Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phát triển hệ thống phân phối hàng hoá việt nam trong điều kiện hội nhập wto (Trang 69 - 72)

II. Thực trạng hoạt động của hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam

3. Những vấn đề đặt ra

3.1 Đối với công tác quản lý nhà nước

Vấn đề xây dựng, thực hiện lộ trình thu hút đầu tư nước ngoài và yêu cầu tham gia vào quá trình thẩm định các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phân phối của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại cũng đang được đặt ra búc xúc vì thời gian thực hiện mở cửa thị trường Việt Nam cho các nhà phân phối nước ngồi đang cận kề (năm 2007).

Cơng tác quản lý nhà nước về thương mại, kiến thức và kinh nghiệm của Việt Nam về phân phối hiện đại hiện nay cịn hạn chế. Và việc tiếp tục hồn thiện và đổi mới thể chế quản lý lưu thơng hàng hóa trên thị trường là rất cần thiết.

Sự can thiệp của Nhà nước để phát triển các hệ thống phân phối hàng hóa cần thể hiện: thứ nhất, Sự can thiệp của phù hợp của Nhà nước sẽ kích thích tồn bộ các mặt cung và cầu theo chiều hướng mỏ rộng. Thư hai, các công cụ được sử dụng để can thiệp (các chính sách ưu đãi về tài chính, tín dụng, đất đai hoặc là các cơ cấu của Nhà nước, hoặc là đào tạo các kỹ năng cung ứng, cơ sở hạ tầng, thông tin và xúc tiến thương mại…). Thứ ba, tổ chức nào của nhà nước được lựa chọn để thực hiện can thiệp.

3.2 Đối với tình hình hoạt động của hệ thống phân phối

Số lượng các loại hình bán lẻ (đặc biệt là siêu thị) ở Việt Nam 10 năm qua rất nhanh nhưng lại phát triển tự phát, thiếu quy hoạch cụ thể, thiếu sự quản lý và điều

tiết phù hợp với Nhà nước. Đầy là vấn đề đang hết sức bức xúc địi hỏi có giải pháp từ phía nhà nước để khắc phục nhanh chóng.

Định hướng phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ưu tiên theo những hệ thống hàng hóa liên kêt dọc để tạo thành chuỗi giá trị gia tăng cao do tính kinh tế nhờ quy mô mở rộng, phối hợp hiệu quả, thơng tin đầy đủ kịp thời, giảm chi phí lưu thông và thời gian tiếp xúc, quan hệ ổn định… Phát triển các mơ hình liên kết dọc dạng tập đoàn hay dạng hợp đồng dài hạn giữa các thành viên, đại lý độc quyền bán buôn và bán lẻ cho các nhà sản xuất hoặc cung ứng.

Cần tổ chức các khu thương mại tập trung như: chợ, trung tâm thương mại, các dãy phố thương mại… để tăng cường các giao dịch trực tiếp giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa nhà kinh doanh độc lập, đồng thời khắc phục được những hạn chế do quy mô quá nhỏ của các hộ kinh doanh độc lập.

Cần phát triển theo các loại hình tổ chức, các nhà bán buôn lớn gắn với hệ thống kho dự trữ, bảo quản, sắp xếp, vận chuyển và cung ứng cho bán lẻ hàng hóa; các nhà bán lẻ lớn với chủng loại hàng hóa đa dạng có sức mạnh chi phôi lên các nhà sản xuất, nhà cung ứng.

Việt Nam cần có các cơng ty hoặc trung tâm chuyên nghiệp về hậu cần phân phối (công ty/ trung tâm logistic) để cung cấp các dịch vụ cho các nhà bán buôn, bán lẻ. Công ty này hoạt động theo hướng độc lập, hoạt động chuyên nghiệp

Chất lượng hoạt động kinh doanh tại các siêu thị, các cửa hàng bán lẻ càng là vấn đề lớn khi mà doanh thu tăng chậm, quy mô nhỏ bé, các dịch vụ khơng tồn diện và đồng bộ. Thực trạng trên đòi hỏi các doanh nghiệp cần xác định và lựa chọn cho mình một mơ hình phù hợp về quy mơ diện tích cũng như số lượng chủng loại hàng hoá bày bán, chất lượng và giá cả hàng hố… nhằm tạo cho mình một phong cách riêng có, độc đáo và hấp dẫn đối với khách hàng.

Vấn đề liên doanh, liên kết phát triển hệ thống bán lẻ chưa được quan tâm đúng mức. Hiện tại, hoạt động kinh doanh bán lẻ của các doanh nghiệp cịn mang tính đơn lẻ, tự phát. Một số chuỗi siêu thị đã được hình thành nhưng hoạt động chưa mang lại hiệu quả như mong đợi, sự gắn kết giữa các doanh nghiệp phân phối với

nhà sản xuất và cung ứng hàng hố chưa hài hồ, các nhà phân phối càng chưa có hoạt động hợp tác để cùng phát triển và có thể hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh.

Vấn đề đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ khách hàng trong siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện dụng càng cần được đổi mới.

Kiến thức, kỹ năng quản lý và kinh doanh bán lẻ của nguồn nhân lực Việt Nam cịn hạn chế…

Tóm lại, trong chương 2, với mục đích đánh giá thực trạng hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam, bằng các kết quả khảo sát thực tế và kế thừa kết quả nghiên cứu từ các báo cáo của nhiều cơng trình khác nhau, đề tài đã có những kết luận đối với thực trạng các loại hình phân phối hàng hóa ở nước ta về những mặt đã đạt được, về những mặt hạn chế và nguyên nhân hạn chế, từ đó khái quát những vấn đề đặt ra cần giải quyết làm cơ sở thực tiễn cho các đề xuất giải pháp phát triển được nghiên cứu ở chương 3.

Chương 3: Các giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam đến năm 2010

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phát triển hệ thống phân phối hàng hoá việt nam trong điều kiện hội nhập wto (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)