3.2. Biện pháp quản lí hoạt động dạy học mơn Ngữ văn các trường THCS thành phố
3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy
dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh
3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp
Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối của một quy trình hoạt động, đồng thời cũng là khâu quan trọng không thể thiếu để điều chỉnh hoạt động cho phù hợp và hiệu quả. Cách thức kiểm tra, đánh giá tác động rất lớn đến hoạt động giảng dạy của thầy và hoạt động học tập của trị. Kiểm tra, đánh giá có tác dụng phân loại tích cực khi phản ánh chính xác trình độ và năng lực của người được kiểm tra, đánh giá. Vì vậy, cơng việc kiểm tra, đánh giá phải được quản lí chặt chẽ và mang tính khoa học, phải được cải tiến thì mới thực sự trở thành cơng cụ thúc đẩy q trình dạy học phát triển theo mục tiêu, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Đổi mới quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá trong dạy học Ngữ văn theo chương trình đổi mới hiện nay, phải thực hiện ở cả kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học không chỉ đơn thuần là ghi nhận thực trạng, phản ánh chính xác và khách quan mà quan trọng hơn là đề xuất những cách thức, quyết định cải tạo thực trạng, cải tiến hoạt động để nâng cao chất lượng dạy học.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Căn cứ vào thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS thành phố ng Bí, Quảng Ninh, chúng tơi đề xuất những cải tiến về quy trình tổ chức, hình thức và nội dung kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở các nhà trường THCS trên địa bàn thành phố ng Bí, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Đối với công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên:
Ngay từ đầu năm học, CBQL, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức cho giáo viên học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về quy chế chuyên môn, chỉ đạo công tác chuyên môn trong năm học, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về vai trị, mục đích và ý nghĩa của hoạt động kiểm tra, đánh giá, thống nhất nhất kế hoạch, quy trình tổ chức, hình thức và nội dung kiểm tra, đánh giá, xây dựng được chuẩn đánh giá cho từng hoạt động cụ thể của giáo viên, quán triệt và tổ chức thực hiện thường xuyên có nề nếp trong suốt năm học.
Nội dung kiểm tra, đánh giá là toàn bộ những quy định về nề nếp chuyên
môn, thực hiện quy chế chuyên môn trong hoạt động giảng dạy và chất lượng giảng dạy của giáo viên.
- Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng kế hoạch giảng dạy cá nhân, thực hiện nội dung chương trình giảng dạy.
- Kiểm tra, đánh giá việc lên lớp của giáo viên.
- Kiểm tra, đánh g ía việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy định hồ sơ chuyên môn của GV. - Kiểm tra, đánh giá việc tự học, bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên.
- Kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu. - Kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên thông qua kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các mặt công tác khác như: Thực hiện ngày công giờ công, tham gia sinh hoạt chuyên môn, hội giảng, hội thảo, làm đồ dùng dạy học, thực hiện quy định về dự giờ v.v…
Hình thức kiểm tra, đánh giá và quy trình tổ chức thực hiện.
Thành lập Ban kiểm tra, thanh tra chuyên môn của nhà trường gồm: Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán, giáo viên đại diện các tổ chức đoàn thể. Ban kiểm tra, thanh tra chuyên môn xây dựng kế hoạch đồng bộ cho cả năm học. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban. Triển khai chương trình hoạt động của Ban, rõ ràng cụ thể về các nội dung kiểm tra, đánh giá; quy trình kiểm tra, đánh giá; về chuẩn đánh giá v.v…
Thực hiện kiểm tra chuyên môn theo kế hoạch thường xuyên hàng tuần, từng tháng, thực hiện kiểm tra đột xuất.
Đặc biệt quan tâm việc kiểm tra, đánh giá chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên: Thông qua dự giờ thăm lớp, kiểm tra chuyên môn, rút kinh nghiệm sư phạm sau giờ dạy, khảo sát kết quả học tập của học sinh ngay sau giờ học, thu thập thơng tin phản hồi từ phía học sinh và các đối tượng khác về hoạt động giảng dạy của giáo viên v.v… Đây chính là những cơ sở quan trọng nhất để đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên.
