tỏ công tác tín dụng ngắn hạn của chi nhánh chuyển biến tích cực công tác thu hồi nợ của chi nhánh trong những năm qua tốt. Nếu thu nợ càng nhiều thì chất lượng tín dụng được đảm bảo, tỷ lệ nợ quá hạn sẽ dừng lại ở mức thấp. Đạt được kết quả khả quan như vậy là do chi nhánh chủ yếu cho vay ngắn hạn, các khoản vay này được sử dụng có hiệu quả, ít rủi ro nên khả năng thu hồi nợ nhanh hơn các khoản vay trung và dài hạn. Việc thu hồi nợ nhanh đã làm cho tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của chi nhánh tăng.

2.2.5.5 Hệ số rủi ro tín dụng

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011

Nợ quá hạn ngắn hạn 0 0 2.098

Tổng dư nợ ngắn hạn 16.228 110.916 46.420

Nợ quá hạn/ Dư nợ (%) 0 0 4,52

Đây là chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng rõ ràng nhất. Năm 2009 và năm 2010 chi nhánh quản lý nợ quá hạn rất tốt nhưng sang năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn tăng đến 4.52%. Mặc dù tỷ lệ này vẫn còn ở dưới (dưới 5%) nhưng tỷ lệ này như vậy là khá cao. Nợ quá hạn phát sinh là do hoạt động cho vay tại chi nhánh gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn ngày càng gay gắt.

2.2.6 Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng rất nhạy cảm, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, chịu sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan như kinh tế, chính trị, xã hội,…Từ đó cũng gây ra không ít thiệt hại cho Ngân hàng.

* Nguyên nhân chủ quan

- Do sự chủ quan từ phía khách hàng: khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích mà cán bộ tín dụng không kiểm soát được, dẫn tới vốn vay không mang lại hiệu quả kinh tế và khách hàng không có khả năng trả nợ khi đến hạn; hoặc khách hàng không có thiện chí trả nợ.

- Một số trường hợp cho vay vượt quá khả năng thanh toán nên khi đến hạn thu nợ, khách hàng không đủ vốn tích luỹ để trả nợ cho ngân hàng.

- Định giá tài sản thế chấp không đúng với giá trị thực tế do cán bộ tín dụng chưa đủ chuyên môn hoặc do sự thông đồng với khách hàng.

* Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân do điều kiện bên ngoài tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân, làm cho kết quả kinh doanh của họ thấp, không có khả năng trả nợ làm phát sinh nợ quá hạn tại Ngân hàng, bao gồm các nguyên nhân sau:

- Hiện tượng đóng băng bất động sản không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực cho vay bất động sản mà còn ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khác vì phần lớn tài sản thế chấp đều là bất động sản, nên Ngân hàng gặp khó khăn trong việc phát mãi tài sản thế chấp, dẫn đến nợ tồn đọng xử lý chậm.

- Khu vực ĐBSCL luôn gặp khó khăn do thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh thường xuyên xảy ra như dịch cúm gia cầm, nguồn đầu vào cho các khu công nghiệp chế biến có lúc không ổn định, gây khó khăn cho quá trình sản xuất kinh doanh của họ. Điều này ảnh hưởng đến công tác huy động vốn, cho vay và thu hồi nợ của NHTMCP Đông Nam Á CN Cần Thơ.

- Việc sản xuất nông nghiệp ở Thành phố Cần Thơ trong quá trình hội nhập còn bộc lộ nhiều yếu kém. Sản phẩm có thế mạnh như lúa, gạo, thủy sản,…Bộc lộ nhiều yếu điểm do sản xuất phân tán, manh mún, chất lượng của sản phẩm không đều, dẫn đến sức cạnh tranh kém. Mặt khác giá cả nông sản bị thương lái ép giá. Do đó hoạt động sản xuất nông nghiệp gặp nhiều rủi ro và không đem lại lợi nhuận cao, ảnh hưởng đến công tác tín dụng của ngân hàng đối với đối tượng này.

