Tỉ lệ (%) học sinh đạt < 5,0 giai đọan 2012 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ bộ môn hóa học ở trường trung học phổ thông bà điểm, huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 63)

Năm học Khối 10 Khối 11 Khối 12

2012 – 2013 16,9% 18,4% 20,5% 2013 – 2014 20,8% 14,6% 5,0% 2014 – 2015 24,1% 27,6% 5,6%

Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ (%) học sinh đạt < 5,0 giai đoạn 2012 - 2015 0 0 5 10 15 20 25 30 2012 – 2013 2013 – 2014 2014 – 2015 K10 K11 K12 Nhận xét:

- Tỉ lệ HS có điểm trung bình mơn Hóa học < 5,0 ở khối 10 ngày càng tăng, khối 11 tăng giảm bất thường, riêng khối lớp 12 giảm đáng kể.

- Qua thăm hỏi tiếp xúc với học sinh khối 10 do mới tiếp cận với cách học mới của môi trường THPT nên HS chưa chủ động trong học tập; HS khối 11 cho rằng chương trình lớp 11 quá nặng kiến thức mới rất nhiều nên việc khắc sâu kiến thức của HS yếu rất hạn chế; hình thức kiểm tra trắc nghiệm 100% HS khối 12 chỉ cần xem kỹ lý thuyết và làm một số câu hỏi toán ở dạng áp dụng thì có thể đạt điểm trên trung bình.

- Qua phỏng vấn phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, Thầy cho rằng chất lượng giảng dạy bộ mơn Hóa học ở đơn vị khơng ổn đinh do trình độ tay nghề GV trong tổ khơng đồng đều, nội dung ra đề kiểm tra không bám sát chuẩn kiến thức - kỹ năng của Bộ GD-ĐT. Nếu trong đề kiểm tra học kỳ 2 có nhiều câu khó thì năm học đó kết quả điểm số rất thấp, bên cạnh đó cịn phụ thuộc vào chất lượng đầu vào của HS.

- Số lượng học sinh đạt giải HS giỏi và Olympic hàng năm

Bảng 2.14. Số giải học sinh giỏi cấp thành phố và Olympic 30/4 mơn Hóa học giai đoạn 2012 – 2015

Năm học 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015

HS giỏi cấp thành phố 01 01 00

Olympic 30/4 00 00 01

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2012 - 2015 trường THPT Bà Điểm)

Nhận xét:

- Chất lượng giáo dục mũi nhọn của TCM Hóa học còn khiêm tốn, mặc dù GV phụ trách bồi dưỡng HSG có nhiều tâm huyết, nghiên cứu và học hỏi nội dung giảng dạy của trường bạn.

- Qua lời nhận xét của TTCM, HS tham gia học lớp bồi dưỡng HSG mơn Hóa học đều u thích bộ mơn này, song khả năng tư duy HS còn nhiều hạn chế, khả năng tự học chưa cao, ít chịu tìm tịi khám phá tri thức mới.

Tóm lại, nhìn bảng thống kế chất lượng giảng dạy hàng năm của TCM Hóa học đáng báo động nhất là tỉ lệ HS yếu kém ngày càng tăng và cơng tác đào tạo HSG cịn nhiều bất cập, đòi hỏi người TTCM phải có những biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn phù hợp để nâng cao chất lượng giảng dạy mơn Hóa học tại trường THPT Bà Điểm.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động tổ bộ mơn Hóa học

Qua điều tra thực trạng quản lý hoạt động TCM Hóa học ở trường THPT Bà Điểm và 3 trường THPT trong huyện Hóc Mơn cho thấy tất cả các Hiệu trưởng cũng như TTCM Hóa học nhà trường đều nhận thức rõ vị trí tầm quan trọng của TCM và hoạt động của TCM trong trường học. Các Ông (bà) HT các trường THPT trong huyện Hóc Mơn đều xác định việc quản lý hoạt động TCM là nhiệm vụ trọng tâm cơ bản, tác động lớn đến tất cả mọi hoạt động khác của nhà trường và cuối cùng qui tụ lại là phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của nhà trường là dạy - học.

Thực trạng quản lý hoạt động TCM Hóa học ở trường THPT Bà Điểm và 3 trường THPT trong huyện Hóc Mơn cho thấy rằng tất cả Hiệu trưởng, TTCM Hóa học các trường đã kết hợp kinh nghiệm với khoa học quản lý để thực hiện quản lý hoạt động TCM, vì hoạt động chun mơn là hoạt động đa

dạng và có tính chất đặc thù. Tuy nhiên khơng phải tất cả các trường đều có biện pháp quản lý hoạt động TCM như nhau mà tuỳ theo đặc điểm tình hình cụ thể của nhà trường mà họ có những biện pháp khác nhau. Chính vì vậy tác giả thấy rằng cần có những biện pháp chung cơ bản trong hoạt động TCM Hóa học ở trường THPT Bà Điểm và 3 trường THPT trong huyện Hóc Mơn làm cho TTCM có điều kiện phát huy khả năng của mình trong cơng tác.

Để có thực tế cho việc đề xuất các giải pháp thống nhất quản lý hoạt động TCM Hóa học trong trường THPT tác giả điều tra thực trạng của 39 cán bộ quản lý và giáo viên ở trường THPT Bà Điểm và 3 trường THPT trong huyện Hóc Mơn (trong đó có 15 cán bộ quản lý là HT, Phó HT, TTCM, 24 GV đang trực tiếp giảng dạy) và 60 HS tham gia bồi dưỡng HSG mơn Hóa học, điều tra thực trạng trên 8 giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn hiện đang được áp dụng hiện nay. Cách tính điểm các giải pháp điều tra như sau:

Yếu Chưa tốt Trung bình Tốt Rất tốt

1đ 2đ 3đ 4đ 5đ

Sau đó lấy điểm tổng, trung bình cho mỗi giải pháp để xếp thứ bậc.

2.3.1. Kế hoạch hoạt động tổ bộ môn Hóa học

Căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường TTCM, GV xây dựng kế hoạch của TCM và từng cá nhân, lập chi tiết để thực hiện các hoạt động chuyên môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ bộ môn hóa học ở trường trung học phổ thông bà điểm, huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)