Phân tích cấu trúc, nội dung chƣơng trình Sinh học 10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học hỗn hợp (blended learning) trong dạy học phần ba sinh học vi sinh vật, sinh học 10, trung học phổ thông (Trang 46)

Sơ đồ 2.2 Qui trình dạy học theo mơ hình Blended Learning

8. Cấu trúc đề tài

2.1. Phân tích cấu trúc, nội dung chƣơng trình Sinh học 10

Chƣơng trình Sinh học ở THPT hiện hành đƣợc xây dựng từ năm 1990. Cho đến năm học 1992-1993, chúng ta đã có bộ SGK Sinh học 7 năm cho hệ thống giáo dục phổ thơng 12 năm thống nhất trên bình diện cả nƣớc.

Chƣơng trình Sinh học hiện hành mang tính chất Sinh học đại cƣơng, cung cấp cho học sinh những kiến thức khái quát trên cơ sở tổng kết những kiến thức phổ thông về Sinh học đã đƣợc học ở THCS về các dạng sống thuộc các cấp độ khác nhau và các quá trình sống cơ bản ở cấp độ tế bào, cơ thể, các quy luật cơ bản của sự sống trong quá trình phát sinh, phát triển và tiến hóa trong mối quan hệ với các điều kiện vô cơ hữu cơ của mơi trƣờng sống, nhằm hồn thiện những kiến thức phổ thơng về Sinh học.

Chƣơng trình sinh học THPT hiện hành gồm 7 phần: Giới thiệu chung về thế giới sống, Sinh học tế bào, Sinh học vi sinh vật (lớp 10), Sinh học cơ thể (lớp 11), Di truyền học, Tiến hóa và Sinh thái học (lớp 12)

Nội dung chƣơng trình Sinh học 10 ở THPT bố cục gồm 3 phần, đƣợc khái quát hóa trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1. Nội dung chương trình Sinh học 10 SINH HỌC 10 PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG. Các cấp tổ chức của thế giới sống Các giới sinh vật PHẦN HAI: SINH HỌC TẾ BÀO Chƣơng 1: Thành phần hóa học của tế bào. Chƣơng 2: Cấu trúc của tế bào. Chƣơng 3: Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng trong tế bào. Chƣơng 4: Phân bào

PHẦN BA: SINH HỌC VI SINH VẬT Chƣơng 1: Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở VSV. Chƣơng 2: Sinh trƣởng và sinh sản của VSV. Chƣơng 3: Virus và bệnh truyền nhiễm

2.2. Cấu trúc, nội dung chƣơng trình Sinh học 10 phần Vi sinh vật

Phân tích cấu trúc nội dung Sinh học 10 phần ba Sinh học Vi sinh vật cho thấy, nội dung các bài phần lớn đƣợc sắp xếp theo một cấu trúc chung: khái niệm, cấu tạo, các quá trình, ứng dụng kiến thức của VSV vào sản xuất và đời sống. Nội dung kiến thức Sinh học VSV đƣợc trình bày ở 3 chƣơng.

Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV

Chƣơng này gồm 2 bài lý thuyết và một bài thực hành ở cuối chƣơng, chủ yếu đề cập đến dinh dƣỡng, chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở VSV; các quá trình tổng hợp, phân giải các chất ở VSV và ứng dụng, thực hành lên men Etilic, lên men Lactic. Qua đó cho thấy vai trị to lớn của VSV đặc biệt là các ứng dụng của chúng trong thực tiễn sản xuất. Cụ thể nội dung kiến thức của chƣơng giúp HS:

- Nêu đƣợc khái niệm và các đặc điểm chung của VSV.

- Trình bày đƣợc các kiểu chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở VSV

- Trình bày đƣợc các quá trình phân giải chủ yếu ở VSV và ứng dụng của các quá trình này trong thực tiễn cuộc sống.

