Bảng 2.7: Doanh số thu nợ theo đối tượng khách hàng năm 2009-2011

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á, Chi nhánh Cần Thơ (Trang 29 - 34)

giữa các ngành qua ba năm. Cụ thể như sau

Cty TNHH: Doanh số thu nợ luôn tăng qua ba năm năm 2010 là 34.231 triệu đồng tăng 26.801 triệu đồng so với năm 2009 (7.430 triệu đồng) đạt tốc độ tăng trưởng 360,71%. Đến năm 2011 doanh số này tiếp tục tăng và đạt đến 40.873 triệu đồng tăng 19,40 % so với năm 2010. Do nền kinh tế đã dần đi vào ổn định, các doanh nghiệp dần kinh doanh có hiệu quả, bên cạnh đó khách hàng đã sử dụng vốn đúng mục đích và sinh lợi nên khả năng hoàn trả vốn là rất cao. Vì vậy doanh số thu nợ của ngân hàng được thực hiện rất tốt, mặt khác ngân hàng luôn có chính sách cho cán bộ tín dụng thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ .

DNTN: Hiện nay, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân không chỉ các doanh nghiệp có quy mô lớn hoạt động từ trước mà xuất hiện các doanh nghiệp có quy mô tương đối và nhỏ. Các doanh nghiệp này hoạt động trên tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ ... Theo chính sách phát triển kinh tế của nhà nước và thành phố đang khuyến khích loại hình doanh nghiệp này phát triển. Do đó, doanh nghiệp tư nhân có ưu thế trong việc linh động quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Việc rủi ro trong

hoạt động là không đáng kể do quy mô nhỏ, các doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh kịp thời với sự biến động của thị trường. Tình hình thu nợ của ngân hàng gắn liền với kết quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp theo chu kỳ. Tình hình thu nợ năm 2009 bằng 0 do năm này chi nhánh không giải ngân đối với loại hình này. Đến năm 2010 doanh số này đạt 626 triệu đồng, qua năm 2011 doanh số này tăng mạnh và đạt đến 24.385 triệu đồng, tăng 23,759 triệu đồng so với năm 2010, đạt tốc độ tăng trưởng 3,795 %. Nguyên nhân là do Chi nhánh chỉ cho vay và thu nợ đối với khách hàng làm ăn có hiệu quả tập trung ở thành phố Cần Thơ. Hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân được quản lý chặt chẽ hơn, giá cả đầu ra của sản phẩm được ổn định, khách hàng tiêu thụ sản phẩm cũng nhiều hơn. Việc thu nợ của ngân hàng trở nên dễ dàng hơn, và đạt mức khá cao trong năm 2011. Bên cạnh đó, từ tình hình phân tích tỷ trọng doanh số thu nợ đối với các doanh nghiệp tư nhân liên tục tăng ta có thể nhận thấy được phần nào xu hướng chất lượng tín dụng và khả năng luân chuyển vốn của ngân hàng theo đối tượng này ngày càng được nâng cao.

Cá nhân: Doanh số thu nợ luôn tăng qua ba năm. Cụ thể năm 2009 là 1.000 triệu đồng, đến năm 2010 đạt 41.493 triệu đồng tăng 40.493 triệu đồng tương đương tăng 4,049% sang năm 2011 doanh số này tiếp tục tăng và đạt 65.054 triệu đồng tăng 56,78% so với năm 2010. Do công tác thu hồi nợ của chi nhánh diễn ra thuận lợi hơn do cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi, giám sát việc sử dụng món vay và việc trả nợ của mỗi cá nhân. Các cá nhân có nhu cầu về vốn càng nhiều, việc sản xuất kinh doanh của cá nhân nhỏ lẻ được thuận lợi và có điều kiện phát triển mạnh mẽ vào năm 2011 vừa qua. Mặt khác do mức lương của mỗi cá nhân tăng cao, ngân hàng có những ràng buộc pháp lý rõ ràng trong việc hoàn trả món vay nên tình hình thu nợ gia tăng và đạt hiệu quả vào năm 2011. Doanh số thu nợ cao chứng tỏ công tác tín dụng của NHTMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Cần Thơ ngày càng được củng cố, đặc biệt là vào năm 2011.

2.2.4 Phân tích nợ quá hạn

2.2.4.1 Phân tích nợ quá hạn ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tình hình nợ quá hạn qua ba năm 2009-2011)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ quá hạn ngắn hạn của chi nhánh của ngân hàng trong năm 2009 và năm 2010 được cán bộ tín dụng quản lý rất tốt. Nhưng đến năm 2011 ở một số ngành tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên đáng kể. Cụ thể như sau.

