Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán ở trường trung học cơ sở tân định, quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 96)

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Nhằm khảo sát nhận thức của CBQL và GV trường THCS Tân Định về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất, từ đó góp phần khẳng định giả thuyết khoa học ban đầu đã nêu.

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm

Khảo nghiệm dựa trên cơ sở lấy ý kiến bằng phiếu trưng cầu ý kiến của 56 người bao gồm là CBQL và GV của trường THCS Tân Định.

3.4.3. Quy trình khảo nghiệm

- Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện tiến hành khảo nghiệm: Xác định mục đích, nội dung khảo sát, xây dựng phiếu khảo sát.

- Bước 2: Tiến hành phát phiếu khảo sát và phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra.

- Bước 3: Thu phiếu điều tra, thống kê số liệu và xử lý kết quả điều tra bằng phần mềm Microsoft Excel.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm và phân tích kết quả

Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp này được thể hiện qua bảng 3.1 và được quy ước như sau:

Điểm 3: Rất cần thiết (RCT) Điểm 3: Rất khả thi (RKT)

Điểm 2: Cần thiết (CT) Điểm 2: Khả thi (KT)

Bảng 3.1. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động mơn Tốn tại trường THCS Tân Định

Nội dung Tính cần thiết Tính khả thi RCT % CT % KCT % TB1 RKT % KT% KKT % TB2

Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực thực hiện nội dung, chương trình dạy học mơn Tốn cho GV.

38.5 53.8 7.7 2.31 30.8 61.5 7.7 2.23

Biện pháp 2: Đổi mới và tăng cường quản lý việc thực hiện nội dung và chương trình dạy học mơn Tốn.

30.8 69.2 0.0 2.31 23.1 69.2 7.7 2.15

Biện pháp 3: Đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá HĐDH của GV Toán.

23.1 69.2 7.7 2.15 15.4 76.9 7.7 2.08

Biện pháp 4: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho GV Toán về việc đổi mới sử dụng PPDH trong dạy học mơn Tốn.

46.2 53.8 0.0 2.46 46.2 46.2 7.7 2.38

Biện pháp 5: Tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị, PTDH và CNTT trong HĐDH mơn Tốn.

38.5 61.5 0.0 2.38 30.8 61.5 7.7 2.23

Biện pháp 6: Tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu kém.

23.1 69.2 7.7 2.15 30.8 53.8 15.4 2.15

Biện pháp 7: Tăng cường hiệu quả quản lý kiểm tra, đánh giá và lưu trữ kết quả học tập mơn Tốn của HS.

30.8 61.5 7.7 2.23 30.8 61.5 7.7 2.23

Qua kết quả điều tra ở bảng thống kê 3.1 cho thấy tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH mơn Tốn ở trường THCS Tân Định của GV được CBQL và GV đánh giá khá cao với điểm trung bình hầu hết lớn hơn 2.15.

- Về tính cần thiết: Biện pháp 2: “Đổi mới và tăng cường quản lý việc thực

hiện nội dung và chương trình dạy học mơn Tốn”, biện pháp 4: “Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho GV Toán về việc sử dụng PPDH trong dạy học mơn Tốn”, biện pháp 5: “Tăng cường hiệu quả sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, CNTT trong HĐDH mơn Tốn” được 100% số người được khảo sát đánh giá là rất cần thiết và cần thiết. Điều này chứng tỏ đây là các biện pháp cấp thiết mà CBQL và GV đều mong muốn được ưu tiên hàng đầu và cũng chứng tỏ được CBQL và GV mơn Tốn đều thực sự muốn được nâng cao trình độ nâng mơn, nghiệp vụ để từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy mơn Tốn cho nhà trường. Các biện pháp cịn lại cũng được đánh giá cao về tính cần thiết, chỉ có 7.7 % số người được đánh giá cho rằng các biện pháp này là không cần thiết. Hai biện pháp bị đánh giá thấp nhất về tính cần thiết là biện pháp 3: “Đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá HĐDH của GV Toán.” và biện pháp 6: “Tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu kém.” chỉ chiếm điểm trung bình là 2.15 điều này cho thấy CBQL và GV Toán muốn tập trung nhiều hơn vào cơng tác giảng dạy chính trên lớp phù hợp hơn với định hướng mục tiêu riêng của nhà trường.