- Làm đƣợc một số sản phẩm lên men (VD: làm sữa chua, muối chua rau quả, lên men rƣợu, siro…)

Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của VSV

Chƣơng này gồm 3 bài lý thuyết, 1 bài thực hành ở cuối chƣơng và nó đề cập đến sự sinh trƣởng, sinh sản của VSV cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của VSV. Nhờ kiến thức của chƣơng 1: Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở VSV, VSV với lợi thế cơ thể có kích thƣớc nhỏ tốc độ sinh trƣởng, sinh sản nhanh do trao đổi chất diễn ra mạnh. Với hình thức sinh sản chủ yếu là phân đôi trong điều kiện đầy đủ chất dinh dƣỡng nhƣ trong nuôi cấy liên tục thì tốc độ sinh trƣởng theo cấp số mũ. Học xong chƣơng này sẽ giúp HS:

- Nêu đƣợc khái niệm sinh trƣởng của VSV

- So sánh đƣợc 2 hình thức ni cấy khơng liên tục và ni cấy liên tục ở vi khuẩn - Kể tên đƣợc các kiểu sinh sản ở VSV

- Mô tả đƣợc những yếu tố ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng của VSV và ứng dụng của chúng.

- Thực hành quan sát đƣợc một số loại VSV và tiêu bản bào tử của VSV.

Chương 3: Virus và bệnh truyền nhiễm

Chƣơng này gồm 3 bài lý thuyết và một bài ôn tập phần ba Sinh học Vi sinh vật ở cuối chƣơng. Trong chƣơng này nội dung tìm hiểu về cấu trúc virus, cách thức xâm nhập của virus vào tế bào chủ, ứng dụng của virus trong thực tiễn. Các bệnh truyền nhiễm và miễn dịch. Chƣơng này giúp HS:

- Trình bày đƣợc khái niệm và cấu tạo virus, mơ tả đƣợc q trình nhân lên của virus trong tế bào chủ.

- Nêu đƣợc tác hại và ứng dụng của virus, từ đó có cách phịng tránh phù hợp. - Trình bày đƣợc một số khái niệm bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, interferon, các

phƣơng thức lây truyền bệnh truyền nhiễm và cách phòng tránh.

- Liệt kê đƣợc một số bệnh truyền nhiễm thƣờng gặp ở ngƣời, động vật, thực vật. Cuối của phần ba có bài ơn tập giúp HS củng cố, rèn luyện các kiến thức về VSV.

Nhƣ vậy, có thể nhận thấy các kiến thức thuộc phần ba Sinh học VSV chủ yếu là các nội dung gắn kết giữa lý thuyết và thực hành có liên hệ mật thiết với đời sống thực tế, có giá trị ứng dụng thực tế cao. Bên cạnh đó, phần Sinh học VSV có rất nhiều nguồn tài liệu vơ cùng phong phú, nhiều video rất hay, bổ ích song thời gian 45 phút của một tiết học khó có thể nói hết và mở rộng thêm kiến thức. Mặt khác, hiện nay công nghệ thông tin khá phổ biến khơng cịn nghèo nàn, lạc hậu nhƣ xƣa nên GV cũng nhƣ HS có thể truyền đạt kiến thức, tiếp cận kiến thức một cách chủ động và dễ dàng hơn. HS sẽ khơng cịn thụ động mà đƣợc chủ động trải nghiệm, khám phá trƣớc khi đến lớp. Do đó, nội dung phần ba Sinh học VSV phù hợp với B-Learning -một hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS.

2.3. Sử dụng một số công cụ công nghệ vào dạy học Blended learning phần ba Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10, THPT

Để tổ chức đƣợc Blended Learning hiệu quả, GV cần sự trợ giúp của một số cơng cụ hỗ trợ. Và có rất nhiều cơng cụ hỗ trợ với những tính năng ƣu việt khác nhau.

