II. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM-
2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
2.2 Tăng cường đầu tư và hồn thiện quản lý để tạo nguồn hàng thích
với thị trường Canada.
Canada là thị trường tiêu thụ khắt khe trên thế giới và có rào cản kỹ thuật khó vượt qua. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập và mở rộng thị phần tại Canada thì khơng cịn cách nào khác là phải tạo được nguồn hàng thích hợp với thị trường này.
Tại Canada, chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu với phần lớn các mặt hàng được tiêu thụ. Người tiêu dùng tại đây không chỉ quan tâm tới chất lượng sản xuất mà con cả dịch vụ khách hàng, bao gồm cả dịch vụ hậu mãi cần đầu tư cho các khâu quảng cáo, tiếp thị, cải tiến công nghệ, nghiên cứu và phát triển để tạo ra sự khác biệt của mình với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, bí quyết ở đây là tính sáng tạo “chất lượng là sự thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng” (theo nhà quản lý chất lượng Ishikawa). Do vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng mọi cơ hội nghiên cứu kỹ thị trường và khách hàng để nắm được đặc điểm của thị trường, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và kênh phân phối trên thị trường Canada từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp để cải tiến và đa dạng hố sản phẩm, tạo nguồn hàng thích hợp với thị trường Canada. Muốn đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang Canada, chúng ta phải sản xuất và bán những thứ mà thị trường cần chưa không phải bán x cái mà chúng ta có. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và chú trọng đầu tư chiều sâu để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, đa dạng hoá sản phẩm và hạ giá thành đối với từng mặt hàng cụ thể nhằm tạo nguồn hàng thích hợp với thị trường (1) xác định các ưu thế cạnh tranh tương đối để tập trung đầu tư vào những mặt hàng có lợi thế nhất, tránh đầu tư tản mạn hiệu quả thấp (2) nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để tránh những đối thủ quá mạnh, hoặc những mặt hàng khó cạnh tranh hay chưa có khả năng cạnh tranh.
Một điều quan trọng khác là các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cường đầu tư hồn thiện quản lý vì đây là hai yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất, có tính quyết định tới việc cho ra đời một sản phẩm như thế nào. Nếu một doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư vốn và cơng nghệ tiên tiến vào q trình sản xuất, lại áp dụng hệ thống quản lý thích hợp sẽ tạo sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao đáp ứng tốt yêu cầu của người tiêu dùng và vượt được rào cản kỹ thuật của bất kỳ thị trường nào. Tại thời điểm này, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam hướng vào thị trường Canada thì khơng cịn cách nào khác là phải áp dụng các hệ thống quản lý: ISO 9000, ISO 14000 và HACCP. Đối với các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và các ngành có liên quan đến thực phẩm muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang Canada thì biện pháp duy nhất là áp dụng tiêu chuẩn HACCP vì nó là u cầu bắt buộc đối với các xí nghiệp chế biến thực phẩm của các nước đang phát triển mà xuất khẩu hàng vào thị trường này. Đối với các
ngành cơng nghiệp mà có q trình sản xuất gây ơ nhiễm môi trường muốn giữ vững và mở rộng thị phần phải áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000 vì đây là yêu cầu của Canada đối với các doanh nghiệp này. Đối với các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp khác muốn đứng vững và phát triển trên thị trường Canada thì buộc phải áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000.