Các quy định pháp lý

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phát triển hệ thống phân phối hàng hoá việt nam trong điều kiện hội nhập wto (Trang 30 - 32)

I. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống phân phối hàng hóa ở nước ta

1. Các quy định pháp lý

Lĩnh vực phân phối là một ngành dịch vụ thương mại, nó chịu điều chỉnh bởi các khung khổ pháp lý chung và các quy định pháp lý trực tiếp liên quan. Khung khổ pháp lý chung gồm có hệ thống luật pháp liên quan tới việc điều chỉnh các hoạt động trên thị trường (luật thương mại, luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài, pháp lệnh giá, luật dân sự,…). Trong phần này, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào các quy định pháp lý trực tiếp liên quan tới việc điều chỉnh các loại hình dịch vụ phân phối. Các quy định pháp lý này vẫn còn đang trong q trình xây dựng, hồn thiện và cũng chỉ mới quy định về một số loại hình dịch vụ phân phối như siêu thị, trung tâm thương mại, chợ.

Quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh của siêu thị, trung tâm thương mại

Hiện mới có một văn bản quy phạm pháp luật ở cấp Bộ quy định về tiêu chuẩn, về hàng hóa, về dịch vụ và trách nhiệm quản lý hoạt động của loại hình siêu thị, trung tâm thương mại. Đó là Quy chế Siêu thị, trung tâm thương mại ban hành kèm theo Quyết Định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (sau đây gọi là Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại). Ngoài ra, cịn có một số điều liên quan tới thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, phân cấp cấp phép đầu tư kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại được quy định trong luật đầu tư nước ngoài. Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại có hiệu lực thi hành từ ngày 17/10/2004 (sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo). Tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu thực tế, cần phải có thời gian cho việc chuyển đổi tên, biển hiệu đối với các cơ sở không đủ tiêu chuẩn theo quyết định của quy chế này, cũng như để các siêu thị, trung tâm thương mại hồn thiện việc đăng kí kinh doanh và xây dựng

nội quy hoạt động…, Bộ thương mại đã cho phép gia hạn thêm thời gian thực hiện và hiệu lực thi hành quy chế siêu thị, trung tâm thương mại được tính từ ngày 01 tháng 04 năm 2005 (công văn số 0529/TM-TTTN ngày 31/01/2005 hướng dẫn thực hiện Quy chế này).

Trước hết, Về thẩm quyền quyết định dự án đầu tư và phân cấp cấp giấy phép

đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài về siêu thị, trung tâm thương mại. (theo

luật đầu tư nước ngồi).

Tính đến năm 2005, Việt Nam đã cấp phép cho 14 dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực thương mại và phân phối. Các dự án này chủ yếu tập trung ở Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng nai, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực siêu thị, trung tâm thương mại và vẫn cịn mang tính chất thí điểm. Cho đến nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chỉ được phép kinh doanh xuất nhập khẩu đối với một số sản phẩm nhất định và theo một cách thức hạn chế. Chẳng hạn, đối với các dự án siêu thị, trung tâm thương mại chỉ được cấp phép dưới hình thức liên doanh với một đối tác nước ngồi (trừ cơng ty trách nhiệm hữu hạn Metro Cash & Carry Việt Nam 100% vốn nước ngoài được cấp phép thí điểm, nhưng cơng ty này bị ràng buộc bởi những điều kiện cụ thể trong giấy phép đầu tư như: phải xây dựng mạng lưới thu mua và chế biến trong nước, chỉ được phép bán buôn cho các khách hàng là doanh nghiệp, hộ kinh doanh để phục vụ nhu cầu kinh doanh…)13

Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại gồm 4 chương với 11 điều, trong đó có đề cập tới các vấn đề: về yêu cầu thành lập doanh nghiệp và xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại (ở điều 6 và điều 8); về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại siêu thị, trung tâm thương mại (điều 7); về tiêu chuẩn phân hạng siêu thị, trung tâm

thương mại (điều 3, theo đó siêu thị, trung tâm thương mại được phân làm ba loại:

hạng I, II, III); về tên gọi và biển hiệu siêu thị, trung tâm thương mại (điều 5); về

quản lý hoạt động của siêu thị (khoản 2,3,4 điều 8, và điều 9); về việc xử lý vi phạm

(điều 10).14

13 Nguồn: Bộ Thương mại, Vụ Chính sách thị trường trong nước.

Đây là những quy định trên cơ sở khảo sát thực tế các siêu thị, trung tâm thương mại đang hoạt động kinh doanh và triển khai xây dựng ở Việt Nam, có tham khảo kinh nghiệm nước ngồi và tính tới xu hướng phát triển loại hình này ở nước ta.

Quy định pháp luật về phát triển quản lý chợ

Ngày 14 tháng 1 năm 2003 Chính phủ ban hành Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ. Với việc ban hành Nghị định này hệ thống chợ đã được xác lập về mặt pháp lý, từ quy hoạch, quản lý tới nội dung hoạt động. Nghị định đề cập tới một số vấn đề sau: về Tiêu chuẩn phân hạng chợ (điều 3, theo đó chợ được phân làm ba loại: loại 1, loại 2, loại 3); về quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng

chợ (điều 4, điều 5); về kinh doanh khai thác và quản lý chợ (điều 7); doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ (điều 8); về quản lý nhà nước về chợ (điều 13,

điều 14, điều 15, theo đó chỉ rõ nội dung quản lý nhà nước và trách nhiệm của các Bộ, Ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp).

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phát triển hệ thống phân phối hàng hoá việt nam trong điều kiện hội nhập wto (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)