Những cơ hội và thách thức mới đối với việc phát triển hệ thống phân phối ở

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phát triển hệ thống phân phối hàng hoá việt nam trong điều kiện hội nhập wto (Trang 77 - 81)

I. Những cơ hội và thách thức mới đối với việc phát triển hệ thống phân phố

4. Những cơ hội và thách thức mới đối với việc phát triển hệ thống phân phối ở

Việt Nam

4.1 Cơ hội:

Cơ hội từ việc tiếp thu được khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh hiện đại thông qua hội nhập kinh tế quốc tế

Việc quốc tế hóa ngành thương mại bán lẻ của các quốc gia và sự phát triển nhanh chóng của khoa học cơng nghệ trên thế giới, bên cạnh việc tạo ra những thách thức to lớn cho sự phát triển của hệ thống siêu thị ở Việt Nam thì những cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế đem lại là khơng nhỏ. Đó là những bài học kinh nghiệm về quản lý kinh doanh siêu thị hiện đại cho các nhà kinh doanh Việt Nam. Đó là sự cọ sát, rèn giũa để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo cho doanh nghiệp sự tự chủ và sáng tạo và đạt được trình độ chun mơn hóa cao trong kinh doanh để phát triển về lâu dài. Đó cũng chính là những cơ hội giảm chi phí, tiếp thu cơng nghệ, thơng tin và tri thức về bán lẻ của thế giới và tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, ứng dụng và phát triển thương mại điện tử bán lẻ ở Việt Nam…

Quy mô thị trường lớn, tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, thu nhập đầu người tiếp tục được cải thiện là cơ hội to lớn cho phát triển dịch vụ phân phối nói chung và dịch vụ bán lẻ nói riêng ở Việt Nam

Với những thành tựu kinh tế xã hội đã đạt được sau hai kỳ kế hoạch 5 năm. Kinh tế Việt Nam đã có xuất phát điểm cao hơn và tiếp tục đà tăng trưởng nhanh và ổn định cho tới 2010. Thực hiện những mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2006 – 2010, thị trường nội địa Việt Nam là một trong những thị trường đầy tiềm năng cho phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại. Trước hết là quy mô dân số hơn 83 triệu dân năm 2005 đứng vào hàng thứ 14 trên thế giới hiện nay dự kiến sẽ tăng lên đến 88 triệu người vào năm 2010. Quy mô dân số lớn kết hợp với sự thay đổi phân bố dân cư theo hướng đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa tăng, giảm dân cư

sống ở nông thôn, kết hợp với lượng khách du lịch quốc tế và vãng lai dự kiến sẽ tăng mạnh thời gian tới,….sẽ là lực hấp dẫn lớn đối với phát triển kinh doanh bán lẻ.

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng mạnh thời gian qua và đạt 640 USD vào 2005. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 2006 – 2010 là thu nhập đầu người sẽ tăng gấp đơi. Như vậy đến 2010, thu nhập bình qn đầu người của Việt Nam có thể đạt trên 1200 USD và với những nỗ lực thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch giữa nông thơn và thành thị, chúng ta có thể giả sử rằng mức thu nhập trung bình của người dân ở thành phố vẫn gấp từ 2 đến 3 lần mức thu nhập trung bình của tồn xã hội như hiện nay, lúc đó, thu nhập trung bình của dân cư đơ thị có thể đạt 2500 – 3600 USD. Với mức thu nhập này, Việt Nam sẽ hấp dẫn bất cứ nhà đầu tư kinh doanh bán lẻ xuyên quốc gia nào.

Cơ hội từ việc chuyển mạnh sang lối sống công nghiệp hóa, đơ thị hóa của người Việt Nam

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước diễn ra mạnh mẽ thời gian tới sẽ tác động làm thay đổi thói quen và lối sống của người Việt Nam đặc biệt với tầng lớp trẻ.

Theo đề án quy hoạch tổng thể của Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian tới, thành phố sẽ được mở rộng theo hướng tập trung phát triển các khu đô thị mới và các đô thị vệ tinh. Dự kiến đến năm 2010, Thành phố sẽ tập trung đầu tư xây dựng thêm từ 12 – 15 khu dân cư mới theo đúng tiêu chuẩn của đô thị hiện đại…

Ở Hà Nội, tình hình diễn ra cũng tương tự. Mỗi năm, hàng loạt các khu công nghiệp được xây dựng, các khu đô thị mới cũng mọc lên rất nhanh không chỉ ở ven đơ mà cịn mở rộng cách trung tâm thành phố tới 20 – 25 Km. Ngoài ra, các tỉnh, thành phố khác cũng có tốc độ cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa nhanh. Nếp sống đơ thị và nếp sống công nghiệp dần được mở rộng đến các vùng ngoại ô. Việc mở rộng và phát triển nhiều khu công nghiệp và khu đô thị, khu trung cư mới đang là cơ hội thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh bán lẻ.

