III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA
2 Chính sách ngoại thƣơng của Canađa
2.2 Chính sách của Canađa với các thị trường chính trên thế giới
Ở phần này, người viết xin được trình bày những ưu tiên trong chính sách ngoại thương của Canađa với bốn đối tác thương mại chính là Mỹ, EU, Nhật Bản, Châu Á - Thái Bình Dương.
Đối với thị trường Mỹ: Khó có thể đánh giá được tầm quan trọng của mối
quan hệ thương mại giữa Canađa và Mỹ. Cơ hội làm ăn đối với doanh nghiệp Mỹ hiện hữu trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Nhận thức được điều này, Chính phủ Canađa từ năm 1984 trở lại đây đã hỗ trợ thành công cho hơn 19.000 doanh nghiệp của mình thâm nhập thành công vào thị trường Mỹ. Đặc biệt tháng 5/2002, Chính phủ đã thơng báo một chương trình hành động nhằm tập trung các nỗ lực thúc đẩy hơn nữa hoạt động thương mại với Mỹ, nguồn vốn của chương trình này đã được sử dụng để hỗ trợ mạng lưới các phái đoàn ngoại giao của Canađa tại Mỹ trong việc tham gia tích cực hơn vào các hoạt động xúc tiến thương mại ( giúp doanh nghiệp Mỹ tham quan các doanh nghiệp Canađa, tham gia các hội chợ thương mại tại Canađa, nâng cao nhận thức của quan chức chính phủ , doanh nghiệp và phương tiện thông tin đại chúng về Canađa...). Ngồi ra, Chính phủ cũng dùng nguồn tài chính từ chương trình này vào việc thực hiện các chương trình trong chiến lược sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có nhằm nâng cao ảnh hưởng, vị thế của Canada trong đàm phán một số vấn đề thương mại quan trọng với Mỹ. Chính
phủ cũng nỗ lực thu hút và mở rộng các khoản đầu tư từ Mỹ và khuyến khích việc thành lập các liên minh với các cơng ty Mỹ
Đối với thị trường EU: Tại thời điểm hiện nay, EU (khơng tính 10 nước
Trung và Nam âu mới gia nhập EU vào ngày 1/5/2004) tiếp tục là đối tác thương mại quan trọng thứ hai sau Mỹ của Canađa. Thương mại giữa Canađa và EU nói chung là khơng có tranh chấp. Tuy nhiên, có một số vấn đề trong việc thực hiện các chính sách của EU lại có ảnh hưởng tới Canađa, đó là việc mở rộng liên minh kinh tế và tiền tệ, những can thiệp thị trường trong nông nghiệp, thuế quan bảo hộ, sự hài hòa của các quy định cho một thị trường chung thống nhất, các hiệp định thương mại tự do song phương mới, những hạn chế và lệnh cấm của EU đối với hàng nhập khẩu về y tế, môi trường và tiêu dùng. Quan hệ thương mại giữa hai bên chủ yếu do các hiệp định của WTO chi phối. Canada là một trong 8 nền kinh tế duy nhất trên thế giới khơng có hình thức quan hệ thương mại ưu đãi với EU.
Đối với thị trường Nhật Bản: Nền tảng của quan hệ thương mại giữa Canađa
và Nhật Bản chính là WTO cùng với một loạt các công cụ song phương khác như Hiệp định Hợp tác kinh tế 1976, Tuyên bố chung 1999. Chính sách thương mại hợp tác của Canađa với Nhật Bản sẽ tiếp tục được mở rộng trên nhiều lĩnh vực song phương và đa phương. Một trong những quan tâm hàng đầu của chính phủ Canađa trong chính sách với Nhật Bản là khuyến khích sự đa dạng hóa mối quan hệ thương mại dựa trên các sản phẩm truyền thống của Canađa thông qua việc nhấn mạnh đến sức mạnh của các ngành cơng nghệ cao và quảng bá hình ảnh của Canađa là một xã hội cơng nghệ cao. Ngồi ra, để tạo điều kiện cho hàng hóa của Canađa thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, Chính phủ Canađa trong những năm tới sẽ tiếp tục gây sức ép dỡ bỏ hàng rào kỹ thuật và quy định khác với các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến.
Đối với Châu Á - Thái Bình Dương: Với Châu Á - Thái Bình Dương, Canađa
khẳng định và đánh giá đây là một khu vực sẽ có hịa bình, ổn định lâu dài, cũng như phát triển năng động và phồn vinh trong những thập kỷ tới. Chính vì vậy, Canađa ngày càng gắn kết với khu vực này, đặc biệt thông qua việc là thành viên tích cực trong APEC và thúc đẩy quan hệ với ASEAN. Trong bối cảnh thị trường Châu Âu và Mỹ có nhiều dấu hiệu bão hòa, các doanh nghiệp Canađa đang tăng
cường hơn nữa quan hệ thương mại và đầu tư với các quốc gia Châu Á. Trao đổi thương mại hàng năm của Canađa với Trung Quốc đạt hơn 12 tỷ USD và với Thái Lan 2 tỷ USD. Canađa đã đầu tư mạnh vào Inđônesia 2,5 tỷ USD...