Năm học Số GV Nữ Trình độ Thành tích Tay nghề Đại học Thạc sỹ Lao động giỏi Chiến sỹ thi đua Giỏi Khá Đạt yêu cầu 2012 – 2013 7 5 7 0 7 0 1 6 0 2013 – 2014 8 7 7 1 8 2 8 0 0 2014 – 2015 8 7 7 1 8 1 6 2 0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2012 - 2015 trường THPT Bà Điểm)
Qua bảng 2.10 chúng tôi nhận thấy xếp loại tay nghề GV đạt loại giỏi hằng năm không ổn định phần nào phản ánh chất lượng giảng dạy của từng GV.
Về tư tưởng chính trị, đạo đức và lý tưởng nghề nghiệp: GV trong TCM Hóa học có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, yêu nghề, họ là nhân tố quyết định cho những thành công của nhà trường đạt được các mục tiêu giáo dục đề ra trong năm học. Nhưng họ chưa có sự nhạy bén, mẫn cảm và chưa có khả năng thích ứng nhanh trong cơng cuộc đổi mới giáo dục hiện nay.
Về lòng nhân ái sư phạm: bên cạnh tấm lịng u thương, gần gũi, hết lịng vì HS, cũng có một số GV chưa hết lịng với HS. Điều đó có thể nhận ra
trong tinh thần trách nhiệm, của GV đối với cơng việc của mình. Có nhiều lúc GV chưa thật sự tơn trọng HS, khơng những thiếu lịng vị tha đối với HS mà cịn tỏ ra thờ ơ, vơ tình.
Về trình độ chun mơn: GV TCM Hóa học đều đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn chiếm 12,5%, có năng lực chun mơn tốt, nhiệt tình trong cơng tác, đều có ý thức rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ trong giảng dạy, có nhiều sáng tạo và thường xuyên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và cập nhập những thơng tin mới về giáo dục. Ngồi thời gian tham gia giảng dạy ở trường, GV cịn lo cơng việc gia đình và tham gia giảng dạy ở trung tâm bồi dưỡng văn hóa nên thời gian đầu tư cho hoạt động bồi dưỡng chuyên mơn rất ít.
Về năng lực sư phạm: năng lực sư phạm là yếu tố quan trọng vì năng lực sư phạm quyết định sự thành bại của công tác giảng dạy và giáo dục. GV trong TCM Hóa học có năng lực sư phạm không đồng đều thể hiện ở khâu thiết kế giáo án môn học và tổ chức giờ dạy thiếu khoa học; bên cạnh đó nghệ thuật truyền thụ, khả năng giao tiếp với HS, ứng xử các tình huống trong giảng dạy và giáo dục HS cịn hạn chế.
Về năng lực chun mơn: cùng với sự phát triển về số lượng HS, đội ngũ GV có sự phát triển nhanh về chất lượng 100% đạt chuẩn. Qua dự giờ thường kỳ, các đợt thao giảng, sinh hoạt chuyên môn tác giả nhận thấy: bên cạnh GV có năng lực chun mơn tốt làm đầu tàu cho TCM Hóa học vẫn cịn một số GV mới vào nghề chất lượng giảng dạy thấp, lúng túng về PPDH, kỹ năng thiết kế giờ dạy yếu, thậm chí có GV kiến thức chưa vững, PPDH cịn nặng về truyền thụ, chưa thực sự đổi mới để phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS.
Năng lực về tin học: hầu hết GV có hiểu biết về tin học, về máy tính,
có thể thiết kế giảng dạy bằng giáo án điện tử. Nhưng đa số GV đều ngại thiết kế giảng dạy bằng giáo án điện tử vì phải bỏ ra nhiều thời gian để soạn bài và việc bố trí phịng học cịn gặp nhiều khó khăn.
