Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh trong bối cảnh đổi mới ở bậc trung học cơ sở huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 62 - 64)

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chương trình mới ở

2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS ở

THCS ở huyê ̣n Đông Hưng tỉnh Thái Bình

Để nghiên cứu thực trạng việc quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS ở huyê ̣n Đông Hưng tỉnh Thái Bình chúng tôi nghiên cứu, lấy ý kiến của 8 hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, 40 cán bộ quản lý cấp dưới và giáo viên của tất cả các trường THCS trên địa bàn huyện.

Quy định tính điểm cho phần thực hiện các biện pháp cũng như tác dụng của các biện pháp quản lý HĐDH của hiệu trưởng như sau:

- Thực hiện tốt: 3 điểm.

- Thực hiện bình thường: 2 điểm. - Thực hiện chưa tốt: 1 điểm.

- Tác dụng nhiều: 3 điểm. - Tác dụng ít: 2 điểm. - Không tác dụng: 1 điểm. Sau đó tính tổng điểm () và tính điểm bình quân (X ) để xem xét mức độ thực hiện, mức độ tác dụng của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học.

2.3.2.1. Thực trạng biện pháp quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của giáo viên.

Bảng 2.13. Mức độ thực hiện biện pháp quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của giáo viên

I Biện pháp quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch

Hiệu trưởng Giáo viên Chung  X Thứ

bậc  X Thứ

bậc  X Thứ bậc

1

Quy định số lượng, chất lượng hồ sơ chuyên môn giáo viên, tổ chuyên môn

37 2.46 10 120 3.00 1 157 2.73 3

2

Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch năm học, môn học.

38 2.53 9 113 2.82 9 151 2.67 4

học, môn học, tổ chuyên môn

4 Tổ chức việc kiểm tra đánh giá

giáo viên, học sinh 44 2.93 2 120 3.00 1 164 2.96 2

2.73 2.94 2.83

Nhận xét: Kết quả ở bảng 13 cho thấy mức độ thực hiện biện pháp quản lý việc

xây dựng và thực hiện kế hoạch của giáo viên được đánh giá ở mức khá, với điểm bình quân X =2,67. Trong đó hiệu trưởng đánh giá với X = 2.53 còn giáo viên đánh giá ở mức cao hơn với X = 2,82; kết quả này cho chúng ta thấy những người làm trực tiếp, thì thường đánh giá việc mình thực hiện là tốt, mang ý kiến chủ quan nhiều hơn. Người ngoài cuộc đánh giá có thể khách quan hơn, nhưng cũng có thể không sâu, không nhìn nhận hết mọi vấn đề.

Các nhiệm vụ thực hiện không đồng đều, thể hiện 2.67 <X < 2,97; Nhiệm vụ thực hiện tốt nhất là "Hiệu trưởng duyệt kế hoạch năm học, môn học, tổ chuyên

môn" với X = 2,97. Nhiệm vụ thực hiện thấp nhất là "Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo

viên xây dựng kế hoạch năm học, môn học" với X = 2.67. Hai nhiệm vụ cần quan tâm chỉ đạo đó là: "Quy định số lượng, chất lượng hồ sơ chuyên môn giáo viên, tổ chuyên môn" với X = 2,73; " Tổ chức việc kiểm tra đánh giá giáo viên, học sinh" với

X = 2.96. Mức chênh lệch giữa nhiệm vụ đó là không đáng kể với = 0.3, dù vậy hiệu trưởng cũng cần phải chú ý tới việc thực hiện các biện pháp đồng đều với nhau hơn nữa để đạt hiệu quả cao nhất.

2.3.2.2. Thực trạng biện pháp quản lý thực hiện chương trình dạy học

Biện pháp quản lý thực hiện chương trình dạy học tiếng Anh của hiệu trưởng các trường THCS của huyện được hiệu trưởng và giáo viên đánh giá thực hiện tương đối tốt, các hiệu trưởng đã có nhiều cách thức để quản lý, chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt, đầy đủ chương trình dạy học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (phụ lục số 4,5) với X = 2,73. Điều này khẳng định hiệu trưởng đã làm tốt công tác quản lý chương trình dạy học.

Song bên cạnh đó thì các nhiện vụ được thực hiện không đồng đều. Nhiệm vụ được đánh giá thực hiện tốt nhất đó là: Hiệu trưởng duyệt kế hoạch năm học,

tổ chuyên môn với X = 2.97. Nhiệm vụ được đánh giá thấp nhất là "Chỉ đạo chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch năm học, môn học" với X = 2,67 cho thấy trong quá trình quản lý hiệu trưởng chưa tổ chức nhiều kênh thông tin để nắm việc thực hiện chương trình dạy học của giáo viên. Do vậy cần được phát huy và điều chỉnh giữa các biện pháp cho hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh trong bối cảnh đổi mới ở bậc trung học cơ sở huyện đông hưng tỉnh thái bình (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)