- Có ý thức tham gia, hợp tác tích cực trong học tập để đạt được yêu cầu và mong muốn đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động dạy, học môn tiếng Anh ở trường THCS.
3.2. Nguyên tắc để xây dƣ̣ng các biê ̣n pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh trong bối cảnh đổi mới ở bâ ̣c THCS huyện Đông Hƣng, tỉnh Thái Bình
3.2.1. Ngun tắc tính hê ̣ thớng
Sự thành công của một lĩnh vực, một đơn vị là sức mạnh tổng hợp của cả một hệ thống. Cần đảm bảo các biện pháp không mâu thuẫn nhau, không được tách rời, riêng rẽ mà phải tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau trong mối quan hệ biện chứng chặt chẽ để tạo thành một hệ thống chỉnh thể nhằm tác động tới nhiều mặt khác nhau của vấn đề đang được quản lý. Do vậy, các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính đồng bộ thì mới đem lại tính khả thi và tính hiệu quả. Việc quản lý quá trình dạy học phải được làm tốt từ chính các GV và các SV . Việc làm này phải có sự quản lý, giám sát chặt chẽ của CBQL GV, của Trường.
3.2.2. Nguyên tắc tính thực tiễn
Các biện pháp quản lý được đề xuất có tính đến các điều kiện, hồn cảnh, mơi trường khách quan, chủ quan của các nhà trường trong hiện tại và tương lai cũng như khả năng áp dụng các biện pháp đó trong thực tiễn. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp phải đảm bảo từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh , không làm xáo trộn về tổ chức, khơng thay đổi tồn bộ chương trình đào tạo hoặc không đảm bảo nguyên tắc dạy học. Các biện pháp quản lý được khả thi chỉ khi có tính đến các điều kiện thực hiện.
3.2.3. Nguyên tắc tính hiê ̣u quả
Các biện pháp nêu ra nhằm vào mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo của các nhà trường thông qua việc tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy - học tiếng Anh cho học sinh. Những biện pháp nêu ra nhằm vào việc từng bước cải tiến chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy - học tiếng Anh cho học sinh hiện nay . Xuất phát từ nguyên tắc tính hiệu quả,
những biện pháp đề xuất cần mang lại hiệu quả trong hoàn cảnh cụ thể và trong thời điểm nhất định.
3.3. Một số biện pháp tăng cƣờng quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh trong bối cảnh đổi mới ở bâ ̣c THCS huyện Đông Hƣng, tỉnh Thái Bình
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chương trình mới ở các trường THCS huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình chúng tôi đề xuất ra một số biện pháp sau:
3.3.1. Tăng cường quản lý công tác lập kế hoạch giảng dạy môn Tiếng Anh trong bối cảnh đổi mới trong bối cảnh đổi mới
* Mục tiêu biện pháp
Lập kế hoạch là chức năng quan trọng nhất trong công tác quản lý. Muốn chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra tốt đều phải dựa vào việc lập kế hoạch. Việc lập kế hoạch giảng dạy có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác quản lý hoạt động dạy học.
- Kế hoạch làm giảm bớt độ bất định và có thể ứng phó kịp thời với những biến đổi bên ngoài.
- Tập trung được sự chú ý và cố gắng của mọi người vào mục tiêu đã được xây dựng.
- Tạo ra khả năng thực hiện công việc một cách tinh tế và hiệu quả.
- Người quản lý có thể kiểm tra một cách dễ dàng hơn việc thực hiện của cán bộ, GV trong nhà trường.
Trong nhà trường THCS việc quản lý kế hoạch giảng dạy tiếng Anh của Hiệu trưởng được thể hiện qua kế hoạch từ nhà trường đến từng GV.
* Nội dung biện pháp
Lập kế hoạch giảng dạy tiếng Anh bao gồm:
- Kế hoạch của nhà trường là kế hoạch dài hạn và toàn diện. Kế hoạch của Nhà trường là kế hoạch giảng dạy và giáo dục chung của cả trường.
+ Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng cùng Ban Giám hiệu, xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu phấn đấu trong năm học của toàn trường, làm cơ sở để các tổ
+ Chỉ đạo xây dựng hệ thống kế hoạch giảng dạy từ trường tới các cá nhân đúng quy định của ngành phù hợp với đặc trưng của nhà trường, tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện và làm căn cứ để kiểm tra.