Năng lực ngoại ngữ: trình độ ngoại ngữ chưa đạt chuẩn, nguyên nhân của hiện tượng này là do nội dung, qui trình đào tạo khơng đáp ứng được mục tiêu giáo dục. Trong khi đó nhà trường chưa có biện pháp, chủ trương về học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ. Bản thân GV chưa có tinh thần và điều kiện tự học, việc yếu kém ngoại ngữ là rào cản cho nghiên cứu chuyên môn và tham gia các lớp đào tạo sau đại học.
Tóm lại, qua tìm hiểu về tình hình đội ngũ GV tác giả nhận thấy GV TCM Hóa học có trình độ chun mơn vững, phương pháp giảng dạy tốt, tích cực đổi mới PPDH theo hướng tích cực hố hoạt động nhận thức của HS. Tuy nhiên, vẫn còn một số GV trình độ tin học cịn hạn chế nên ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy chưa cao. GV có tuổi ít sử dụng các thiết bị hiện đại trong giảng dạy, đặc biệt là nội dung thực hành thí nghiệm. Một số GV trẻ mới ra trường được đào tạo cơ bản, nhiệt tình nhưng kinh nghiệm giảng dạy, quản lý HS còn yếu nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng chung của tổ.
2.2.2. Tình hình hoạt động
Qua khảo sát các kế hoạch của TCM Hóa học từ năm học 2012 đến năm 2015 và thăm dò phỏng vấn Hiệu trưởng, TTCM, GV ở trường THPT Bà Điểm về việc tổ chức các hoạt động chun mơn Hóa học cũng như các TCM khác trong nhà trường. Tác giả nhận thấy các ý kiến nhận xét khá giống nhau về các hoạt động của GV và TCM Hóa học như sau:
- Thực hiện kế hoạch giảng dạy theo phân phối chương trình; các hoạt động ngoại khóa nhằm giảng dạy và giáo dục đạo đức HS.
- Tổ chức các hoạt động sư phạm: dự giờ thăm lớp, thao giảng, hội giảng; thảo luận thống nhất mục đích yêu cầu từng tiết dạy, từng chương; đổi mới PPDH; sử dụng đồ dùng dạy học, hướng dẫn HS thực hành thí nghiệm...
- Tổ chức cho GV học tập và thảo luận theo các chuyên đề: những điểm mới, những điểm chưa hợp lý về nội dung sách giáo khoa; sử dụng và phát huy hiệu quả việc sử dụng các trang thiết bị giảng dạy; đổi mới KTĐG HS; đổi mới
PPDH theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS.
- Quản lý lao động các thành viên trong tổ, nhận xét đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và kết quả giảng dạy.
- Quản lý việc KTĐG chất lượng học tập bộ môn.
* Nhận xét về chất lượng hoạt động của tổ bộ mơn Hóa học:
Qua tham khảo các kết luận của thanh tra về hoạt động TCM Hóa học, xem xét hồ sơ quản lý của HT, khảo sát kế hoạch TCM, biên bản sinh hoạt TCM, kế họach năm học và báo cáo tổng kết của trường từ năm 2012 đến năm 2015 tác giả nhận thấy:
- TCM Hóa học hoạt động căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của TCM được quy định trong điều lệ trường phổ thông, kế hoạch hoạt động chuyên môn, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của trường. Những nhiệm vụ trọng tâm đã được các thành viên trong tổ thống nhất đó là: tiếp tục củng cố tốt mối đoàn kết nội bộ trong tổ; tập trung hoàn thiện việc đổi mới cách dạy, cách học bộ môn của GV và HS theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; thực hiện tốt và hiệu quả các chuyên đề về chuyên môn và công tác chủ nhiệm, tập trung xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG... theo định hướng nhiệm vụ chung của Ngành, của nhà trường, của bộ môn và cấp học.
