3.1. Kết luận:
1. Thực trạng thể lực của nam VĐV đội tuyển Võ cổ truyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khá đồng đều (Cv% < 10%) và tương đối tốt so với VĐV Võ cổ truyền TP.Hồ Chí Minh lứa tuổi 15 – 17.
2. Sau 15 ngày thực hiện biện pháp giảm cân:
- Trọng lượng cơ thể giảm đáng kể (ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất P < 0.05), tỷ lệ mỡ (Fat%) cơ thể giảm nhẹ (0.84%).
- Tỷ lệ mất nước trung bình là 2%. Nồng độ các chất điện giải Na, K, Cl (mmol/l) trong nước tiểu của VĐV giảm nhiều nhưng vẫn nằm trong giới hạn của người bình thường (khơng có trường hợp nào rối loạn các chất điện giải).
3. Sau giai đoạn áp dụng phương pháp giảm cân, thể lực của nam VĐV võ cổ truyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2011 giảm đáng kể, đặc biệt là sức bền.
3.2. Kiến nghị:
Để giảm trọng lượng cơ thể theo hạng cân thi đấu nhưng không ảnh hưởng đến thể lực của VĐV, cần áp dụng biện pháp giảm cân một cách hợp lý, khoa học và theo dõi kiểm soát thân trọng trong thời gian dài từ 1-2 tháng trước thi đấu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Tú Anh, Lê Văn Phú (2009), “Cẩm nang mất cân bằng dịch, điện
giải và toan – kiêm”, NXB Y học, Tp. Hồ Chí Minh.
2. Trịnh Hùng Thanh, Nguyễn Thị Kim Hưng (1999), “Vệ sinh dinh
dưỡng và các loại thuốc đặc hiệu cho vận động viên”, NXB TDTT, TPHCM.
3. Trịnh Hùng Thanh (2000), “Đặc điểm sinh lý các môn thể thao”, NXB TDTT, Hà Nội.
4. Hoa Ngọc Thắng (2007), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc hình thái và
thể lực nam VĐV Võ cổ truyền TP.HCM lứa tuổi 15 – 17 sau một năm tập luyện,
Luận văn Thạc sĩ giáo dục học.
5. Nguyễn Toán, Phạm Duy Tốn (2002), “Lý luận và phương pháp
TDTT”, NXB TDTT, Hà Nội.
6. Cochran S. (2001), “Complete conditioning for martial Arts”, Human Kinetics.
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA THÔNG SỐ HÔ HẤP
VÀ SỨC BỀN TÔC ĐỘ CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN PENCAL SILAT
Nhóm nghiên cứu: Ngơ Xn Nguyện, Nguyễn Văn Đồn, Trần Quang Anh Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Tóm tắt
Sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại để nghiên cứu mối tương quan giữa thông số hô hấp và sức bền tốc độ của vận động viên Pencaksilat trung tâm đào tạo vận động viên trường đại học TDTT Bắc Ninh dựa vào các máy móc như
máy đo thơng khí phổi (MICROSPI HI-601), máy đo phản xạ (TAKEY), thiết bị đo xung lực trong tấn công võ thuật (SM102)...
1. Đặt vấn đề:
Như chúng ta đã biết: Theo nhận định chung thì thơng số hơ hấp có ảnh hưởng trực tiếp và có mối quan hệ chặt chẽ với sức bền tốc độ. Những người có thơng số hơ hấp tốt thường thì sẽ duy trì được những chỉ số sức bền tốc độ tốt hơn những người có thơng số hơ hấp trung bình trở xuống. Nhưng nhận định trên chưa có nghiên cứu cụ thể. Giữa sức bền tốc độ và các thông số hô hấp có mối tương quan như thế nào? Diễn biến và sự thay đổi giữa thông số hô hấp và sức bền tốc độ trong quá trình tập luyện và thi đấu mơn Pencak silat của VĐV ra sao? Đó là vấn đề mà các huấn luyện viên môn võ Pencak silat cần quan tâm nhằm nâng cao thành tích hơn nữa trên đấu trường khu vực và thế giới.
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về sức bền tốc độ hay diễn biến các chỉ số chức năng hô hấp trong võ thuật nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu cơ bản với phương pháp chủ yếu là dùng các test sư phạm. Chưa có cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu mối tương quan giữa thông số hô hấp và sức bền tốc độ với phương pháp dùng các thiết bị máy móc hiện đại như các máy đo thơng khí phổi (MICROSPI HI-601), máy đo phản xạ (TAKEY), thiết bị đo xung lực trong tấn công võ thuật (SM102) ... Vì vậy chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mối tương quan giữa thông số hơ hấp (dung tích sống và thơng khí phút) và sức bền tốc độ của vận động viên Pencak silat lứa tuổi 14-16 Trung tâm đào tạo vận động viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh”
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp sau: phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp toán học thống kê, phương pháp kiểm tra y học.
