Giá cả xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tìm hiểu về nền kinh tế canađa và triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa việt nam và canađa (Trang 58 - 61)

II. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ

2 Thực trạng quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc

2.4 Giá cả xuất nhập khẩu

* Giá cả xuất khẩu của Việt Nam

Như chúng ta biết, giá cả hàng hóa xuất khẩu được cấu thành bởi các yếu tố sau:

 Chi phí cấu thành của giá thành sản xuất, bao gồm các khoản chi phí cho các yếu tố đầu vào của sản xuất, như nguyên, nhiên, vật liệu, đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, tiền lương.

 Chi phí vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nới giao hàng xuất khẩu gắn liền với điều kiện giao hàng theo hợp đồng ngoại thương. Chẳng hạn, giao hàng tại xưởng (EXW- Ex Work), giao hàng đến nơi nhận (CFR- Cost and Freight, CIF - Cost, Insurance and Freight, CIP - Carriage and Insurance paid to)

 Chi phí bảo hiểm cho hàng hóa trong q trình vận chuyển.

 Chi phí liên quan đến việc thực hiện xuất, nhập khẩu hàng hóa như thủ tục hải quan, kiểm định chất lượng hàng hóa.

 Các chi phí liên quan đến việc áp dụng các cơng cụ của chính sách thương mại, như thuế xuất- nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, trợ cấp xuất khẩu.

Giá cả hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hiện nay khá rẻ so với nhiều đối tác của Canađa do chúng ta vẫn dựa chủ yếu vào việc khai thác yếu tố lao động rẻ. Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù sức ép về giải quyết việc làm vẫn đang ngày càng tăng trong nền kinh tế, nhưng đồng thời cũng có xu hướng gia tăng giá cả tiền lương trong các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động.

Trong giá cả hàng hóa xuất khẩu, yếu tố cấu thành quan trọng là cước phí vận tải. Đối với Việt Nam, với lợi thế bờ biển dài dọc theo đất nước và chiều ngang tương đối hẹp (không có những vùng sâu trong đất liền), cước phí vận tải hàng hóa xuất khẩu đến cảng biển là lợi thế tương đối so với các nước khác. Tuy nhiên, cước vận tải chặng đường chính từ cảng của Việt Nam sang các cảng biển ở Châu Âu và Châu Mỹ thường cao hơn tu 200-300 USD/container 20 feet so với mức cước của các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc.

Ngoài cước vận tải biển, các khoản chi phí tại cảng và thủ tục hải quan cũng là bộ phận cấu thành trong giá xuất khẩu. Đối với thủ tục hải quan, các doanh nghiệp tuy khơng phải chi phí bằng tiền cho việc làm thủ tục hải quan, nhưng làm tăng chi phí lưu kho, lưu tàu. Theo báo cáo của doanh nghiệp và điều tra của Jetro năm 2000-2001 thì nhiều chi phí đầu vào của Việt Nam được coi là cao hơn nhiều so với mức phí khu vực. Ví dụ như giá cước bưu chính viễn thơng quốc tế, giá bốc xếp ở cảng, giá các sản phẩm phụ trợ độc quyền như xi măng, xăng dầu, điện... đều cao hơn giá thế giới. Ngoài ra, cịn có các chi phí khơng nhỏ ngồi mọi quy định của pháp luật mà các doanh nghiệp rất ngại ngùng nhắn đến như chi cho hạn ngạch, thủ tục hải quan, giấy phép con, chi phí "bồi dưỡng" cho một container 40 feet từ 150.000 đến 200.000 đồng Việt Nam, chi cho lái xe tải... Mọi khoản chi này góp phần làm cho chi phí kinh doanh tăng lên do đó làm tăng giá thành xuất khẩu của sản phẩm, giảm hiệu quả xuất khẩu.

Nhìn chung, nếu so sánh về chi phí cơ sở hạ tầng đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện nay với các nước trong khu vực thì bộ phận chi phí này thường cao hơn và do đó đã làm tăng giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế nói chung và trên thị trường Canađa nói riêng.

Vào các thời điểm điều kiện thương mại quốc tế không thuận lợi trong thập kỷ vừa qua, giá cả trên thị trường quốc tế đều có xu hướng giảm sút. Đương nhiên,

giá cả xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang thị trường Canađa cũng khơng thể thốt ly khỏi xu thế đó, thậm chí cịn bị sút giảm ở mức độ cao hơn do các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là các mặt hàng nông sản thô, sơ chế và các mặt hàng cơng nghiệp nhẹ có giá trị gia tăng thấp. Giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn nước khác cịn có thể do chất lượng hàng xuất khẩu của ta còn chưa cao (ví dụ như mặt hàng gạo của Việt Nam có giá trị xuất khẩu thường thấp hơn từ 35 đến 70 USD/tấn so với giá gạo xuất khẩu của Thái Lan) và nhiều khi doanh nghiệp của ta bị các đối tác lớn ép giá.

Mặc dù Việt Nam có lợi thế là giá cả hàng hóa xuất khẩu thường rẻ hơn các đối thủ cạnh tranh khác nhưng điều này có thể đem lại nhiều tranh chấp thương mại, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của ta. Điển hình là vào năm 2002, các doanh nghiệp Canađa đã kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá gía giầy, vụ kiện này kéo dài gần một năm, hay gần đây là việc Hiệp hội các nhà sản xuất xe đạp Canađa (CBMA) đã đệ đơn lên Tòa án Thương mại quốc tế Canađa yêu cầu tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với xe đạp nhập khẩu lắp ráp hoặc chưa lắp ráp, có đường kính đĩa xe lớn hơn 38,1 cm và khung xe đạp đã được sơn hòan chỉnh, đã lắp ráp hoặc chưa lắp ráp có nguồn gốc từ các nước xuất khẩu trong đó có Việt Nam.

* Giá cả nhập khẩu của Việt Nam

Xét một cách tổng thể hoạt động nhập khẩu của Việt Nam, xem xét dãy biến động về chỉ số giá nhập khẩu chung của Việt Nam trong thời kỳ 1991-2001 cho thấy, chỉ số giá nhập khẩu chung trong cả thời kỳ chỉ tăng bình quân 0,40 %/ năm, thấp hơn so với tốc độ tăng bình quân của chỉ số giá xuất khẩu và chỉ số giá tiêu dùng trong nước. Rõ ràng, trên bình diện chung của nền kinh tế nước ta, đây chính là yếu tố quan trọng trong việc kích thích tăng trưởng nhập khẩu các đầu vào cho sản xuất trong nước phục vụ tiêu dùng nội địa và cho xuất khẩu của Việt Nam trong suốt thập kỷ vừa qua.

Trong chính sách thương mại với Canađa, Việt Nam áp dụng các biện pháp cơ bản trong thời kỳ vừa qua nhằm bảo hộ, bao gồm: thuế nhập khẩu; các hàng rào phi thuế (hạn chế định lượng, cấm nhập khẩu, quản lý chuyên ngành, thủ tục cấp phép, hạn chế ngoại hối). Bên cạnh đó, các chính sách nhằm khắc phục những bất

lợi cho xuất khẩu cũng được áp dụng như chính sách hoàn thuế, loại bỏ thuế xuất khẩu, miễn thuế trong nước, tín dụng xuất khẩu. Chính sách bảo hộ đã làm tăng giá đối với các sản phẩm nhập khẩu và làm tăng khả năng cạnh tranh cho các ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, những biện pháp can thiệp có ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa nhiều khi gây tác động khơng như mong muốn đến hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tìm hiểu về nền kinh tế canađa và triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa việt nam và canađa (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)