+ Kịp thời bổ sung vào kế hoạch những nhiệm vụ mới do cấp trên yêu cầu.
+ Ban Giám hiệu tạo điều kiện để đội ngũ GV thực hiện kế hoạch theo đúng tiến độ, thường xuyên, kiểm tra phát hiện sai lệch và uốn nắn kịp thời.
+ Cần định rõ thời gian tiến hành, các bước của kế hoạch. Kế hoạch của nhà trường và tổ, các chỉ tiêu kế hoạch cá nhân được thể hiện trên các bảng biểu để mọi người tiện theo dõi và thực hiện.
+ Đảm bảo tốt chế độ thông tin báo cáo để tiện theo dõi, chỉ đạo quá trình thực hiện.
+ Đảm bảo các sinh hoạt mang tính dân chủ, thực hiện dân chủ hoá trường học trong lĩnh vực quản lý, để qua đó chỉ đạo xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường cụ thể, chi tiết và có tính khoa học cao.
- Kế hoạch, phân công của tổ chuyên môn.
Tổ chuyên môn có vị chí quan trọng đặc biệt trong quá trình dạy học. Mỗi tổ chuyên môn có một chức năng, nhiệm vụ riêng biệt, nên kế hoạch của các tổ cũng có những nét riêng biệt. Việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn cần thể hiện được kế hoạch chung của nhà trường, tạo ra sức mạnh tổ hợp, hướng vào các mục tiêu chung với các biện pháp cụ thể. Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn, cần căn cứ vào những định hướng mục tiêu của kế hoạch nhà trường về nhiệm vụ, nội dung công việc, cách tiến hành, quy mô phát triển năm học, học kỳ, tháng, tuần.
Ngay từ đầu năm học, tổ trưởng bộ môn tiếng Anh xây dựng kế hoạch giảng dạy cả năm học cho cả bộ môn. Sau đó phải phân công cụ thể cho từng giáo viên để họ lập kế hoạch giảng dạy cá nhân. Tổ trưởng bộ môn xem xét duyệt kế hoạch giảng dạy cá nhân cho phù hợp với kế hoạch của bộ môn, tiếp theo là chuyển lên Ban giám hiệu duyệt.
- Kế hoạch cụ thể của cá nhân GV là việc lập kế hoạch cá nhân dựa trên kế hoạch chung của nhà trường và phân công giảng dạy của tổ chuyên môn. Kế hoạch của GV thực chất là việc cụ thể hóa kế hoạch của nhà trường và tổ bộ môn, là thời khóa biểu giảng dạy và giáo dục HS.
* Cách tiến hành
- Kế hoạch của nhà trường.
Trong việc xây dựng kế hoạch nhà trường, cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo xây dựng thời khoá biểu:
+ Thời khoá biểu phải đảm bảo tính khoa học, chính xác. Qua thời khoá biểu, Ban Giám hiệu có thể nắm bắt và quản lý tốt các giờ lên lớp của GV. Xếp thời khoá biểu cần quan tâm đến số tiết học của từng môn học, của từng GV, để bố chí xen kẽ giữa các lớp, các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên một cách hợp lý và khoa học.
+ Thời khoá biểu là cụ thể hoá sự phân công giảng dạy của nhà trường đối với đội ngũ GV trong năm học, cần lưu ý đến chế độ làm việc, hoàn cảnh của mỗi GV để sắp xếp hợp lý giờ dạy và đảm bảo đúng nguyên tắc.
+ Thời khoá biểu cần sắp xếp khoa học, đảm bảo hợp lý để tiến hành các hoạt động quản lý trong nhà trường (giao ban, hội ý, triển khai các quyết định của Ban Giám hiệu…). Các hoạt động chun mơn (dự giờ, thăm lớp…).
+ Thời khố biểu vừa để theo dõi các tiết học vừa để nắm bắt số GV cần quan tâm về chuyên môn, về ý thức tư tưởng, giám sát ý thức thực hiện nội qui, nề nếp của nhà trường, để có ý kiến chỉ đạo chính xác, đánh giá đúng thực trạng của GV và HS trên lớp.
