Nghiên cứu các nhân vật và sự kiện tiêu biểu của môn phái Vovinam tại thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Tuyển tập các đề tài nghiên cứu khoa học về các môn thể dục thể chất của sinh viên trường ĐHTDTT Đà Nẵng (Trang 67 - 69)

- Nghiên cứu diễn biến các chỉ số về hình thái và chức năng tim của các

2.2.Nghiên cứu các nhân vật và sự kiện tiêu biểu của môn phái Vovinam tại thành phố Đà Nẵng

2. Kết quả nghiên cứu

2.2.Nghiên cứu các nhân vật và sự kiện tiêu biểu của môn phái Vovinam tại thành phố Đà Nẵng

Vovinam tại thành phố Đà Nẵng

* Vovinam Đà nẵng phát triển được như ngày nay là nhờ sự chung sức của nhiều võ sư, huấn luyện viên và sự ủng hộ từ chính quyền địa phương. Nhưng không thể không kể đến công sức đặc biệt quan trọng của các võ sư: Lâm Quang Long, Hoàng Ngọc Hùng, Trần Quốc Dũng.

- Võ sư Lâm Quang Long theo học Vovinam từ năm 1969, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa dưới sự dìu dắt của cố võ sư Trịnh Ngọc Minh. Suốt 43 gắn bó với nghiệp võ sư và với những kinh nghiệm trong Võ thuật và cuộc sống của mình, võ sư đã đào tạo rất nhiều thế hệ huấn luyện viên giỏi cả về võ thuật, có chuẩn mực đạo đức tốt. Võ sư ln trăn trở làm sao để Vovinam – Việt võ đạo được phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là phong trào Vovinam tại Đà nẵng. Hiện nay, mặc dù là một giám đốc kinh doanh giỏi nhưng Võ sư luôn xắp xếp cơng việc dành tất cả tâm huyết của mình vào huấn luyện Vovinam. Trong các sự kiện lớn, những việc khó khăn nhất mà Hội Vovinam Đà Nẵng gặp phải, võ sư Long luôn là người xung phong đứng ra gánh vác và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Hiện nay võ sư Lâm Quang Long đã gây dựng được 3 câu lạc bộ Vovinam với tổng môn sinh khoảng 360 môn sinh, chiếm tỉ lệ gần 40% tổng mơn sinh tồn thành phố. Gần đây Võ sư còn được mời vào trường Đại học Sư phạm dạy Vovinam cho lớp 08 STQ chuyên ngành Thể chất – Quốc phòng.

- Võ sư Trần Quốc Dũng hiện nay là phó Chủ tịch Hội Vovinam Đà Nẵng, phụ trách chuyên mơn. Là người có trình độ Vovinam đứng đầu tại Đà Nẵng. Theo học Vovinam từ năm 1971 tại Đà Nẵng, do võ sư Trần Tấn Vũ huấn luyện. Võ sư Dũng là người chuyên huấn luyện, đưa các vận động viên Vovinam đi thi đấu tại các giải khu vực miền Trung, khu vực phía Bắc và tồn quốc. Hiện nay võ sư đã dừng việc kinh doanh tại gia đình để chuyên tâm vào việc huấn luyện Vovinam và phát triển phong trào Vovinam Đà nẵng.

Hiện nay, võ sư Trần Quốc Dũng ngồi cơng việc quản lý, chịu trách nhiệm về chuyên môn của Hội Vovinam Đà Nẵng, võ sư Dũng cũng đã gây dựng và đang huấn luyện Vovinam tại Câu lạc bộ Vovinam Nhà thiếu nhi Quận Hải Châu với số lượng khoảng 80 môn sinh.

- Võ sư Hoàng Ngọc Hùng theo học Vovinam từ năm 1970 tại Đà Nẵng. Là giảng viên tại trường Đại học Sư phạm - Đà Nẵng, tốt nghiệp 3 bằng Đại học và tốt nghiệp thạc sĩ chuyên nghành Quản lý giáo dục. Bản thân Võ sư đã học qua và am hiểu rất nhiều môn võ. Tuy công việc hàng ngày quá bận rộn không thể trực tiếp mở lớp giảng dạy Vovinam , nhưng bằng trình độ hiểu biết của mình, võ sư Hùng ln ln nhiệt tình cố vấn về kỹ thuật võ thuật, và luôn chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý mỗi khi có các sự kiện quan trọng diễn ra.

Hiện nay võ sư Hoàng Ngọc Hùng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học về võ thuật, đặc biệt là về môn Vovinam.

* Trong quá trình phát triển Vovinam Đà Nẵng đã để lại nhiều sự kiện: Thành lập Hội Vovinam Đà Nẵng. Kỉ niệm 40 năm thành lập Vovinam Đà Nẵng. Thành lập Hội cựu môn sinh Vovinam Đà Nẵng. Giải thi đấuVovinam thành phố lần 3. Vovinam – Việt Võ Đạo được đưa vào dạy chính khóa trong học đường. Lễ giỗ một năm ngày mất cố Võ sư Chưởng Mơn Lê Sáng.

- Ngồi sự kiện thành lập thành lập Hội Vovinam Đà Nẵng để quản lý thúc đẩy phong trào phát triển, tổ chức các cuộc thi đấu để môn sinh giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, thì sự kiện Vovinam được đưa vào giảng dạy chính khóa trong trường học là niềm vui lớn của các võ sư, huấn luyện viên và các môn sinh. Hội Vovinam – Việt võ đạo Đà Nẵng cũng đã tổ chức Lễ giỗ một năm

ngày mất cố Võ sư Chưởng Môn Lê Sáng, thành lập Hội cựu môn sinh Vovinam Đà Nẵng nhằm thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo, nhớ đến công lao của các bậc cha, anh đi trước.

Một phần của tài liệu Tuyển tập các đề tài nghiên cứu khoa học về các môn thể dục thể chất của sinh viên trường ĐHTDTT Đà Nẵng (Trang 67 - 69)