2. Kết quả nghiên cứu:
Để giải quyết nhiệm vụ này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng máy đo xung lực cơ và máy đo thông số hô hấp trên 30 đối tượng là VĐV Pencak silat của trung tâm đào tạo VĐV Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Về thông số hô hấp, đề tài tiến hành nghiên cứu hai thông số cơ bản là dung tích sống (VC) và thơng khí phút (MMV). Về nội dung kiểm tra sức bền chuyên môn, đề tài đã sử dụng máy đo xung lực cơ để kiểm tra sức bền tốc độ qua 2 nội dung là: Thực hiện đòn đá vòng cầu liên tục hai chân trong vòng 1 phút, và thực hiện đòn đấm thẳng trong vòng 1 phút. Do điều kiện nghiên cứu hạn chế nên đề tài đã không thể lấy được số liệu ở toàn bộ VĐV của Trung tâm, mà chỉ tiến hành kiểm tra trên 30 đối tượng được chia làm 3 nhóm bao gồm:
- Nhóm I: Nhóm chưa đạt đẳng cấp; - Nhóm II: Nhóm VĐV cấp II;
- Nhóm III: Nhóm VĐV cấp I trở lên.
Nghiên cứu được tiến hành song song trên cả 03 nhóm, sau khi đo và lấy số liệu, đề tài đã xử lý và xác định mối tương quan giữa thông số hô hấp và sức bền tốc độ của từng nhóm, sau đó là so sánh giữa các nhóm thuộc các hạng cân khác nhau và theo dõi diễn biến mối tương quan qua các lần đo.
Kết quả kiểm tra tổng hợp qua các bảng sau:
a) Chỉ số thơng khí phổi :
Kết quả được trình bày tại bảng 1 và 2.
Bảng 1. Mối tương quan giữa chỉ số thơng khí phút với sức bền tốc độ (đòn chân) của VĐV Pencak silat trường ĐH TDTT Bắc Ninh (n =30)
TKP ( lít/phút) ( lít/phút) SBTĐ ( lần) TT Nhóm VĐV x s x s R P 1 Nhóm I (n =10) 90,5 9,7 126 14.1 0,89 <5% 2 Nhóm II (n =13) 112 8,3 142 12.1 0,83 <5% 3 Nhóm III (n =7) 109 8,9 140 8.5 0,71 <5%
Bảng 2. Mối tương quan giữa chỉ số thơng khí phút với sức bền tốc độ (đòn tay) của VĐV Pencak silat trường ĐH TDTT Bắc Ninh (n =30)
TKP ( lít/phút) ( lít/phút) SBTĐ ( lần) TT Nhóm VĐV x s x s r P 1 Nhóm I (n =10) 90,5 9,7 136 11.1 0.87 <5% 2 Nhóm II (n =13) 112 8,3 151 10.7 0.81 <5% 3 Nhóm III (n =7) 109 8,9 154 10.5 0.73 <5%
Bảng 3. So sánh trị số trung bình về chỉ số thơng khí phút của VĐV Pencak silat trường ĐH TDTT Bắc Ninh ( n= 30)
TT Nhóm so sánh t P
1 Nhóm I với nhóm II 2,8 < 0,05
2 Nhóm II với nhóm III 1,3 > 0,05
3 Nhóm I với nhóm III 2,6 < 0.05
Qua kết quả bảng 1 và 2 cho thấy, xét ở từng nhóm thì thơng khí phút đều có mối tương quan chặt với sức bền tốc độ với r đạt từ 0,71 - 0,89 ở đòn chân và từ 0.73 - 0.87 ở địn tay. Tuy nhiên nếu tính về trị số của mối tương quan giữa các nhóm cho thấy, ở nhóm III ln có mối tương quan đạt từ 0,71 - 0,73 (mức tương quan khá) thì ở nhóm I và nhóm II lại xuất hiện mối tương quan chặt (r đạt - 0.81 - 0,89). Kết quả này cho thấy một thực tế rằng với các VĐV đẳng cấp cao mối tương quan giữa sức bền tốc độ và thơng khí phổi lại có xu hướng giảm đi. Tuy nhiên đây chỉ là nhận định sơ bộ của đề tài thơng qua phân tích các số liệu thu thập được. Còn để khẳng định được vấn đề này thì sẽ cần phải mở rộng nghiên cứu với số lượng mẫu lớn hơn để đảm bảo độ tin cậy thống kê cần thiết.
Khi so sánh trị số trung bình về thơng khí phút giữa các nhóm (kết quả tại bảng 3.3) cho thấy có sự khác biệt rõ nét về chỉ số thơng khí phổi giữa các nhóm, đặc biệt là khi so sánh giữa nhóm I với nhóm II, và so sánh giữa nhóm I với nhóm III đã cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với t1-2= 2,8 và t 1-3 = 2,6 với P < 0,05. Qua đây có thể nhận định rằng q trình tập luyện chun mơn đã có tác động tích cực tới các nhóm cơ hơ hấp ở các VĐV đẳng cấp dẫn tới sự khác biệt về chỉ số thơng khí phút giữa các nhóm.
b)Dung tích sống :
Bảng 4. Mối tương quan giữa dung tích sống với sức bền tốc độ (đòn chân) của VĐV Pencak silat trường ĐH TDTT Bắc Ninh (n =30)
DTS ( lít) ( lít) SBTĐ ( lần) TT Nhóm VĐV x s x s r P 1 Nhóm I (n =10) 3,8 0,7 126 14.1 0,76 <5% 2 Nhóm II (n =13) 3,6 0,3 142 12.1 0,72 <5% 3 Nhóm III (n =7) 3,9 0,6 140 8.5 0,70 <5%
Bảng 5. Mối tương quan giữa dung tích sống với sức bền tốc độ (đòn tay) của VĐV Pencak silat trường ĐH TDTT Bắc Ninh (n =30)
TKP ( lít/phút) ( lít/phút) SBTĐ ( lần) TT Nhóm VĐV x s x s r P 1 Nhóm I (n =10) 3,8 0,7 136 11.1 0,73 <5% 2 Nhóm II (n =13) 3,6 0,3 151 10.7 0.71 <5% 3 Nhóm III (n =7) 3,9 0,6 154 10.5 0.74 <5%
Bảng 6. So sánh trị số trung bình về dung tích sống của các nhóm VĐV Pencak silat Trường ĐH TDTT Bắc Ninh lần (n= 30)
TT Nhóm so sánh t P
1 Nhóm I với nhóm II 1,16 > 0,05
2 Nhóm II với nhóm III 1,47 > 0,05
3 Nhóm I với nhóm III 1,24 > 0.05
Khi phân tích về mối tương quan giữa dung tích sống và sức bền tốc độ của VĐV trẻ Pencak silat cho thấy cũng tương tự như ở chỉ số thơng khí phổi, đó là có mối tương quan tương đối chặt ở cả ba nhóm với r đạt 0,7 - 0,76 ở đòn chân và 0,71 - 0,74 ở địn tay, nhưng khơng hề có nhóm nào đạt mối tương quan đạt trên 0,8 trong cả hai nội dung kiểm tra. Điều này cho thấy thực sự có mối tác động qua lại giữa dung tích sống và sức bền tốc độ tuy nhiên có thể ảnh hưởng của nó có thể khơng bằng chỉ số thơng khí phút.
Nhưng khi so sánh sự khác biệt về trị số dung tích sống giữa các nhóm lại cũng cho kết quả khác hẳn với trị số thơng khí phút. Đó là khơng hề có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm với nhau với t tính từ 1,16 - 1,47 với P > 0,05.
Nói một cách khác q trình tập luyện và thi đấu Pencak Silat ở giai đoạn này có thể khơng có hoặc chưa có tác động tới dung tích sống của các VĐV trẻ.
* Nhận xét: Như vậy, qua kiểm tra cho thấy một kết quả chung rằng:
- Có mối tương quan giữa dung tích sống và thơng khí phút với sức bền tốc độ của VĐV Pencak silat lứa tuổi 14- 16 Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, nhưng nếu xét ở hai chỉ số hơ hấp thì thơng khí phút có mối tương quan mạnh hơn so với dung tích sống.
- Có sự khác biệt thống kê về trị số thơng khí phút của nhóm khơng đẳng cấp với nhóm VĐV đẳng cấp II và cấp I. Tuy nhiên lại khơng có sự khác biệt về trị số trung bình dung tích sống giữa 03 nhóm nghiên cứu.
Diễn biến mối tương quan giữa các chỉ số hô hấp và sức bền tốc độ của VĐV Pencak silat :