Ngoài ra, chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng được phản ánh qua kết quả học tập của học sinh sau một quá trình học tập, thể hiện qua điểm số các bài kiểm tra theo quy định, kết quả chất lượng kiểm tra học kỳ hoặc sự tiến bộ về mặt tư tưởng nhận thức, các năng lực được hình thành hay học lực được nâng lên của học sinh; chất lượng giảng dạy của giáo viên còn được phản ánh qua kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi hay kết quả phụ đạo học sinh yếu kém...vv.
Sau mỗi lần kiểm tra hoặc mỗi đợt kiểm tra phải tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm chuyên môn. Giúp cho mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh cũng có khả năng tự đánh giá, tự điều chỉnh để cải tiến hoạt động dạy và học nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học.
Hồ sơ kiểm tra, thanh tra chuyên môn của giáo viên phải được lưu giữ cẩn thận làm cơ sở đánh giá các lần kiểm tra sau. Sau mỗi đợt kiểm tra, kết quả đánh giá xếp loại giáo viên phải được công khai đầy đủ, là căn cứ để xếp loại giáo viên phải được công khai đầy đủ, là căn cứ để xếp loại thi đua và phân loại giáo viên. Trên cơ sở đó
CBQL, Hiệu trưởng nhà trường có phương thức sử dụng, bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả cao nhất trong cơng tác quản lí hoạt động dạy học và quản lí nhà trường.
Đối với việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Quy trình quản lí kiểm tra, đánh giá có thể thực hiện theo các nội dung:
Thực hiện nghiêm quy chế kiểm tra, đánh giá, đủ các bài kiểm tra theo tiến độ nội dung chương trình. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên phải được thể hiện rõ trong kế hoạch giảng dạy bộ môn của giáo viên, phải đánh giá chính xác và cập nhật điểm theo đúng tiến độ.
Cải tiến đồng bộ các khâu chính của kiểm tra, đánh giá bao gồm: Xây dựng chuẩn đánh giá; xây dựng ngân hàng đề; tổ chức kiểm tra, tổ chức chấm bài, phân tích và phân loại kết quả.
CBQL, Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo giáo viên dựa theo phân phối chương trình, tiến độ kiểm tra của bộ mơn, hình thức kiểm tra của bộ mơn, làm bộ đề kiểm tra các bài từ 45 phút trở lên. Từ các đề kiểm tra của giáo viên, tổ trưởng chuyên môn thẩm định và chuyển vào ngân hàng đề của nhà trường.
Nghiên cứu, xác định chuẩn đánh giá dựa trên mục đích kiểm tra. Chuẩn hố những yêu cầu mà học sinh phải đạt được ở mỗi bài kiểm tra, trong đó xác định rõ chuẩn tối thiểu và chuẩn tối đa. Chuẩn hoá nội dung kiểm tra sẽ dẫn đến việc đánh giá chất lượng đảm bảo chính xác và cơng bằng.
Vận dụng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá như: Trắc nghiệm khách quan, tự luận, vấn đáp, kiểm tra kỹ năng thực hành… Trong đó cần tăng cường hình thức trắc nghiệm khách quan một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
Quản lí chặt chẽ khâu tổ chức kiểm tra. Nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên và học sinh trong thực hiện quy chế thi và kiểm tra. Tuyên dương khen thưởng các cá nhân thực hiện tốt quy chế và xử lý nghiêm những cá nhân vi phạm quy chế.