- Công tác xử lý nợ còn chậm: Phần lớn các món nợ quá hạn đều có tài sản thế chấp nhưng việc phát mãi phải qua nhiều khâu thủ tục, khiến việc xử lý thu hồi nợ kéo dài, mất nhiều thời gian.

Tóm lại, nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi đối với hoạt động tín dụng của bất kỳ ngân hàng nào. Vì vậy, việc đề ra giải pháp để khắc phục và hạn chế rủi ro tín dụng phải được quan tâm sâu sắc.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHTMCP ĐÔNG NAM Á- CN CẦN THƠ

Sau quá trình tìm hiểu tình hình cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Đông Nam Á-Chi nhánh Cần Thơ chuyên đề xin đề ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn tai Chi nhánh.

3.1 Nâng cao uy tín và chất lượng phục vụ khách hàng

- Hiện nay Chi nhánh chịu sự cạnh tranh của các chi nhánh ngân hàng khác trên cùng địa bàn như: Ngân hàng Việt Á, Ngân Hàng Đông Á, Ngân Hàng

Phương Tây,..Với việc quy định trần lãi suất của Ngân hàng nhà nước, thì việc cạnh tranh bằng các cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng hầu như được giảm thiểu. Lãi suất không được sủ dụng là công cụ để cạnh tranh thu hút khách hàng của các ngân hàng. Vì thế mà cần phải nâng cao uy tín, và chất lượng phục vụ khách hàng tạo vị thế cạnh tranh cho Chi nhánh như: Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nhằm hoàn thiện hơn các nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao kỹ năng giao tiếp nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất làm họ hài lòng khi đến giao dịch với chi nhánh.

3.2 Đa dạng hóa loại hình và đối tượng cho vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hiện nay ngân hàng có nhiều phương thức cho vay khá đa dạng. Để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, ngân hàng cần tiếp tục phát huy thế mạnh này, đó là tìm ra những sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngân hàng, tiếp tục duy trì khách hàng truyền thống đồng thời mở rộng đối tượng vay mới, tập trung hướng đến khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ dân cư, đô thị, các cá nhân. Điều này không những giúp ngân hàng đa dạng hóa được loại hình cho vay mà còn phân tán rủi ro do không tập trung quá nhiều vốn vào một đối tượng.

3.3 Tăng cường công tác huy động vốn

- Nghiệp vụ huy động vốn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng và quy mô tín dụng.Vì vậy nên đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng cách huy động tiền gửi từ khách hàng cá nhân. Ngày nay đời sống của người dân trên địa bàn ngày càng được cải thiện, chính vì thế luôn có một lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư ngân hàng cần có nhiều chính sách để huy động được nguồn vốn này từ dân cư như:

• Đa dạng hóa các loại tiền gửi với nhiều kỳ hạn khác nhau để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn một kỳ hạn thích hợp.

• Thủ tục gửi và rút tiền gọn nhẹ và dễ dàng, đa phần người dân có tâm lý sử dựng tiền mặt vì tính thanh khoản cao, ngại gửi tiền ngân hàng vì mỗi lần muốn rút tiền khó khăn thủ tục phức tạp, tốn kém thời gian.

• Đối với những khách hàng lớn áp dụng lãi suất ưa đãi, thường xuyên thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ, tết.

- Thành phố Cần Thơ là nơi tập trung nhiều trường Đại Học, Cao Đẳng. Với số lượng sinh viên đông đảo, đa phần sinh viên thuộc các tỉnh thành khác, vì thế mà nhu cầu sử dụng thẻ ATM rất cao, vì thế ngân hàng có thể liên kết với các trường này để quảng bá sản phẩm thẻ, làm thẻ liên kết tích hợp nhiều chức năng như: dùng để rút tiền, dùng làm thẻ sinh viên,..Vừa giúp ngân hàng có thể quảng

bá hình ảnh của ngân hàng đến với sinh viên, vừa huy động tiền gửi qua thẻ ATM.