- Về tính khả thi: Các biện pháp đưa ra được CBQL và GV đánh giá về tính khả thi cũng khá cao. Biện pháp 4: “Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho GV Toán về việc sử dụng PPDH trong dạy học môn Tốn” được đánh giá có mức khả thi cao nhất với điểm trung bình là 2.38, điều này cũng xuất phát từ thực tế yêu cầu giảng dạy của nhà trường, luôn chú trọng tới việc nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các PPDH sao cho đạt được chất lượng cao trong học tập cũng như tạo hứng thú học tập cho HS. Biện pháp 3: “Đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá HĐDH của GV Tốn.” được đánh giá có tính khả thi thấp nhất với điểm trung bình là 2.08, điều này chứng tỏ CBQL và GV cũng nhận ra được một số khó khăn khi triển khai biện pháp này, nhất là với quĩ thời gian giành cho công tác này của CBQL là khơng nhiều đối với tình hình thực tế nhà trường.

- Tính tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp:

Tính tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được thể hiện qua biểu đồ 3.1:

Biểu đồ 3.1. Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Biểu đồ 3.1 cho thấy các biện pháp đưa ra đều được đánh giá cao về tính khả thi tuy nhiên so với tính cần thiết thì điểm trung bình đều thấp hơn hoặc bằng. Điều này cho thấy CBQL và GV tuy nhận thấy được sự cần thiết của các biện pháp đưa ra nhưng còn băn khoăn và thấy được những khó khăn khi triển khai thực tế các biện pháp này.

+ Biện pháp 1: “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực thực hiện nội dung, chương trình dạy học mơn Tốn cho GV.” có điểm TB1 = 2.31 nhưng điểm TB2 = 2.23, nguyên nhân là chất lượng các buổi tập huấn, bồi dưỡng GV hay các buổi chun đề được tổ chức cịn có lúc chưa cao. Nhiều GV khi tham gia vào các buổi tập huấn, bồi dưỡng hay tham dự chuyên đề còn thụ động, chưa tích cực tham gia thảo luận, góp ý nên hiệu quả đạt được không cao.

+ Biện pháp 2: “Đổi mới và tăng cường quản lý việc thực hiện nội dung và chương trình dạy học mơn Tốn.” và biện pháp 3: “Đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá HĐDH của GV Tốn.”. Biện pháp 2 có điểm TB1 = 2.31 nhưng điểm TB2 = 2.15, biện pháp 3 có điểm TB1 = 2.15 nhưng điểm TB2 = 2.08 nguyên nhân do thực tế khối lượng công việc của TTCM và CBQL ở trường là khá nhiều nhất là thời gian để tham gia giảng dạy trực tiếp trên lớp nên thời gian giành cho việc thường xuyên thực hiện các công tác kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình, HĐDH của GV là chưa nhiều.

+ Biện pháp 4: “Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho GV Toán về việc sử dụng PPDH trong dạy học mơn Tốn.” và biện pháp 5: “Tăng cường hiệu quả sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, CNTT trong HĐDH mơn Tốn.” có điểm TB lần lượt là: TB1 = 2.46, TB2 = 2.38; TB1 = 2.38, TB2 = 2.23, điều này xuất phát từ nguyên nhân do hiện nay định hướng sử dụng PPDH, phương tiện, thiết bị và CNTT trong dạy học có rất nhiều quan điểm trái chiều. Mỗi CBQL, mỗi GV đều có những cách tư duy khác nhau trong việc sử dụng các yếu tố này trong dạy học nên việc thống nhất phương pháp sử dụng sao cho hợp lí đơi khi cịn gặp khó khăn, cần nhiều thời gian để thử nghiệm và tìm ra những cách làm hợp lí nhất.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý HĐDH mơn Tốn tại trường THCS Tân Định, trong chương 3 đã tiến hành nghiên cứu và trình bày những nội dung như sau:

Trình bày các nguyên tắc để đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH mơn Tốn tại trường THCS Tân Định. Những nguyên tắc này là nền tảng xuyên suốt quá trình xây dựng các mục tiêu, nội dung, cách thức và điều kiện thực hiện các biện pháp.

