Mối quan hệ của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn ở trường THCS thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 99 - 100)

Mặc dù mỗi biện pháp nhằm một mục tiêu nhất định song cả 7 biện pháp đề xuất đều có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau, bổ sung cho nhau và tác động tương hỗ lẫn nhau. Biện pháp này sẽ là điều kiện, là sự hỗ trợ cho biện pháp kia và ngược lại. Sự thống nhất và đồng thuận trong triển khai áp dụng một cách đồng bộ và linh hoạt, sáng tạo mang tính hệ thống, có khả thi các biện pháp này sẽ tạo nên hiệu quả chung cho cả q trình dạy học và quản lí hoạt động dạy học mơn Ngữ văn trong thời gian tới.

Trong 7 biện pháp đề xuất, biện pháp thứ nhất là “Tăng cường quản lí việc thực hiện nội dung chương trình mơn Ngữ văn đáp ứng mục tiêu môn học và nhiệm vụ của từng năm học”. Biện pháp này tuy khơng khó thực hiện nhưng nhiều trường THCS lại quan tâm chưa đúng mức, cịn mang tính hình thức và hành chính nên chưa thực sự phát huy hiệu quả. Trong khi đây lại là biện pháp quan trọng và làm nền tảng cho các biện pháp tiếp theo.

Tương tự như vậy, nếu chỉ tập trung vào cải tiến hoạt động giảng dạy của giáo viên mà không chú trọng bồi dưỡng PPHT, tăng cường năng lực học cho học sinh thì giáo viên khơng thể phát huy được các tác dụng tích cực của đổi mới PPDH. Ngoài sự nỗ lực của giáo viên và học sinh cịn rất cần có sự ủng hộ thiết thực từ phía các CBQL trong xây dựng cơ chế, triển khai kế hoạch nội dung… Mặt khác, nếu khơng có sự đảm bảo về CSVC kỹ thuật, PTDH, tăng cường theo hướng đa năng và hiện đại thì việc nâng cao chất lượng dạy học của các nhà trường THCS cũng khó trở thành hiện thực.

Tóm lại, tăng cường hiệu quả quản lí hoạt động dạy học mơn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố ng Bí phải thực hiện đồng bộ các biện pháp đề xuất, không thể coi nhẹ bất kỳ một biện pháp nào vì chúng có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau và tác

động tương hỗ lẫn nhau. Khi áp dụng các biện pháp phải mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo, phù hợp với điều kiện và khả năng của từng trường THCS, đảm bảo tính hệ thống có khả thi. Có như vậy mới thực sự đảm bảo thành công trong việc nâng cao chất lượng dạy học mơn Ngữ văn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường THCS thành phố ng Bí, tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh hiện nay và hướng tới tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn ở trường THCS thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)