Đảm bảo cho điểm khách quan, cơng bằng, khơng chạy theo thành tích, khơng phụ thuộc vào cảm tính. Các nhà trường THCS cần xây dựng kế hoạch kiểm tra chung các bài kiểm tra từ 45 phút trở lên. Các bài kiểm tra này sẽ lấy từ ngân hàng đề của nhà trường và đã được thẩm định về mặt chuẩn kiến thức và yêu cầu, đảm bảo tính khoa học. Các bài kiểm tra trước khi lấy điểm và trả bài cho học sinh phải được sự kiểm duyệt của phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn hoặc tổ trưởng chuyên môn. Đối với các bài kiểm tra học kỳ hoặc kiểm tra khảo sát chất lượng có hệ số tính điểm cao, nên
tổ chức kiểm tra chung, có dọc phách, tất cả giáo viên bộ môn đều tham gia chấm theo biểu điểm, đáp án rõ ràng. Tổ chức chấm thi đảm bảo tính chính xác, khách quan để có kết quả phản ánh trung thực, có khả năng phân loại tích cực.
Phân tích và phân loại kết quả kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của học sinh, đánh giá mức độ thích ứng của nội dung chương trình và PPDH. Trên cơ sở đó có những biện pháp, quyết định điều chỉnh hợp lý, kịp thời với đối tượng và mục tiêu đề ra.
3.2.5. Biên pháp 5: Quản lí chặt chẽ nền nếp, kỷ cương trong dạy và học Ngữ văn
3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp
Tiếp tục củng cố, giữ gìn nề nếp, kỷ cương dạy và học trong các nhà trường THCS. Tăng cường quản lí nề nếp, kỷ cương trong dạy và học Ngữ văn nhằm nâng cao chất lượng bộ môn .
Đưa hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh vào nề nếp, kỷ luật; tạo ra bầu khơng khí dạy và học tích cực, thân thiện, trong một mơi trường giáo dục lành mạnh, có nếp sống văn hố, để học sinh thực sự cảm nhận được “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Chuẩn bị năm học mới, CBQL, Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch về nề nếp hoạt động của nhà trường đáp ứng yêu càu nhiệm vụ năm học, mục tiêu và sứ mệnh của nhà trường.
Tập hợp, nghiên cứu kỹ các văn bản đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục, các quy định, quy chế của ngành, của địa phương đối với giáo dục phổ thông cấp THCS. Trọng tâm là các văn bản: Luật Giáo dục (2009); Điều lệ trường trung học (2007); Tài liệu quản lí giáo dục trung học (2008); Chương trình giáo dục phổ thơng (2006); Tài liệu thực hiện nhiệm vụ năm học v.v… Cụ thể hoá được các yêu cầu của văn bản vào đơn vị mình, từ đó đề ra các u cầu thực hiện cụ thể
đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trường.
Trên cơ sở các quy định chung, xây dựng các quy định riêng với các tiêu chí cụ thể chi tiết hoá thành nội quy, quy định nề nếp của nhà trường phù hợp bối cảnh thực tế, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ năm học, trên cơ sở tầm nhìn, mục tiêu và sứ mệnh của nhà trường.
Quy định về nề nếp của cán bộ, giáo viên và nhân viên; quy định về nề nếp của học sinh; quy định về nề nếp hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường; quy định về nề nếp phối hợp các hoạt động giáo dục; quy định về nề nếp dạy và học v.v… Các nội quy, quy định riêng được đưa ra bàn bạc công khai, dân chủ, từ đó thống nhất bằng văn bản.
Tổ chức cho cán bộ, giáo viên và nhân viên học tập, trao đổi rút kinh nghiệm về việc thực hiện nề nếp, kỷ cương trong năm học trước. Các vấn đề tồn tại, yếu kém chưa thực hiện tốt cần được tuyên dương, khen thưởng đồng thời củng cố mở rộng phạm vi áp dụng.
Thông báo công khai các nội quy, quy định nề nếp của nhà trường về thực hiện nhiệm vụ năm học tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, tới các tổ chức, đoàn thể tham gia hoạt động giáo dục ở địa phương cùng với quy chế thi đua khen thưởng nội bộ.
Tổ chức triển khai thực hiện, thành lập Ban kiểm tra thực hiện kỷ cương nề nếp trong dạy và học của nhà trường, kiểm tra, đánh giá thường xuyên việc thực hiện các quy định, nội quy đề ra.
