Nâng cao vai trò của cộng đồng người Việt Na mở Canađa qua chính

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tìm hiểu về nền kinh tế canađa và triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa việt nam và canađa (Trang 93 - 95)

II. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM-

1 Giải pháp từ phía nhà nƣớc

1.6 Nâng cao vai trò của cộng đồng người Việt Na mở Canađa qua chính

"Tiềm năng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi là rất quan trọng, sự đóng góp của Việt kiều đối với sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng tăng và thể hiện trên nhiều lĩnh vực" Thứ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Phú Bình, Chủ nhiệm Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngồi đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Thơng tấn xã Việt Nam đầu 2006

Hiện nay ước tính có khoảng 2,7 triệu người Việt Nam đang làm ăn, sinh sống tạ gần 90 nước và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 4/5 sống ở các nước công nghiệp. Người Việt Nam sống ở Canađa hiện tại có trên 200.000 người, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như Toronto, Montreal, Quebec, Vancouver.

Nhìn chung đời sống của bà con ngày càng ổn định, hòa nhập tốt hơn vào xã hội nước sở tại.Mặc dù sống xa Tổ quốc, thậm chí tại một số địa bàn rất phức tạp về chính trị hoặc khó khăn về đời sống, đi lại thơng tin, nhưng đại bộ phận đồng bào vẫn luôn nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, tự tơn dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa và một lịng hướng về q hương, đất nước. Nghị quyết 36 của Bộ chính trị về cơng tác cộng đồng đã khẳng định cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi là một "bộ phận khơng thể tách rời" và "một nguồn lực" của dân tộc Việt Nam.

Cộng đồng Kiều bào ở Canađa sẽ là cầu nối góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và Canađa. Trong năm qua, Nghị quyết 36 của Bộ chính trị về cơng tác ở nước ngồi và Chương trình triển khai hành động của chính phủ thực hiện Nghị quyết 36 được các cấp ngành tích cực triển khai và đạt được kết quả trên nhiều mặt.Vì vậy cần tiếp tục triển khai và thực hiện tốt hơn nữa.

Thứ nhất, Nghị quyết 36 cần phải được phổ biến sâu rộng trong và ngoài nước tạo sự chuyển biến cả về nhận thức và hành động. Ở trong nước, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài phải được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Uỷ ban đối ngoại quốc hội, Mặt trận tổ quốc đặc biệt là các tỉnh co nhiều kiều bào ở nước ngồi cần văn bản cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết, Chương trình hành động có liên quan đến ngành, địa phương mình. Ở nước ngồi, các cơ quan đại diện ngoại giao cần phổ biến rộng rãi đến cộng đồng Việt Nam để họ biết đến chính sách của nhà nước.

Thứ hai, nhiều chính sách, biện pháp đã và đang được rà soát, sửa đổi hoặc ban hành mới theo hướng ngày càng thuận lợi hơn cho bà con Kiều bào, đặc biệt

những chính sách thu hút trí thức, doanh nhân, nhà đầu tư Kiều bào về hợp tác trong nước, tạo điều kiện ngày càng thuận lợi cho Kiều bào nhập xuất cảnh, lưu trú trong đó có việc xem xét miễn thị thực cho một số đối tượng người Việt Nam ở nước ngoài, mở rộng thêm 2 đối tượng người Việt Nam được mua nhà gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam; cho phép Kiều bào mua cổ phần của các doanh nghiệp trong nước, tăng cường thông tin cho họ, đẩy mạnh sự phối hợp giữa các doanh nghiệp trong nước trong việc kết nối doanh nhân, trí thức kiều bào với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước....Đồng thời tiến hành đơn giản hóa các thủ tục hành chính như thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh, cư trú đi lại, hợp pháp hóa các loại giấy tờ, chính sách một giá...

Thứ ba, cơng tác vận động cộng đồng cần được thúc đẩy mạnh mẽ theo tinh thần đại đoàn kết, lấy mục tiêu độc lập dân tộc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh làm điểm tương đồng, chấp nhận những quan điểm khác nhau miễn là không trái với lợi ích chung của dân tộc; không phân biệt quá khứ, chính kiến, hướng tới tương lai, mọi người Việt Nam ở trong và ngồi nước miễn là mong muốn đóng góp vào mục tiêu trên thì đều có chỗ đứng trong khối đại đồn kết dân tộc.

Thứ tư, cơng tác thơng tin văn hóa, khuyến khích giao lưu hội đồn, văn hóa, thể thao cần được đẩy mạnh một bước. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là các báo điện tử, các chương trình truyền hình và phát thanh ra nước ngồi, thơng tin về tình hình đất nước cần được chuyển tải nhanh chóng và đầy đủ tới cộng đồng. Các hoạt động giao lưu trong nước như Trại hè cho Thanh niên kiều bào, đón các đồn đại biểu tiêu biểu về thăm nước, nhiều nghệ sỹ kiều bào về nước biểu diễn, và các hoạt động từ thiện nhân đạo của Kiều bào cần được tạo thuận lợi ở Việt Nam....Việc hỗ trợ cộng đồng dạy và học tiếng Việt đang cần được cơ quan trong nước và ở nước ngoài phối hợp triển khai

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tìm hiểu về nền kinh tế canađa và triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa việt nam và canađa (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)