- TTCM họp tổ cho các thành viên trong tổ đăng ký lớp dạy, lớp chủ nhiệm trên cơ sở dân chủ, công bằng, hợp lý. TCM Hóa học thực hiện tốt phân cơng nhiệm vụ và vai trị trách nhiệm của các thành viên trong tổ căn cứ vào kế hoạch của trường, của TCM; căn cứ vào năng lực chun mơn, tình trạng sức khỏe, năng khiếu và lịng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của từng thành viên, từ đó có điều kiện phát huy thế mạnh và góp ý để khắc phục điểm yếu của từng người.
- TTCM hàng tháng lên kế hoạch hoạt động chung cho tổ, tổ chức sinh hoạt chuyên đề, thao giảng, dự giờ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, soạn giảng của GV có chú trọng việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho GV qua dự giờ rút kinh nghiệm.
- TTCM tổ chức sinh hoạt tổ định kỳ đúng quy định trong Điều lệ trường THPT (2 tuần/lần). Thời gian sinh hoạt tổ theo lịch công tác chung của nhà trường. Sinh hoạt TCM là hoạt động chia sẽ về chuyên môn, là môi trường tốt nhất cho những GV còn hạn chế về năng lực và chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy, nhất là GV tập sự có dịp để trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ tay nghề. Tuy nhiên, hoạt động sinh hoạt tổ hàng tháng của TCM Hóa học thơng thường là xây dựng kế hoạch, qui định chế độ sinh hoạt, ký duyệt giáo án và báo giảng, tổ chức dự giờ, thao giảng, tổ chức hội thảo, hội thi giáo viên dạy giỏi, tiến hành các hoạt động kiểm tra….nên chưa phát huy được hiệu quả của TCM.
- TTCM thống nhất nội dung chương trình giảng dạy mơn Hóa học từng khối lớp theo tuần, tháng cụ thể; các nội dung về đổi mới PPDH; các nội dung bài giảng khó, các bài giảng có phần thực hành thí nghiệm đều thể hiện chi tiết trong kế hoạch giảng dạy từng học kỳ. Tuy nhiên, TTCM không kiểm tra hết tất cả các bài giảng có thí nghiệm chứng minh và thực tế GV lên lớp giảng dạy khơng mang theo hóa chất dụng cụ thí nghiệm làm phương tiện hỗ trợ cho bài giảng.
- TTCM có xây dựng kế hoạch hoạt động chun đề và trình phó Hiệu trưởng phụ trách chun môn duyệt để lên kế hoạch chung trong tháng cho toàn trường. Nội dung thực hiện chuyên đề ở TCM Hóa học phần nhiều tập trung vào việc triển khai học tập các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấp trên, phổ biến các kế hoạch, kiểm điểm thi đua… Nội dung sinh hoạt chuyên đề chiếm tỉ lệ thấp trong nội dung sinh hoạt TCM, chưa thật sát với những vấn đề GV gặp khó khăn, trong thực tế giảng dạy hiện nay. Hình thức sinh hoạt chuyên đề còn đơn điệu, buổi sinh hoạt chuyên đề chưa đạt hiệu quả cao.
- TTCM có lên kế hoạch tổ chức, thực hiện hoạt động dự giờ, thao giảng từ đầu năm, trong bản đăng ký kế hoạch cá nhân của từng thành viên, tất cả đều đăng ký cụ thể trong năm học: tổng số tiết dự giờ; tổng số tiết thao giảng; thời gian, tên bài dạy thao giảng. Tất cả các tiết thao giảng và dự giờ
chuyên đề, đều xếp lịch vào các tiết 2,3,4 sáng thứ 4 để mọi thành viên đều tham gia đầy đủ.
- Hoạt động rút kinh nghiệm giờ dạy của GV, đây có thể nói là một hoạt động quan trọng nhất trong việc dự giờ, thăm lớp. Nắm được vai trị và ý nghĩ của hoạt động đó, TTCM đã chủ động giúp GV thực hiện tốt nhất quyền tự chủ của mình, nhưng khi được góp ý bài dạy của đồng nghiệp hoặc có góp ý cũng rất e dè chưa mạnh dạn.