Tổ chức cho cán bộ, giáo viên và nhân viên đăng ký thi đua ngay từ đầu năm học; giao chỉ tiêu chất lượng đầu năm và đăng ký chỉ tiêu chất lượng cuối năm học tới từng cá nhân giáo viên và tổ bộ môn về chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn (học sinh giỏi). Yêu cầu tập thể học sinh và từng học sinh đăng ký thành tích thi đua từng tháng, từng học kỳ.
Đưa nội dung thực hiện nề nếp, kỷ cương vào các phong trào thi đua của nhà trường trong suốt năm học. Căn cứ vào tình hình thực tế, cụ thể hố thành các chủ đề, chủ điểm thi đua đảm bảo thực hiện tốt nền nếp, kỷ cương từng tháng, hàng tuần.
Giáo viên Ngữ văn được phân công giảng dạy từng khối lớp sẽ căn cứ vào nội quy, quy định nề nếp của nhà trường, căn cứ vào điều kiện thực tiễn giảng dạy và đặc trưng bộ môn, đề ra quy định nề nếp trong dạy và học bộ môn một cách hợp lý. Tổ chức thực hiện kỷ cương nề nếp một cách hiệu quả nhất nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Xây dựng nề nếp, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường: nề nếp sinh hoạt của các tổ chức Chi bộ Đảng, Cơng đồn, Chi đồn TNCS Hồ Chí Minh, Liên đội TNTP Hồ Chí Minh, Chi hội Khuyến học, Ban đại diện cha mẹ học sinh v.v…
Thực hiện tốt nề nếp sinh hoạt chuyên môn tổ, tăng cường thảo luận nội dung các chuyên đề, đổi mới PPDH, kinh nghiệm dạy học, nâng cao hiệu quả tự học, bồi dưỡng thường xuyên giáo viên.
Xây dựng nề nếp, kỷ cương trong mọi hoạt động của học sinh. Thực hiện nề nếp chuyên cần, nề nếp học tập ở lớp, nề nếp tự học ở nhà, nề nếp sinh hoạt Đội, ý thức xây dựng và bảo vệ trường lớp v.v…
Đổi mới nề nếp hoạt động của Hội đồng trường, tăng cường nề nếp hoạt động của các Hội đồng tư vấn giáo dục; Hội đồng thi đua khen thưởng: Hội đồng kỷ luật v.v… Đảm bảo phát huy sức mạnh đoàn kết của tập thể đội ngũ, phát huy dân chủ cơ sở, vai trị chủ động, tích cực và sáng tạo của mỗi thành viên; nâng cao hiệu quả quản lí, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường.
Phân công nhiệm vụ kiểm tra, giám sát cho từng cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường. Chi bộ Đảng lãnh đạo và chỉ đạo toàn diện các hoạt động giáo dục của nhà trường; Chi đồn TNCS Hồ Chí Minh và Liên đội TNTP Hồ Chí Minh trực tiếp chăm lo giáo dục thế hệ trẻ, kiểm tra, giám sát thực hiện nề nếp, kỷ cương của học sinh, phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể, các lực lượng giáo dục đảm bảo tinh thần cộng tác, đồng thuận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.
Quản lí thực hiện tốt nề nếp, kỷ cương trong dạy và học của nhà trường sẽ là tiền đề để giáo viên bộ môn tăng cường thực hiện nề nếp, kỷ cương trong dạy và học Ngữ văn. CBQL, Hiệu trưởng nhà trường cần tư vấn cho giáo viên bộ mơn, vận dụng vào đặc điểm tình hình lớp học, vào đặc điểm đối tượng học sinh để xây dựng, bổ sung những quy định nề nếp riêng trong dạy và học, đảm bảo phù hợp với đặc trưng dạy và học Ngữ văn cấp THCS. Trên cơ sở đó, tăng cường hiệu quả quản lí nề nếp, kỷ cương trong dạy và học Ngữ văn của GV và HS, góp phần nâng cao chất lượng bộ mơn.
3.2.6. Biện pháp 6: Bồi dưỡng lý luận quản lí và nghiệp vụ quản lí cho CBQL, bồi