Đề xuất được 7 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH mơn Tốn tại trường THCS Tân Định. Các biện pháp này không chỉ được đề xuất trên cơ sở lý luận, các ngun tắc đề xuất mà cịn dựa vào tình hình thực tiễn và định hướng phát triển nhà trường.

Các biện pháp sau khi được đề xuất đã được khảo nghiệm về mức độ cần thiết, tính khả thi khi áp dụng và đã được CBQL, GV trong trường đánh giá cao. Các biện pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, có sự hỗ trợ, bổ sung cho nhau vì thế để sử dụng nó hiệu quả TTCM và CBQL nhà trường trường cần áp dụng các biện pháp này một cách đồng bộ, đồng thời điều chỉnh một cách sáng tạo tùy vào những thay đổi vào những thời điểm khác nhau. Thực hiện tốt các biện pháp này sẽ giúp nâng cao chất lượng quản lý HĐDH mơn Tốn cũng như chất lượng đầu ra của HS trường THCS Tân Định.

Tuy nhiên, các biện pháp được nêu ra khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, vẫn cần có thời gian để kiểm nghiệm trong q trình triển khai và tiếp tục phải hồn thiện hơn nữa để các biện pháp này đi vào thực tiễn, hữu hiệu hơn góp phần vào q trình quản lý tồn diện

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Các biện pháp quản lý HĐDH trong trường THCS có ý nghĩa rất quan trọng, nó tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS hồn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Trong trường THCS mơn Tốn có ý nghĩa hết sức quan trọng và là công cụ để học các môn khác, nên đề xuất được các biện pháp quản lý HĐDH mơn Tốn phù hợp sẽ nâng cao được chất lượng mơn Tốn, đồng thời tạo động lực giúp HS học tốt các môn học khác. Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý HĐDH, quản lý HĐDH môn Tốn ở trường THCS. Luận văn đã mơ tả, thống kê đầy đủ số liệu và đánh giá thực trạng quản lý HĐDH mơn Tốn ở trường THCS Tân Định. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn cũng như dựa trên ý kiến đánh giá của CBQL và GV bộ mơn Tốn, luận văn đã khẳng định một số biện pháp nhà trường đang làm khá hiệu quả và đề xuất được 7 biện pháp để nâng cao chất lượng quản lý HĐDH mơn Tốn cho trường THCS Tân Định (Đã được kiểm chứng về mức độ cần thiết và tính khả thi) bao gồm:

Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực thực hiện nội dung, chương trình dạy học mơn Tốn cho GV.

Biện pháp 2: Tăng cường quản lý việc thực hiện nội dung và chương trình dạy học mơn Tốn.

Biện pháp 3: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá HĐDH của GV Toán. Biện pháp 4: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho GV Toán về việc đổi mới sử dụng PPDH trong dạy học mơn Tốn.

Biện pháp 5: Tăng cường sử dụng thiết bị, PTDH và CNTT trong HĐDH mơn Tốn.

Biện pháp 6: Tăng cường quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu kém.

Biện pháp 7: Tăng cường quản lý kiểm tra, đánh giá và lưu trữ kết quả học tập mơn Tốn của HS.