- Quản lý hồ sơ chuyên mơn, hàng tuần TTCM có kiểm tra giáo án từng cá nhân, giữa học kỳ và cuối học kỳ TTCM kiểm tra hồ sơ chuyên môn GV lấy kết quả để đánh giá xếp loại thi đua. Qua công tác kiểm tra của TTCM nhận thấy các thành viên trong TCM Hóa học thực hiện hồ sơ chuyên môn nghiêm túc đúng quy định của Ban chuyên môn nhà trường.
- Thực hiện công tác thi đua, tất cả được lượng hóa cụ thể bằng những quy định nội dung, minh chứng và biểu điểm đánh giá, giúp GV tự đánh giá, biết được mức thi đua đã đạt. Kết quả đánh giá, xếp loại thi đua đã khích lệ các thành viên trong tổ phát huy mặt mạnh, khắc phục điểm yếu, dần hoàn thiện tốt hơn.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động, nghiên cứu những điểm mới trong nội dung, chương trình sách giáo khoa mới, đổi mới PPDH, sử dụng TBDH thì số GV trẻ ít kinh nghiệm cịn lúng túng...Vì vậy TTCM thực hiện triển khai kế hoạch của tổ và kế hoạch của nhà trường cịn hạn chế.
- Cơng tác mũi nhọn về nâng cao chất lượng dạy - học trong những năm qua ln được duy trì, giữ vững. Đội ngũ GV khối lớp 12 tâm huyết, nắm bắt được tâm lý HS, vững chuyên môn, tay nghề giỏi dẫn đến kết quả đậu tốt nghiệp THPT của nhà trường hằng năm luôn cao và ổn định. Đội ngũ GV dạy đội tuyển HSG chịu khó học hỏi và biết đầu tư nâng cao tay nghề đáp ứng được mục tiêu đào tạo HSG nhưng thực tế thành tích HS đạt giải cịn khiêm tốn do chất lượng đầu vào của HS chỉ đạt mức trung bình.
- Cơng tác phụ đạo HS yếu kém được TCM đặc biệt quan tâm, GV được chọn dạy phụ đạo HS yếu kém thân thiện gần gũi, ngoài việc củng cố
kiến thức cho HS nắm lại kiến thức cơ bản bên cạnh đó họ cịn chia sẽ tâm tư nguyện vọng của các em vì HS yếu kém thường hay mặc cảm, tự tin trong giờ học ít phát biểu và HS yếu thường có hồn cảnh gia đình đặc biệt.
* Nhận xét đánh giá chung:
- Ưu điểm: TTCM có nhiều cố gắng trong việc điều hành hoạt động chung của tổ ở trạng thái ổn định, có kế hoạch triển khai nhiệm vụ chuyên môn đến các GV; năng nổ nhiệt tình và có nhiều đóng góp cho GV trên lĩnh vực chuyên môn để thực hiện tốt kế hoạch của nhà trường đề ra.
- Hạn chế: Hoạt động của TCM chưa đồng bộ về nội dung sinh hoạt
chuyên mơn, hình thức tổ chức các hoạt động chun mơn chưa lôi cuốn tổ viên phát biểu thảo luận đóng góp ý kiến. Chất lượng buổi sinh hoạt chuyên môn không được chú trọng chủ yếu thực hiện triển khai các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấp trên, của nhà trường, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch của tổ và kế hoạch thực hiện chương trình giảng dạy ít khi bàn về chun mơn.
2.2.3. Chất lượng dạy - học bộ mơn Hóa học
Qua khảo sát các báo cáo tổng kết cuối năm của TCM Hóa học từ năm học 2012 đến năm 2015 và thăm dò phỏng vấn Hiệu trưởng, TTCM, GV ở trường THPT Bà Điểm về việc tổ chức các hoạt động dạy - học TCM Hóa học tác giả có nhận xét như sau:
- Tỉ lệ xếp loại học lực mơn Hóa học hàng năm: