6. Bố cục của đề tài
1.4. Quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực
1.4.3 Tuyển chọn nhân lực
Tuyển chọn nhân lực được hiểu là quá trình đánh giá năng lực của các ứng viên nhằm lựa chọn ứng viên phù hợp với nhu cầu cần tuyển của doanh nghiệp.
Để có thơng tin phục vụ việc đánh giá ứng viên, các nhà tuyển dụng thường thông qua một số hoạt động như: Thu nhận và xử lý hồ sơ, thi tuyển, phỏng vấn,…
Tuyển chọn nhân lực gắn liền với việc lựa chọn ứng viên phù hợp nhất (đáp ứng tối ưu nhất) nhu cầu tuyển dụng đã xác định của doanh nghiệp.
Nội dung cơ bản của tuyển chọn nhân lực bao gồm các bước sau:
Thu nhận và xử lý hồ sơ
Mục đích của thu thận hồ sơ là tiếp nhận những hồ sơ ứng viên ứng tuyển vào doanh nghiệp để đảm bảo khoa học, tiết kiệm chi phí và khơng thất lạc.
Đầu tiên thì cán bộ phụ trách nhân sự cần chuẩn bị tiếp nhận hồ sơ ứng viên như: Thời gian tiếp nhận, địa điểm, người nhận, cách thức, biểu mẫu, chi phí… Sau đó cần tổ chức tiếp nhận hồ sơ như yêu cầu ứng viên đến nộp hồ sơ tại doanh nghiệp, gửi hồ sơ qua bưu điện hay nộp hồ sơ qua thư điện tử hoặc qua mạng tuyển dụng. Hiện nay việc gửi hồ sơ qua thư điện tử ngày càng trở lên phổ biến bởi thuận tiện cho cả nhà tuyển dụng và ứng viên. Kết thúc quá trình thu nhận hồ sơ thì doanh nghiệp cần có đánh giá để rút kinh nghiệm điều chỉnh cho những lần sau.
Nghiên cứu hồ sơ, xử lý hồ sơ vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, hạn chế tối đa sự mệt mỏi và chi phí của ứng viên. Doanh nghiệp cần chuẩn bị các biểu mẫu chi tiết để đánh giá hồ sơ ứng viên, tiếp đó nghiên cứu các hồ sơ đó, đưa ra đánh giá khách quan, lập báo cáo kết quả xử lí hồ sơ và danh sách ứng viên tham gia thi tuyển.
Thi tuyển là q trình phân loại ứng viên thơng qua các bài kiểm tra về kiến thức, hiểu bết, kỹ năng, kinh nghiệm… về tư duy công việc, chuyên môn nghiệp vụ và khả năng phát triển.
Có nhiều hình thức thi tuyển nhưng được chia làm 3 hình thức chính là thi tự luận, thi trắc nghiệm và thi tay nghề. Đây là khâu quan trọng vì nếu cách thức khơng phù hợp sẽ loại các cơ hội của ứng viên tiềm năng dẫn tới thất bại trong tuyển dụng.
Căn cứ vào vị trí tuyển dụng, mục tiêu thi tuyển, số ứng viên tham gia, ngân sách cho tuyển dụng và quan điểm, năng lực của nhà quản trị mà lựa chọn hình thức thi tuyển phù hợp.
Phỏng vấn tuyển dụng
Phỏng vấn là quá trình tiếp xúc giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, là cơ hội cho cả doanh nghiệp và ứng viên tìm hiểu thêm về nhau. Đây là cách mà nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất trong tuyển dụng để lựa chọn, sàng lọc ứng viên.