Công cụ học tập xã hội

Những công cụ này sử dụng sức mạnh của phƣơng tiện truyền thông xã hội giúp cho việc học tập và kết nối đƣợc dễ dàng hơn. VD:

- Google Sites: Sử dụng để tạo ra website học tập trực tuyến sử dụng hồn tồn miễn phí và dễ dàng với nhiều tiện ích

- Edmodo: Nhờ có mơi trƣờng tƣơng tác gần giống với Facebook, việc kết nối trực tuyến cho lớp học trở nên đơn giản hơn với Edmodo.

- Moodle: Hệ quản lí các khóa học trực tuyến đƣợc rất nhiều ngƣời sử dụng. - Grockit: Cũng là một trang mạng xã hội giúp sinh viên kết nối với nhau trong

giờ học.

- EduBlogs: Là trang web cho phép giáo viên và sinh viên thiết lập blog học tập, an toàn và hiệu quả. Hiện tại trên thế giới, cộng đồng EduBlogs khá đông đảo và hoạt động chuyên về giáo dục.

- Skype: Skype là phƣơng tiện liên lạc, truyền thông tuyệt vời cho lớp học, kết nối mọi lúc, mọi nơi với chất lƣợng hình ảnh, âm thanh và đƣờng truyền cực tốt.

Ngồi ra cịn có ra cịn có Wikispaces, Pinterest, Schoology, Quora, NingOpenStudy, ePals, …

Công cụ học tập

Những công cụ dƣới đây giúp giáo viên chuẩn bị bài giảng thú vị và hiệu quả.

- Khan Academy: Là nơi giáo viên có thể thu thập những tƣ liệu giảng dạy tuyệt vời cho các mơn tốn, khoa học, tài chính và các câu hỏi vấn đáp để bổ sung cho tài liệu giảng dạy trên lớp.

- MangaHigh: Giáo viên có thể tìm thấy ở đây nhiều nguồn tƣ liệu cho việc học tập dựa trên trị chơi cho mơn tốn.

- FunBrain: Là kho tàng trị chơi giáo dục. Ở đây, giáo viên cũng có thể tận dụng các cơng cụ hữu ích cho mơn tốn và việc dạy sinh viên đọc.

- Educreations: Là một công cụ trực tuyến dùng cho Ipad, cho phép giáo viên và sinh viên tạo các video cho các chủ đề học tập

- Animoto: Trang này hỗ trợ giáo viên tạo các bài giảng hoặc các bài thuyết trình dƣới dạng game, có thể dùng chiếu trên lớp hoặc chia sẻ với ngƣời khác.

Hay có thể sử dụng: Socrative, Knewton, Kerpoof, StudySync, CarrotSticks…

Ngồi các cơng cụ trên, có thể sử dụng Facebook, Zalo, Group Mail… để hỗ trợ dạy học B-Learning

2.3.2. Đặc điểm của cơng cụ Google Sites

Mặc dù, có rất nhiều cơng cụ hỗ trợ dạy học B-Learning nhƣng chúng tôi lựa chọn Google Sites để thiết kế xây dựng web học tập trực tuyến phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.

Google Sites là một cơng cụ hỗ trợ ngƣời dùng thiết kế các website cơ bản hồn tồn miễn phí. Nó do Google tạo ra và phát triển với một kho giao diện phong phú, ngƣời dùng có thể dễ dàng cập nhật và chia sẻ thông tin với nhau.

Các tính năng chính của Google Sites nhƣ sau:

- Trang web đƣợc sắp xếp đơn giản, tích hợp tìm kiếm do Google cung cấp giúp tìm kiếm dễ dàng.

- Sử dụng chỉnh sửa trực quan để cho việc tạo và cập nhật bài viết, tài liệu một cách dễ dàng hơn.

- Cơng cụ tìm kiếm của Google Sites hỗ trợ bạn có thể tìm thấy trang, tài liệu mà bạn cần một cách nhanh chóng.