Giữa các biện pháp có mối quan hệ biện chứng gắn kết, hỗ trợ nhau, làm nền tảng, tiền đề cho nhau. Việc sử dụng đồng bộ các biện pháp sẽ nâng cao chất lượng mơn Tốn của nhà trường, tuy nhiên, trong quá trình quản lý điều hành, TTCM

cũng như CBQL nhà trường phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt áp dụng dựa theo những thay đổi thực tế ở từng thời điểm. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể ứng dụng mở rộng , tham khảo đối với việc quản lý HĐDH các môn học khác trong trường THCS Tân Định, ngồi ra luận văn cũng có thể áp dụng thành cơng ở các nhà trường có cùng mơ hình với trường THCS Tân Định

2. Khuyến nghị

Để giúp cho trường THCS Tân Định ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả quản lý HĐDH mơn Tốn và có thể phát huy tác dụng của các biện pháp mà luận văn đề xuất, tơi xin trình bày một số khuyến nghị sau:

2.1. Đối với Bộ GD &ĐT

- Bồi dưỡng thường xuyên theo chương trình đổi mới giáo dục mơn Tốn phổ thơng cho GV, ngồi những phần kiến thức về lý luận dạy học, mục tiêu, những kiến thức mới và khó, thì cần tập trung nhiều cho nội dung đổi mới về PPDH môn Toán, cách thiết kế bài dạy theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS, ứng dụng CNTT trong dạy học mơn Tốn.

- Bồi dưỡng cho GV về kỹ năng đánh giá kết quả học tập, các hình thức và phương pháp đánh giá như đánh giá trong giờ học, ngồi giờ học, chính thức, khơng chính thức, qua sản phẩm, báo cáo. Bồi dưỡng kỹ năng ra đề kiểm tra, đề thi theo hướng kết hợp trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.

- Xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và CBQL nhà trường nói riêng.

2.2. Đối với Sở GD&ĐT Hà Nội

- Tăng cường tổ chức bồi dưỡng, đào tạo về lý luận quản lý và nghiệp vụ quản lý nhà trường cho cán bộ quản lý, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ GV.

- Quan tâm hơn nữa đến công tác quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm CBQL, chú ý việc đào tạo nguồn CBQL trẻ, có năng lực chuyên giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt.

- Xây dựng chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục ở các trường phổ thông, làm cơ sở cho sự phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn của ngành đối với các cơ sở giáo dục.

- Quan tâm chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học giáo dục, nghiên cứu dự báo phát triển giáo dục, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

2.3. Đối với Phịng giáo dục quận Hồng Mai

- Có kế hoạch tăng cường cơng tác kiểm tra việc quản lý HĐDH mơn Tốn ở các trường THCS, duy trì mạng lưới thanh tra chun mơn thường xun từ phịng GD đến trường thông qua đội ngũ thanh tra viên, GV giỏi. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra cơng tác giảng dạy mơn Tốn của GV ở các trường để điều chỉnh kịp thời.

- Quan tâm và chỉ đạo thường xuyên về chuyên môn, công tác dạy học và đổi mới PPDH mơn Tốn ở các trường THCS cho CBQL các trường THCS nhằm tăng cường hiệu quả quản lý HĐDH, chú trọng các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học mơn Tốn.

- Thường xuyên tổ chức cho CBQL trường THCS đi tham quan học hỏi kinh nghiệm, gương điển hình về quản lý HĐDH mơn Toán, tạo điều kiện cho CBQL tham gia học tập nâng cao trình độ chun mơn, trình độ quản lý, lý luận chính trị và quản lý nhà nước, chú ý việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học để từng bước đi vào thực hiện công tác quản lý trên máy tính.

- Tăng cường hỗ trợ các trường trong việc đầu tư, sử dụng có hiệu quả CSVC và phương tiện phục vụ cho việc dạy học mơn Tốn, có kế hoạch cụ thể kiểm tra việc sử dụng CSVC và PTDH.

2.4. Đối với hiệu trưởng trường THCS Tân Định

- Thường xuyên học tập nâng cao về lý luận chính trị, khoa học quản lý, trình độ chuyên môn và thường xuyên bám sát thực tế nhà trường để có thể có thể cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán ở trường trung học cơ sở tân định, quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)