Phỏng vấn có 2 cấp độ là phỏng vấn sơ bộ và phỏng vấn chuyên sâu. Phỏng vấn sơ bộ thì bộ phận nhân sự tiến hành phỏng vấn các ứng viên nhằm tìm ra ứng viên không đạt tiêu chuẩn mà khi lọc hồ sơ không phát hiện ra, phỏng vẩn chỉ diễn ra 5-10 phút/ứng viên. Phỏng vấn sơ bộ có thể được tiến hành qua điện thoại, thư tín hay cơng cụ trên internet. Phỏng vấn chuyên sâu là quá trình tìm hiểu ứng viên từ kinh nghiệm, trình độ, các đặc điểm cá nhân, phẩm chất thích hợp với doanh nghiệp. Hình thức phỏng vấn cũng là vấn đề mà doanh nghiệp cần phải chú ý đặc biệt là bộ phận nhân sự vì tùy từng vị trí cơng việc mà hình thức phải khác nhau. Có 3 hình thức chính là phỏng vấn hội đồng, phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm. Phỏng vấn hội đồng là phương pháp nhiều người phỏng vấn một người, chi phí cho hình thức phỏng vấn này cao nên thường áp dụng cho các chức danh quan trọng. Phỏng vấn cá nhân là phương pháp một người phỏng vấn một người, thường được áp dụng vì khơng q tốn kém, người phụ trách thường là giám đốc nhân sự. Phỏng vấn nhóm là một người phỏng vấn nhiều người, người phỏng vấn sẽ quan sát và đưa ra nhận xét trong quá trình các ứng viên thảo luận.
Phương pháp phỏng vấn là cách mà nhà tuyển dụng sử dụng để tiếp xúc với ứng viên. Các phương pháp chủ yếu trong tuyển dụng là phương pháp phỏng vấn căng thẳng, phỏng vấn tình huống, phỏng vấn không chỉ dẫn và phỏng vấn theo mẫu.
Tùy theo tính cách, quan điểm của nhà tuyển dụng và vị trí cơng việc mà nhà tuyển dụng quyết định cho cuộc phỏng vấn của mình cho phù hợp.
Để hồn thành quy trình phỏng vấn thì đầu tiên bộ phận nhân sự phải tiến hành phân tích cơng việc cần tuyển dụng, cụ thể là mô tả công việc và các tiêu chuẩn cơng việc. Sau đó lập kế hoạch phỏng vấn bao gồm các thông tin về địa điểm, thời gian, hồ sơ nhân sự, trang phục, lựa chọn hình thức và phương pháp phỏng vấn, xây dựng câu hỏi… và tiếp theo là tiến hành phỏng vấn.
Đánh giá ứng viên và ra quyết định tuyển dụng
Đánh giá ứng viên nhằm mục đích đưa ra quan điểm đánh giá chính xác và khách quan trên các mặt chuyên môn, đạo đức, lý tưởng và thể lực của ứng viên. Hội đồng đánh giá cần tuân thủ các bước khi đánh giá: Xác định các tiêu thức đánh giá, thứ tự ưu tiên, trọng số của tiêu thức. đánh giá mức độ phù hợp của từng ứng viên và thứ tự ưu tiên, tiếp theo so sánh và lựa chọn ứng viên dựa trên nhiều yếu tố khác liên quan. Và khi tổng hợp lại kết quả phỏng vấn là giai đoạn ra quyết định tuyển dụng. Ra quyết định tuyển dụng là bước quan trọng, đánh dấu sự kết thúc của gian đoạn chính của tuyển dụng. Để nâng cao mức độ chính xác của q trình này thì cần phải được tiến hành một cách khoa học, có hệ thống, dựa trên các nguyên tắc ra quyết định hiệu quả.
Hội nhập nhân viên mới
Mục đích của chương trình hội nhập vào mơi trường làm việc là giúp nhân viên mới dễ thích nghi với tổ chức, cung cấp thơng tin chi tiết về công việc và kỳ vọng hồn thành cơng việc mà cấp trên mong đợi, tránh sai sót, tiết kiệm thời gian và tạo ấn tượng tốt về tổ chức.
Hội nhập nhân viên có thể được diễn ra đơn giản như một bữa tiệc, hay một khóa đào tạo hội nhập. Q trình này cịn giúp cho doanh nghiệp đánh giá được khả năng thích nghi, chịu áp lực, hướng phát triển của nhân viên để có quyết định tuyển nhân viên này chính thức hay khơng và xác định kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân viên.
Hội nhập nhân lực mới gồm 2 nội dung cơ bản là hội nhập về công việc như cung cấp kiến thức về sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh, mô tả cơng việc, quy trình làm việc,
tiêu chuẩn cơng việc và hội nhập về môi trường làm việc như giới thiệu lịch sử hình thành, tầm nhìn, sứ mệnh, nội quy làm việc, chính sách đãi ngộ… của doanh nghiệp.