Ngành Xây dựng: Năm 2011 đạt 104 triệu đồng. Nguyên nhân tăng thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP một cách nghiêm túc giai đoạn cuối năm 2011, ngân hàng phải gia tăng siết nợ để thu hồi vốn của các doanh nghiệp bất động sản. Trong khi đó, tình hình kinh tế rơi vào suy thoái, nguồn vốn của thị trường bất động sản hầu như cạn kiệt, làm cho việc thu hồi các khoản nợ vay gặp nhiều khó khăn nên tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao vào năm 2011.

Ngành chế biến thức ăn gia súc: Tỷ lệ nợ quá hạn của ngành này đến năm 2011 đạt 992 triệu đồng. Là do năm 2011 là một năm đầy khó khăn với ngành chăn nuôi khi mà dịch bệnh xảy ra liên miên: Gia súc mắc bệnh lở mồm long móng, dịch heo tai xanh,.. Gây thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn nuôi, do

Xây dựng - - 104

Lắp đặt - - -

Tiêu dùng - - -

Thương mại công nghiệp - - 1

Chế biến thức ăn gia súc - - 992

Nông nghiệp - - 43

Ngư nghiệp - - -

Dịch vụ vận tải - - -

Khác - - 958

đó làm cho kinh tế của người nông dân gặp khó khăn khi gia súc chết hàng loạt dẫn đến việc chi trả tiền cho các doanh nghiệp chế biến thức ăn chậm trễ.

Ngành khác: Trong cơ cấu nợ quá hạn ngắn hạn thì ngành khác chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 958 triệu đồng chiếm 45,66% trong cơ cấu nợ quá hạn ngắn hạn. Do tình hình kinh tế vào thời gian này không ổn định, giá cả tăng đột biến, bên cạnh đó ý thức trả nợ của khách hàng chưa cao gây khó khăn cho công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng .

Biểu đồ 2.8: Nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn năm 2011

2.2.4.2 Phân tích nợ quá hạn ngắn hạn theo đối tượng khách hàng Bảng 2.9: Nợ quá hạn theo đối tượng khách hàng năm 2009-2011

(Nguồn: Báo cáo tình hình nợ quá hạn qua ba năm 2009-2011)

Nhìn chung ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn trong năm 2009 và năm 2010 được chi nhánh quản lý rất tốt khi tỷ lệ này bằng 0. Tỷ lệ này tăng vào năm 2011. Cụ thể như sau:

Cty TNHH: Chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu nợ quá hạn đạt 837 triệu đồng chiếm 39,90 % trong cơ cấu nợ quá hạn. Do ảnh hưởng những bất ổn của tình hình kinh tế chung nên thành phần kinh tế này cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, giá cả tăng cao làm tăng chi phí đầu tư, nhiều công ty làm ăn không hiệu quả dẫn đến nợ quá hạn tăng.

DNTN: Tỷ lệ nợ quá hạn được chi nhánh quản lý rất hiệu quả khi cả ba năm tỷ lệ này đều bằng 0. Các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả do điều kiện kinh tế xã hội của thành phố Cần Thơ được cải thiện, cơ sở hạ tầng, giao thông, thương mại ngày càng phát triển đã tạo điều kiện cho hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân phát triển, quan hệ giao thương cũng trở nên phổ biến rộng rãi hơn.

Cá nhân: Tỷ trọng nợ quá hạn năm 2011 đạt 734 triệu đồng, chiếm 19,24% trong cơ cấu nợ quá hạn. Tình hình nợ quá hạn đối với khách hàng cá nhân tăng do một số cá nhân buôn bán kinh doanh không ổn định hoặc do biến cố của thị trường như giá cả đầu vào tăng cao, đầu ra bị hạn chế và thu hẹp do cạnh tranh. Phần lớn cá nhân kinh doanh có số vốn nhỏ không thích ứng kịp thời dẫn tới tình trạng thua lỗ, ngừng kinh doanh, buôn bán, hoặc đối với nông dân thì họ không có khoản thu nào khác để bù đắp lại. Do đó, cá nhân nào có vốn nhiều sẽ có lợi thế hơn. Cty TNH - - 837 DNTN - - - Cty CP khác - - 87 Hợp tác xã - - 440 Cá nhân - - 734 Tổng Cộng - - 2.098

2.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á- chi nhánh Cần Thơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.5.1 Dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vồn huy động ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn của ngân hàng vào cho vay ngắn hạn. Nó giúp cho các nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này quá lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả.

Bảng 2.10: Dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động 2009-2011

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á, Chi nhánh Cần Thơ (Trang 29 - 34)