3.4 Quảng bá hình ảnh và sản phẩm của ngân hàng đến khách hàng

- Đầu tư quảng bá, giới thiệu hình ảnh của ngân hàng bằng cách trao những quỹ học bổng cho học sinh- sinh viên nghèo, hoàn cảnh khó khăn nhưng có tinh thần vượt khó, học giỏi. Một mặt góp phần giúp đỡ để sinh viên- học sinh yên tâm học tốt một mặt có thể đưa hình ảnh của ngân hàng đến với với người dân.

3.5 Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng

- Đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ, năng nổ, nhiệt tình, và trung thực. Vì hoạt động kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực đặt biệt bởi hàng hóa là tiền tệ, có tính nhạy cảm cao.

-Bên cạnh đó không ngừng nâng cao công tác tuyển chọn, chú trọng công tác đào tạo chuyên sâu vào lĩnh vực nghiệp vụ cụ thể để cán bộ tín dụng không chỉ khai thác khách hàng mới, giữ khách hàng cũ mà còn có khả năng phát hiện, hạn chế rủi ro tín dụng.

3.6 Tăng cường công tác xét duyệt cho vay, kiểm tra giám soát việc sử dụng vốn

- Hoạt động tín dụng luôn tìm ẩn rủi ro, do đó để đảm bảo an toàn tín dụng cho vay, ngân hàng cần thực hiện tốt những công việc sau:

∗ Khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn từ khách hàng, cán bộ tín dụng cần kiểm tra tính đầy đủ của các giấy tờ theo quy định của từng loại hình cho vay. Phát hiện kịp thời những sai sót không khớp nhau giữa các giấy tờ, những phần thiếu để khách hàng bổ sung, chỉnh sửa kịp thời.

∗ Phải tổ chức xét duyệt cho vay theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, hoạt động tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tín dụng thể hiện hoạt động của chi nhánh năng động và hiệu quả gắn liền nền kinh tế của địa bàn. Với vai trò là trung gian tín dụng, NHTMCP Đông Nam Á- CN Cần Thơ đã thực hiện tốt vai trò của mình bên cạnh tăng DSCV, ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn, giúp người dân có một kênh đầu tư có hiệu quả.

- Nhìn chung tình hình vốn huy động có chiều hướng tăng. Doanh số cho vay ngắn hạn có chiều hướng tăng mạnh vào năm 2010. Nếu năm 2009 DSCV là

21.388 triệu đồng thì đến năm 2010 doanh số này đạt đến 190.025 triệu đồng, sang năm 2011 DSCV lại có xu hướng giảm xuống còn 58.395 triệu đồng.Với kết quả như trên cho thấy Ngân hàng đã không ngừng mở rộng, uy tín thương hiệu ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, công tác thu hồi nợ cũng diễn ra theo chiều hướng tốt khi doanh số thu nợ ngày một tăng lên cụ thể năm 2009 doanh số thu nợ ngắn hạn là 8.976 triệu đồng đến năm 2011 doanh số này đạt đến 153.626 triệu đồng. Đối với dư nợ ngắn hạn cũng tăng qua các năm năm 2009 dư nợ là 16.228 triệu đồng đến năm 2011 tỷ lệ này tăng và đạt 46.420 triệu đồng, dư nợ ngân hàng tăng cho thấy thị phần chiếm được càng nhiều và hiệu quả sử dụng vốn ngày càng cao. Tình hình tỷ lệ nợ quá hạn được ngân hàng quản lý rất tốt vào năm 2009 và năm 2010. Nhưng đến năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn là 3.813 triệu đồng.

- Với sự cạnh tranh gay gắt của nhiều chi nhánh của ngân hàng khác, để có thể tồn tại chi nhánh cần phải không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu càng cao của khách hàng để từng bước tăng cường sức mạnh cạnh tranh và uy tín thương hiệu của mình. Không vì chạy theo lợi nhuận, số lượng vay lớn mà để rủi ro xảy ra do xem xét phương án sản xuất kinh doanh không thực sự cẩn thận đúng với tình hình biến động giá cả của thị trường.

