Cán bộ quản lí và đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn ở trường THCS thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 40)

* Cán bộ quản lí

Cán bộ quản lí, Hiệu trưởng trực tiếp quản lí nhà trường nói chung, quản lí hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học mơn Ngữ văn nói riêng giữ vai trị hết sức quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. Cán bộ quản lí, Hiệu trưởng nhà trường tác động đến kết quả dạy học môn Ngữ văn thông qua việc đề ra những biện pháp quản lí hoạt động dạy học hữu hiệu, đưa ra những quyết định quản lí kịp thời, chính xác để giáo viên, học sinh điều chỉnh hoạt động dạy và học của mình một cách kịp thời, có hiệu quả nhất, đạt được những kết quả dạy học mong muốn nhất. Vì vậy, cán bộ quản lí (CBQL), Hiệu trưởng nhà trường phải là những người có trình độ lý luận quản lí và năng lực quản lí giáo dục, quản lí nhà trường, hiểu sâu sắc về lý luận dạy học nói chung cũng như lý luận dạy học mơn Ngữ văn nói riêng; đồng thời CBQL cũng phải là những nhà giáo có kinh nghiệm thực tiển về dạy học và quản lí hoạt động dạy học ...

* Đội ngũ giáo viên Ngữ văn ở trường THCS

Giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy, giữ vai trò tổ chức, điều khiển và điều chỉnh hoạt động dạy học. Trình độ chun mơn, nghiệp vụ của giáo viên, đặc biệt khả năng điều khiển hoạt động học tập của học sinh bằng cách thiết kế hệ thống nhiệm vụ học trên lớp và ngồi lớp một cách hợp lý sẽ địi hỏi và thôi thúc học sinh thực hiện các hoạt động học tập ngoài lớp nhằm hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao.

Tinh thần trách nhiệm với nghề dạy học, cao hơn nữa là tình yêu và niềm đam mê với nghề của giáo viên, phong cách giảng dạy năng động và khoa học, điều kiện

kinh tế ổn định sẽ là điều kiện tốt để giảng viên dành nhiều thời gian, tâm sức cho hoạt động dạy và hoạt động học tập của học sinhtrên lớp cũng như ngoài lớp.

Dạy văn khơng chỉ dạy kiến thức mà GV cịn có nhiệm vụ định hướng cảm xúc, tình cảm, sự rung động; cần đến chất văn của cả GV và HS. GV dạy Văn không chỉ là người thầy mà cịn là nhà phê bình văn học, là sợi dây liên kết giữa tác phẩm và HS, là người tạo điều kiện cho HS chủ động tiếp thu tác phẩm chứ không phải là người áp đặt kiến thức cho HS. QL dạy học văn trong nhà trường cần phải quan tâm đến nhân tố đặc biệt là người thầy.

Giáo viên Ngữ văn THCS phải là những người có TĐCM đạt chuẩn đào tạo, có NVSP vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt và phong cách nhà giáo đúng mực. Ngoài giáo viên Ngữ văn cịn phải khơng ngừng học, tự bồ dưỡng để nâng cao TĐCM, NVSP, cập nhật thường xuyên thông tin, tri thức văn học mới. Nắm vững lý luận dạy học hiện đại, hiểu sâu sắc lý luận dạy học bộ môn để vận dụng vào thực tiễn hoạt động giảng dạy của mình là yêu cầu bắt buộc nâng cao đối với giáo viên Ngữ văn THCS trong bối cảnh hiện nay, có như vậy mới thực hiện tốt được nhiệm vụ của mình.

Như vậy, trình độ và năng lực quản lí của CBQL, Hiệu trưởng nhà trường, chất lượng đội ngũ giáo viên Ngữ văn ảnh hưởng vô cùng lớn đến hoạt động dạy học bộ mơn và quản lí hoạt động này ở trường THCS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn ở trường THCS thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)