II. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM-
2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
2.1 Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào các
phân phối trên thị trường Canada.
Với đặc điểm của các kênh phân phối trên thị trường Canada, các doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện các giải pháp sau để thâm nhập các kênh phân phối này.
Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam do tiềm lực kinh tế hạn chế nên có thể lêin kết với cộng đồng người Việt Nam ở Canada đầu tư sản xuất và xuất khẩu vào Canada những mặt hàng mà thị trường này đang có nhu cầu lớn như; hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ gia dung thủ công mỹ nghệ, v.v..... Hợp tác liên doanh có thể dưới hình thức liên doanh. Hai bên cùng gop vốn để thành lập liên doanh, nhưng liên doanh có thể sử dụng lao động, nguyên liệu, nhà xưởng của phía Việt Nam, cũng như sự hiểu biết về thị trường, kênh phân phối và sự nhạy bén
trong kinh doanh của phía nước ngồi. Phía Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm tiêu thụ hàng hoá. Bằng cách này hàng hoá được sản xuất ra sẽ đáp ứng tốt thị hiếu luôn thay đổi của thị trường Canada và thâm nhập được vào kênh phân phối trên thị trường này.
Thứ hai, đối với các doanh nghiệp lớn (thường là doanh nghiệp Nhà nước) có tiềm lực kinh tế mạnh hơn có thể liên doanh để trở thành công ty con của các cơng ty xun quốc gia Canada. Bằng hình thức này doanh nghiệp có thể thâm nhập trực tiếp vào kênh phân phối chủ đạo trên thị trường Canada vì các cơng ty xun quốc gia đóng vai trò chủ chốt trong các kênh phân phối này. Nếu trở thành một cơng ty con thì đương nhiên hàng sản xuất ra sẽ được đưa vào kênh tiêu thụ của tập đoàn.
Thứ ba, từ năm 2010 có thể nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển mạnh hơn, lúc đó các doanh nghiệp sẽ lớn mạnh và có thể thâm nhập vào kênh phân phối Canada theo phương pháp của Nhật Bản những năm 60-70 lúc này, để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Canada các nhà sản xuất Nhật Bản đã phải mua nhãn hiệu nổi tiếng Canada với giá rất đắt để gắn vào sản phẩm của mình tung vào thị trường này. Sau một thời gian khi người tiêu dùng đã quen với sản phẩm này và nhu cầu tiêu dùng tăng, các nhà sản xuất Nhật Bản sẽ gắn nhãn hiệu của mình bên cạnh nhãn hiệu của nhà sản xuất Canada nổi tiếng đó. Sau đó, khi sản phẩm đã có chỗ đứng vững trên thị trường và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm bắt đầu tăng nhanh, nhà sản xuất Nhật Bản sẽ bóc nhãn hiệu của nhà sản xuất Canada. Như vậy là họ đã thâm nhập thị trường này thành công. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp của ta có thể sử dụng hình thức liên doanh với các đối tác nước ngoài trong việc sử dụng giấy phép, nhãn hiệu hàng hoá.