- Kế hoạch tổ chuyên môn.
+ Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch theo một mẫu thống nhất, giao chỉ tiêu cụ thể từng mặt phấn đấu trong hoạt động của tổ.
+ Tổ chức cho cán bộ, GV, công nhân viên đăng ký các chỉ tiêu thi đua, phấn đấu các danh hiệu thi đua, các nhiệm vụ cụ thể, biện pháp thực hiện trước khi có kế hoạch của tổ.
+ Tổ trưởng chuyên môn căn cứ vào kế hoạch năm học của trường, nhiệm vụ của tổ, kế hoạch của các thành viên lập kế hoạch của tổ. Kế hoạch cần thể hiện được tính thống nhất cao, có tính khả thi, xác định được các mốc thời gian tiến hành các hoạt động, người thực hiện, đăng ký các chỉ tiêu, danh hiệu thi đua của tổ và các thành viên trong tổ.
+ Bổ sung kịp thời những nhiệm vụ mới vào bản kế hoạch khi nhiệm vụ mới của nhà trường hoặc có những biến động mới về kế hoạch hay đội ngũ GV, HS…
+ Hiệu trưởng thông qua việc quản lý công tác lập kế hoạch của tổ chuyên môn để quản lý kế hoạch của GV bộ môn tiếng Anh.
- Kế hoạch của GV.
Để việc xây dựng kế hoạch, cán bộ, GV, Hiệu trưởng cần chỉ đạo, tổ chức cho cán bộ, GV học tập, quán triệt nhiệm vụ, chỉ thị năm học mới, những qui định, qui chế chuyên môn, các căn bản hướng dẫn năm học của cấp trên và nhà trường, giúp GV hệ thống, thống nhất xác định nội dung cơ bản trọng tâm, các phương pháp tương ứng, nhằm lựa chọn cách thức tiến hành, sử dụng đồ dùng dạy học và kiếm tìm sách tham khảo.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng chủ động xây dựng và huy động cán bộ tham gia vào việc xây dựng kế hoạch chung của nhà trường.
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng bộ môn phân công giảng dạy cho phù hợp và đặc biệt là có kế hoạch chuyên môn cụ thể để GV thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Các GV phải chủ động tích cực trong việc xây dựng kế hoạch cá nhân để hỗ trợ cho việc xây dựng kế hoạch của tổ và của trường.
Căn cứ vào nội dung chương trình của môn tiếng Anh, tổ trưởng bộ môn cùng các giáo viên sắp xếp lịch giảng cụ thể, lịch kiểm tra, thi cho đúng thời gian, phù hợp với lịch của trường.
3.3.2. Đổi mới công tác tuyển dụng và nâng cao chất lượng đội ngũ GV giảng dạy mơn tiếng Anh theo chương trình mới
* Mục tiêu của biện pháp
Xây dựng đội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu về số lượng, nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn cho GV tiếng Anh khi đổi mới chương trình.
* Nội dung biện pháp
- Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV tiếng Anh hàng năm, trong bản kế hoạch phải trả lời rõ các vấn đề:
+ Tổ chức bao nhiêu đợt?
+ Vào thời gian nào thì phù hợp? + Dự kiến bao nhiêu ngày?
+ Nội dung? Phương pháp? + Người tập huấn?
+ Số lượng GV tham dự? + Tập trung vào khối, lớp nào?
- Phương thức bồi dưỡng, tập huấn GV tiếng Anh trong tình hình thực tế hiện nay: Hiệu trưởng nên sử dụng hình thức bồi dưỡng tại chỗ, tại trường. Muốn vậy, Hiệu trưởng cần phải quan tâm tới các vấn đề sau:
+ Tổ chức đội ngũ GV cốt cán của các trường, đội ngũ này trong thời gian tập huấn sẽ nghiên cứu sâu một số bài khó dạy trong sách giáo khoa , xây dựng các bài giảng và sẽ giảng mẫu một số buổi cho GV toàn trường hay toàn cu ̣m tham dự, phân công nhiệm vụ trong nhóm giảng viên cốt cán, hoạt động này nhằm tạo sự chủ động hơn nữa và tăng thêm năng lực cho đội ngũ GV cốt cán của trường và của cu ̣m.
+ Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho đội ngũ GV cốt cán trực tiếp bồi dưỡng cho GV tại trường mình, thời gian tập huấn tự quy định, trên cơ sở trình độ thực tế của đội ngũ GV của trường.
+ Hiệu trưởng chỉ đạo cung cấp đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo và đồ dùng dạy học môn tiếng Anh cho GV tự bồi dưỡng nhằm đảm bảo cho
GV dự kiến được cách sử dụng các đồ dùng dạy học trong các bài để trong quá trình bồi dưỡng sẽ có nhiều ý tưởng hay được đưa ra.
- Để tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, năng lực sư phạm cho đội ngũ GV giảng dạy tiếng Anh ở THCS, hiệu trưởng cần quan tâm đến nội dung bồi dưỡng, chuẩn hố và tồn diện để các GV không những được bồi dưỡng về nội dung, chương trình theo sách giáo khoa mới, về đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh mà còn được bồi dưỡng chuyên môn về các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết tiếng Anh theo hướng giáo dục hiện đại.
- Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo các chuyên đề của chương trình mới, tiếp cận với môi trường giao tiếp, dự giờ, trao đổi, học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp, của trường bạn, của các chuyên gia trong và ngoài nước về phương pháp giảng dạy tiếng Anh như thế nào cho dễ hiểu, dễ nhớ. Bên cạnh đó cần phải áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng các phần mềm vào thiết kế giáo án điện tử, gây hứng thú học tập cho HS nhằm đạt hiệu quả cao.
- Chỉ đạo các cấp quản lý hướng dẫn chương trình, nội dung bồi dưỡng, cách thức triển khai, tạo điều kiện về kinh phí, chế độ chính sách, thời gian phù hợp để GV có thể tham gia bồi dưỡng được đầy đủ. Hiệu trưởng của các trường cần tranh thủ sự ủng hộ từ bên trong và bên ngoài nhà trường, cần kiểm tra lại các nguồn lực của đổi mới. Việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa tiếng Anh ở THCS có nhiều vấn đề đặt ra, cần được quán triệt cũng như giải quyết đối với các nhà trường và mỗi GV, trong đó:
+ Hiệu trưởng cần tăng cường bồi dưỡng GV, tập huấn sách giáo khoa mới theo các bước: Nghe báo cáo, thảo luận, làm mẫu, thực hành soạn bài, giảng bài, rút kinh nghiệm, thống nhất quy định thực hiện.
Các bước này cho thấy quan điểm toàn diện đối với việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới. Bởi đó là việc bắt đầu từ nhận thức đến hoạt động cụ thể và cuối cùng là việc thể chế hoá để có thể thực hiện đại trà.
nghiên cứu và phân tích các bài giảng, các phương pháp dạy học mới thông qua các băng hình, băng tiếng, đưa việc sử dụng giáo cụ trực quan, đồ dùng dạy học là một nội dung bắt buộc trong các tiết học, đặc biệt chú trọng năng lực diễn đạt bằng lời nói, cử chỉ, vẽ tranh của GV để tiết học thêm hứng thú, sinh động, hấp dẫn.
- Bồi dưỡng, tập huấn về chun mơn thì cần đi sâu vào nội dung:
+ Về mục tiêu, nội dung của phương pháp giảng dạy mới + Rèn các kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết
+ Trao đổi với đồng nghiệp, chuyên gia làm chương trình, viết SGK, chuyên gia nước ngoài về phương pháp giảng dạy tiếng Anh.
+ Môi trường giao tiếp và thực hành
+ Lên các dự án bồi dưỡng cho GV tiếng Anh ở trong và ngoài nước.
- Bồi dưỡng về năng lực sư phạm:
+ Phương pháp truyền thụ kiến thức (phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS).
+ Phong cách, cử chỉ, thái độ phải mang tính sự phạm khi lên lớp. + Cách diễn đạt tiếng Anh trong bài giảng trên lớp.
- Bồi dưỡng, tập huấn về phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học. + Cách sử dụng băng tiếng, băng hình, đầu đĩa, tranh ảnh, ….
+ Thiết kế, tự làm đồ dùng dạy học đơn giản bám sát các chủ điểm trong