Những xu hướng mới của môi trường kinh doanh quốc tế

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phát triển hệ thống phân phối hàng hoá việt nam trong điều kiện hội nhập wto (Trang 72 - 74)

I. Những cơ hội và thách thức mới đối với việc phát triển hệ thống phân phố

1. Những xu hướng mới của môi trường kinh doanh quốc tế

Những xu hướng chính của môi trường kinh doanh quốc tế tác động tới sự phát triển hệ thống siêu thị của Việt Nam thời gian tới có thể là:

Kinh tế thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng khá mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ phân phối

Theo dự báo của Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), trong năm năm tới kinh tế thế giới vẫn tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá cao, tuy có thấp hơn mức tăng trưởng của năm 2005 nhưng lại cao hơn mức tăng trưởng trung bình của thời kỳ 1995 – 2002. Cụ thể tăng trưởng GDP tồn cầu dự đốn đạt tốc độ tăng trung bình hàng năm 4,3 % trong thời kỳ 2006 – 2010 so với mức tăng 5,1 % của năm 2005 và mức tăng 3,6% trung bình thời kỳ 1995 – 2002. Trong đó tốc độ tăng của các nước đang phát triển sẽ là 5,8 %, gấp 2 lần tốc độ tăng 2,9% của các nước công nghiệp phát triển. Thương mại của thế giới sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới và là động lực cho tăng trưởng kinh tế. Thương mại tồn cầu dự đốn sẽ tăng với tốc độ 7,6 % năm 2006 và 6,9 % / năm trung bình thời kỳ 2007 – 2010 so với trung bình thời kỳ 1995 – 2002 là 6,6 % 43 ….

Theo đà tăng trưởng của nền kinh tế thế giới như dự đoán trên, của cải và hàng hóa của thế giới tiếp tục dồi dào để thỏa mãn nhu cầu mua sắm ngày càng tăng của con người.

Xu hướng quốc tế hóa ngành thương mại bán lẻ của các quốc gia tiếp tục diễn ra mạnh mẽ và vai trò của các quốc gia thuộc lĩnh vực này tiếp tục gia tăng

Tồn cầu hóa và khu vực hóa đời sống kinh tế thế giới tiếp tục diễn ra sâu rộng, làn sóng tự do di chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn và con người ở quy mơ thế giới ngày càng mạnh mẽ. Và không thể phủ nhận những tác động to lớn của tự do hóa thương mại đối với sự phát triển và thịnh vượng của kinh tế thế giới. Chính sự phồn vinh của kinh tế thế giới, mức sống và thu nhập của người dân được cải thiện cùng với xu hướng di chuyển vốn, đầu tư đến các thị trường tiềm năng và hứa hẹn đem lại hiệu quả cao khiến cho xu hướng quốc tế hóa ngành thương mại bán lẻ của các quốc gia ngày càng sâu sắc. Trong những năm tới, khu vực châu Á – Thái Bình Dương vẫn sẽ là đầu tàu của kinh tế thế giới, sẽ tiếp tục là thị trường hấp dẫn các hãng bán lẻ xuyên quốc gia. Việt Nam với nền kinh tế dự đoán tăng trưởng khá nhanh và ổn định tới năm 2010 đang nằm trong tầm ngắm của nhiều tập đoàn bán lẻ hàng đầu của thế giới.

Ngày nay, dù ở các thị trường phát triển hay đang phát triển trên thế giới, người ta luôn thấy xuất hiện các thương hiệu bán lẻ nổi tiếng như Wal-Mart, Toy’R’US (Hoa Kỳ), Cash & Carry (Đức), Carefour (Pháp),…

Xu hướng phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, sinh học và sự ra đời của thương mại điện tử (TMĐT) sẽ làm nên cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực phân phối của thế giới

Kể từ lần đầu tiên xuất hiện trang Web thương mại năm 1994, thương mại điện tử đã nhanh chóng lan rộng trên tồn thế giới, trở thành phương tiện truyền thông, bán hàng và marketing, thậm chí làm thay đổi diện mạo của nhiều lĩnh vực kinh doanh.

Đối với thương mại điện tử bán lẻ, thường được thực hiện trong các ô giao dịch B2C và C2B, hiện nay các giao dịch này đang phát triển rất mạnh ở các nước công nghiệp phát triển và ngày càng cạnh tranh trực tiếp với các cửa hàng hiện hữu. Điều này sở dĩ có thể có được là nhờ vào những lợi ích cuả thương mại điện tử như đã nêu trên cùng với đà phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự phổ biến

hóa máy vi tính và mạng Internet ở quy mơ thế giới. Thương mại điện tử bán lẻ dự đoán sẽ sớm giữ vị trí trọng yếu trong bán lẻ các sản phẩm văn hóa, thơng tin và âm nhạc…

Sự cần thiết tăng cường điều tiết nhà nước ở các nước đang phát triển để bảo vệ ngành thương mại bán lẻ non trẻ trong nước

Kinh nghiệm của các nước Thái Lan hay Trung Quốc đã chỉ ra rằng trong xu thế tồn cầu hóa và quốc tế hóa mạnh mẽ ngành thương mại bán lẻ của các quốc gia với sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của các tập đoàn bán lẻ xuyên quốc gia, nếu các nước đang phát triển khơng quan tâm và có biện pháp tích cực bảo vệ các doanh nghiệp bán lẻ trong nước thì trước cuộc cạnh tranh khơng cân sức, thị trường bán lẻ trong nước sẽ nằm trong tay các tập đồn bán lẻ nước ngồi. Khi đó, Nhà nước sẽ khó mà có thể điều tiết vĩ mơ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mình. Vì vậy, đi liền với xu hướng quốc tế hóa ngành cơng nghiệp bán lẻ của các nước là xu hướng tăng cường sự điều tiết của Nhà nước đối với lĩnh vực này bằng công cụ và biện pháp phù hợp…

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phát triển hệ thống phân phối hàng hoá việt nam trong điều kiện hội nhập wto (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)