2. Kiến nghị

Qua thời gian thực tập và tìm hiểu các quy trình nghiệp vụ, tình hình giao dịch và hoạt động tại NHTMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Cần Thơ, em xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Kiến nghị đối với Nhà nước

- Ngân hàng nhà nước nên thường xuyên kiểm tra hoạt động của các ngân hàng thương mại một cách chặt chẽ tránh tình trạng các NHTM cạnh tranh không lành mạnh như: Tăng lãi suất huy động không áp dụng trần lãi suất theo quy định hoặc nới lỏng điều kiện cho vay nhằm thu hút khách hàng.

- Giám sát chặt chẽ việc thực hiện nghị quyết 11 của các NHTM nhằm thực hiện mục tiêu chung của nhà nước nhằm tập trung kiềm chế lạm pháp, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Đối với NHTMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Cần Thơ

- Do chi nhánh cũng mới được thành lập ở địa bàn Thành phố Cần Thơ. Nên cần phải tăng cường các công tác tiếp thị, quảng bá hình ảnh ngân hàng đến khách hàng, tìm kiếm những khách hàng mới, nhưng đồng thời cũng giữ mối quan hệ tốt với những khách hàng cũ.

- Hiện nay số lượng ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ rất nhiều vì vậy khó tránh khỏi việc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Chính vì thế ngân hàng cần có một bộ phận nghiên cứu phát triển những sản phẩm mới trên cơ sở thu thập thông tin từ khách hàng, theo dõi nhu cầu và thị hiếu của từng nhóm đối tượng khách hàng để đưa ra những sản phẩm, dịch vụ phù hợp, để có thể cạnh tranh với các ngân hàng trên cùng địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phân định rõ ràng quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cấp, từng bộ phận trong bộ máy quản trị điều hành.

- Tăng cường công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn động để có hướng xử lý kịp thời các khoản vay này để không bị mất vốn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Dờn. 2008. Nghiệp Vụ Ngân hàng Thương Mại: NXB Thống kê

2. Nguyễn Đăng Dờn. 2010. Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại Hiện Đại: NXB Phương Đông

3. Nguyễn Minh Kiều. 2009. Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại: NXB Thống kê

4. Lê Văn Tề. 2009. Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ: NXB Thống kê 5. Lê Văn Tề. 2009. Tín Dụng Ngân Hàng: NXB Giao thông vận tải

6.http://www.wattpad.com/626829-qd-1627-quy-che-cho-vay 7. http://www.fistenet.gov.vn/c-thuy-san-viet-nam/b-nuoi-trong/can-tho- san-luong-ca-tra-thu-hoach-tuong-111uong-nam-ngoai/ 8. http://www.molisa.gov.vn/news/detail/tabid/75/newsid/53170 9.http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/quyet-dinh-493-2005-qd-nhnn.79646.html 10. http://sinhviennganhang.com/diendan/showthread.php?t=37405

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

Trang

Hình 1: Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Cần Thơ. 11

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009-2011...13

Bảng 2.2 DSCV theo mục đích sử dụng vốn năm 2009-2011...17

Bảng 2.3: DSCV theo đối tượng khách hàng năm 2009– 2011...19

Bảng 2.4: Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn 3 năm 2009 – 2011...22

Bảng 2.5: Dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng...24

Bảng 2.6 : Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn 2009-2011...27

Bảng 2.7: Doanh số thu nợ theo đối tượng khách hàng năm 2009-2011...29

Bảng 2.8: Nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn năm 2009-2011...31

Bảng 2.9: Nợ quá hạn theo đối tượng khách hàng năm 2009-2011...33

Bảng 2.10: Dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động 2009-2011...34

Bảng 2.11: Hệ số thu nợ năm 2009-2011...35

Bảng 2.12: Vòng quay vốn tín dụng 2009-2011...35

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á, Chi nhánh Cần Thơ (Trang 35 - 47)