- Dùng cơng nghệ tìm kiếm của Google để tìm kiếm nội dung trong Google Sites. - Hỗ trợ mạnh mẽ trình soạn thảo nội dung và việc nhúng các ứng dụng từ nguồn

bên ngoài nhƣ Google Docs, Youtube…

- Cung cấp các mẫu website đã đƣợc tạo trƣớc đó, hoặc có thể tạo một mẫu mới - Cho phép đặt các danh sách khác nhau cho mỗi trang khác nhau trên một

website. Có thể sử dụng chức năng này để phân quyền cho mọi ngƣời đƣợc sử dụng trang web này ra sao.

- Cung cấp cho chúng ta rất nhiều dung lƣợng lƣu trữ, có thể lƣu trữ nhiều tài liệu, video.

- Giúp cho công việc chia sẻ dữ liệu, thông tin với tất cả mọi ngƣời một cách hiệu quả.

- Mang lại cho ngƣời dùng độ an toàn và tính tin cậy cao, đảm bảo mọi dữ liệu, thông tin đƣợc bảo mật đƣợc tốt nhất

- Tùy chỉnh giao diện của trang web cho nhóm của bạn hoặc giao diện của dự án. Tạo trang phụ mới bằng cách nhấp nút.

Mặc dù có rất nhiều ƣu điểm đối với ngƣời dùng, tuy nhiên ứng dụng này vẫn cịn tồn tại một số nhƣợc điểm do tính miễn phí của nó nhƣ:

- Giao diện và chức năng còn bị hạn chế và việc chỉnh sửa theo yêu cầu cao hơn chƣa đƣợc hỗ trợ nhiều, nó chỉ giúp thiết kế các website cơ bản.

- Việc thay đổi cấu trúc trên trang web còn hạn chế, giao diện chƣa thể hoàn hảo đƣợc nhƣ mong muốn của ngƣời dùng mặc dù có kho giao diện khổng lồ nhƣng nó chỉ mang tính chất phục vụ cho những nhu cần đơn giản nhất.

- Tên miền phức tạp, khơng đẹp

- Trong việc sở hữu cịn hạn chế vì chịu sự phụ thuộc vào Google vẫn cịn nhiều.

2.3.3. Hướng dẫn sử dụng Google Sites để thiết kế web Bước 1: Tạo tài khoản Google Sites để đăng nhập

- Truy cập vào trang http://www.sites.google.com

- Điền địa chỉ email và mật khẩu đăng nhập, nếu chƣa có địa chỉ email của Google thì đăng kí tại http://www.mail.google.com

- Google Sites gồm có trình duyệt Site cổ điển (trên Cốc Cốc) và trình duyệt mới (trên Chrome). Ở đây, chúng tôi sử dụng trình duyệt Gogle Sites mới trên Chorm

Hình 2.1. Đăng nhập vào Google Sites

- Vào Chrome để đăng nhập vào tài khoản Google Sites sẽ xuất hiện màn hình nhƣ sau:

Hình 2.2. Giao diện Google Sites

Sau đó trên giao diện của Google Site có dấu +, mục để tạo web miễn phí.

Bước 2: Thiết kế trang website học tập

Sau khi tạo đƣợc trang web mới, ngƣời dùng sẽ thiết kế trang web với nội dung mà mình mong muốn với các tính năng hỗ trợ của Google Sites

Hình 2.3. Giao diện trang web

Ngƣời dùng đặt tên trang web, nhập tên trang web của mình và nhập tiêu đề của trang. Ngƣời dùng có thể tùy chỉnh font chữ, kích cỡ và màu sắc/ảnh nền của trang web bằng cách click chuột vào phần đó.

Một số tính năng nằm ở thanh cơng cụ phía tay trái nhƣ hình dƣới đây: Đặt/Nhập tên

trang web

Xem trƣớc

Sao chép liên kết Chia sẻ với ngƣời khác Trang chủ web

Hình 2.4. Tính năng lắp trang

Ở phần “Lắp”: Ngƣời dùng có thể lựa chọn bố cục trang web, chèn hình ảnh, văn bản, tải, nhúng; phía dƣới mục lục cịn có rất nhiều cơng cụ hỗ trợ nhƣ: lịch, bản đồ, tài liệu, biểu mẫu, biểu đồ…

Hình 2.5. Tính năng tạo trang và chủ đề trang

Cuối cùng, ngƣời dùng có thể tự xây dựng/ thiết kế trang web phù hợp với mục đích của mình và xuất bản trang web để chia sẻ với mọi ngƣời.