4.2 Thách thức

Nhìn chung, Việt Nam với điểm xuất phát thấp và chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh dịch vụ phân phối nên các thách thức đối vói phát triển hệ thống phân phối hàng hóa Việt Nam cũng rất lớn, cụ thể:

Kết cấu hạ tầng thương mại yếu, thiếu đồng bộ

Chợ ở khu vực nông thôn và thành thị vẫn cịn khơng ít chợ tạm, chợ cóc, chợ họp ngồi trời, ngồi lề đường. Hầu hết các cửa hàng truyền thống đều có quy mơ nhỏ bé, trang thiết bị thô sơ. Trung tâm thương mại mơi chỉ bắt đầu phát triển khá ở Hà Nội và Thành phố Hị Chí Minh nhưng quy mơ chưa lớn, trình độ quản lý, cơng nghệ, thiết bị kỹ thuật và phương thức kinh doanh chưa theo chuẩn mực quốc tế.

Đại bộ phận doanh nghiệp Việt Nam có quy mơ nhỏ và vừa, vốn ít nên khả năng phát triển hệ thống phân phối hàng hóa gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là để phát triển hệ thống liên kết dọc quy mơ lớn và có chiều sâu từ sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng (ví dụ như phát triển chuỗi liên kết các cửa hàng bán lẻ, chuỗi siêu thị,…)

Thị trường nội địa đặc biệt là thị trường dịch vụ còn kém phát triển, thể chế thị trường thiếu đồng bộ và chưa đầy đủ.

Hiện nay, ở nước ta vẫn cịn nhiều loại thị trường chưa được hình thành đầy đủ và đồng bộ. Trước hết là thị trường đất đai, bất động sản; thị trường lao động; thị trường tài chính – tiền tệ; thị trường khoa học công nghệ và thị trường của nhiều ngành dịch vụ khác. Một số loại thị trường kém phát triển hoặc cịn mang tính độc quyền nhưng thiếu sự kiểm soát chặt chẽ đã dẫn tới làm tăng chi phí sản xuất của hàng hóa và dịch vụ như điện, nước, bưu chính viễn thơng, năng lượng, cước phí vận tải, phí dịch vụ bến cảng, dịch vụ hành chính… Mơi trường kinh doanh luôn thay đổi, thiếu đồng bộ, mâu thuẫn và thực hiện không thống nhất giữa các cấp, các ngành… khiến cho doanh nghiệp khơng lường trước được và khó dự đốn để tính toán chiến lược và đầu tư dài hạn…

Áp lực ngày một gia tăng từ tiến trình hội nhập, mở cửa dịch vụ phân phối.

Các thương nhân Việt Nam đang phải đối đầu với cuộc chiến không cân sức với các tập đồn bán lẻ xun quốc gia. Có lẽ đây là thách thức lớn nhất đối với hệ

thống phân phối hiện nay của Việt Nam. Với một thị trường phát triển tiềm năng

cho phát triển hệ thống phân phối như Việt Nam, chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của các đại gia nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ cần một vài đại gia nước ngoài vào thị trường phân phối như: Metro, Escape Buorbon, Parkson mà các thương nhân trong nước đã bị lấn át mạnh. Mà theo đà mở cửa của tiến trình hội nhập thì tốc độ và số lượng các nhà đầu tư này càng tăng. Trong khi đó Việt Nam chưa có những cơng ty phân phối có quy mơ lớn, có đủ sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. Hiện mới chỉ có Saigon Co.op bao gồm nhiều siêu thị kết hợp lại với nhau là có quy mơ tương đối, cịn lại nhìn chung các siêu thị của Việt Nam cịn yếu cả về quy mơ và hình thức kinh doanh.

Cho đến năm 2007, Việt Nam sẽ phải mở cửa hoàn toàn thị trường phân phối, các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị cịn rất ít thời gian để tiến hành xây dựng và tổ chức các hệ thông siêu thị hiện đại đủ sức cạnh tranh với siêu thị nước ngồi trong q trình hội nhập sắp tới. Vì vậy, nếu khơng có một chiến lược phát triển thị trường nội địa đúng, nỗ lực phấn đấu hình thành các doanh nghiệp bán bn, bán lẻ hiện đại có mạng lưới rộng, phát triển nhanh, vững chắc, không ngừng củng cố, đổi mới và hoàn thiện hoạt động theo hướng hiện đại mang tính chuên nghiệp cao thì chúng ta khó có thể cạnh tranh và phát triển thành cơng.

Ngồi ra, trong q trình phát triển hệ thống phân phối, việc mở rộng và đẩy mạnh phát triển mơ hình kinh doanh siêu thị sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với các cửa hàng truyền thống.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phát triển hệ thống phân phối hàng hoá việt nam trong điều kiện hội nhập wto (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)