Tạo các trang VD: đây là các trang đã đƣợc tạo

Lựa chọn kiểu font/màu sắc trang web

Hình 2.6. Giao diện trang web sau khi thiết kế

2.4. Qui trình dạy học theo mơ hình Blended Learning

2.4.1. Nguyên tắc thiết kế

Mơ hình dạy học B-Learning đƣợc thiết kế với nguyên tắc nhƣ sau: - Mục tiêu dạy học phải đảm bảo phù hợp với nội dung chƣơng trình

- Phải lấy ngƣời học làm trung tâm và việc truyền tải nội dung có thể ở nhiều hình thức, do giáo viên thiết kế, học sinh có thể chủ động làm chủ các cuộc thảo luận. - Ứng dụng CNTT trong dạy học là điều kiện quan trọng để triển khai. Cụ thể, các

công cụ CNTT sẽ hỗ trợ ngƣời học:

+ Nắm bắt đƣợc các nội dung chính một cách thuận lợi phù hợp năng lực, phong cách học và với tốc độ học tập (ví dụ: tài liệu bài giảng số hóa, các nội dung đa phƣơng tiện tƣơng tác)

+ Cung cấp thông tin kịp thời cho phép tạo các cảnh báo, cập nhật và nhắc nhở ngƣời học (ví dụ nhƣ micro-blogging, cơng cụ thơng báo)

+ Cung cấp thơng tin phản hồi tức thì, ẩn danh cho ngƣời dạy và ngƣời học nhằm mục đích đánh giá và đánh giá cải tiến, điều chỉnh vì sự tiến bộ của ngƣời học (ví dụ: câu hỏi kiểm tra nhanh, câu hỏi thăm dò/khảo sát, các cơng cụ đánh giá theo tiến trình vv…)

+ Thu thập dữ liệu về sự tiến bộ và thành tích học tập của ngƣời học, dự báo các khó khăn, thách thức đối với ngƣời học.

- Nguyên tắc học nắm vững kiến thức. Theo truyền thống, mỗi bài học trên lớp đều có lƣợng thời gian nhất định. Học sinh chƣa nắm vững sẽ khơng có thêm thời gian để kịp hiểu bài. Nguyên tắc học nắm vững kiến thức loại bỏ cách tiếp cận trên, thay vào đó yêu cầu ngƣời học nắm vững bài học trƣớc khi chuyển sang bài khác.

2.4.2. Qui trình thiết kế mơ hình

Để tổ chức dạy học theo mơ hình B-Learning một cách hiệu quả cần phải thực hiện theo một qui trình thích hợp. Qua phân tích đặc điểm, các yếu tố ảnh hƣởng và ngun tắc thiết kế, qui trình B-Learning có thể trải qua bốn giai đoạn nhƣ sơ đồ dƣới đây:

Sơ đồ 2.2. Quy trình dạy học theo mơ hình Blended Learning

- Chuẩn bị: Đây là khâu tạo tiền đề cho triển khai các giai đoạn tiếp theo. GV chuẩn bị nền tảng học (thiết kế website học tập trực tuyến với sự hỗ trợ của Google Sites) và rèn luyện những kĩ năng cần thiết nhƣ sử dụng, khai thác mạng, làm việc với phần mềm, đăng ký và đăng nhập vào hệ thống. Bên cạnh

Chuẩn bị nền tảng và kĩ năng học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học hỗn hợp (blended learning) trong dạy học phần ba sinh học vi sinh vật, sinh học 10, trung học phổ thông (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)