Nguyên tắc lựa chọn và xây dựng hệ thốngbài tập hóa học nhằm phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hệ thống bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn phần phi kim lớp 10 (Trang 33 - 38)

2.1 .Phân tích mục tiêu, nội dung, cấu trúc chƣơng trình hóa học 10-Phi kim

2.1.1 .Mục tiêu cơ bản chƣơng trình hóa học 10-Phi kim

2.2. Thiết kế hệ thốngbài tập nhằm phát triểnnăng lực vận dụng kiến thứcvào thực

2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn và xây dựng hệ thốngbài tập hóa học nhằm phát triển

Nội dung bài tập phải dựa trên mục tiêu dạy học

Khi thiết kế các BT cần hƣớng vào mục tiêu dạy học và dựa trên những chuẩn kiến thức kĩ năng mà học sinh cần đạt đối với chƣơng trình Hóa học phổ thơng.[16]

Nội dung bài tập phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và hiện đại

Đây là nguyên tắc quan trọng trong quá trình xây dựng BT. Khi xây dựng BT các thông tin trong phần dẫn hay dữ kiện trong bảng số liệu, biểu đồ cần đảm bảo tính chính xác, khoa học .Các BT cần có tính thời sự, hiện đại để kích thích sự tìm tòi hứng thú khoa học cho HS.

Nội dung bài tập phải đảm bảo rõ ràng, xúc tích, khơng q nặng về tính tốn.

sinh các năng lực phổ thơng về đọc hiểu, tốn, khoa học nhƣ: Năng lực đọc hiểu, phân tích, chọn lọc thơng tin trong văn bản khoa học, năng lực vận dụng những phép toán vừa sức học sinh để giải quyết các vấn đề trong đời sống, năng lực nhận thức, tƣ duy hóa học và hành động...

BTHH định lƣợng đƣợc tuyển chọn và xây dựng trên quan điểm khơng phức tạp hóa bởi các thuật tốn, khơng u cầu HS phải nhớ q nhiều các công thức mà cần chú trọng phép tính đƣợc sử dụng nhiều trong tính tốn Hóa học, có thể sử dụng bảng công thức kèm theo.

Nội dung bài tập nên chú ý đến việc HS vận dụng kiến thức, kinh nghiệm trong cuộc sống ngoài kiến thức trong nhà trường.

BTHH nên gần gũi với kinh nghiệm của HS hoặc cập nhật những vấn đề có tính thời sự, tồn cầu hay những cơng nghệ hiện đại nhằm kích thích nhu cầu tìm

hiểu mở rộng kiến thức của HS cũng nhƣ tăng cƣờng kĩ năng tìm kiếm thu tập, chọn lựa thơng tin, ra quyết định mang tính khoa học.

BTHH nên có những câu hỏi cho phép HS đƣợc thể hiện quan điểm thái độ với những vấn đề khoa học nhƣ: Sự hứng thú với khoa học và các nghiên cứu khoa học, trách nhiệm với các vấn đề xã hội và toàn cầu.

Nội dung BTHH cần phát huy tính tích cực của HS

Hệ thống bài tập đƣợc lựa chọn giúp cho HS hiểu sâu về bản chất, phát huy tối đa khả năng tƣ duy của HS, tạo cho HS thói quen suy nghĩ và hoạt động độc lập, rèn luyện năng lực tƣ duy phân tích tổng hợp, tƣ duy so sánh, khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề và hơn thế, cho phép HS bộc lộ và phát triển năng lực tƣ duy sáng tạo. Cụ thể:

- BT có chứa đựng những “tình huống có vấn đề” địi hỏi HS phải vận dụng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã biết vào thực tiễn để giải quyết.

- BT đòi hỏi HS phải kết hợp các thao tác tƣ duy, các phƣơng pháp phán đoán từ kiến thức, kĩ năng đã biết để tìm ra “cái mới”.

- BT có nhiều cách giải hƣớng HS tìm ra cách giải ngắn gọn cách tƣ duy mới lạ nhƣng vẫn đúng và chính xác.

Tăng cƣờng sử dụng các BT trên cơ sở phân tích bảng biểu, sơ đồ, văn bản, hình ảnh, mơ hình thí nghiệm, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi tự luận ngắn, câu hỏi mở…

Nội dung câu hỏi phải đảm bảo tính thực tiễn

BTHH cần chú ý đến việc mở rộng kiến thức Hóa học và các ứng dụng của Hóa học trong thực tiễn, cần khai thác các nội dung về vai trị của Hóa học với các vấn đề kinh tế, xã hội, sức khỏe, môi trƣờng, các hiện tƣợng tự nhiên, khoa học trái đất, khoa học công nghệ….

Nội dung bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, logic và tính sư phạm

Hệ thống câu hỏi và BTHH cần sắp xếp theo chƣơng, bài và phù hợp với mức độ nhận thức tƣ duy của HS nhằm rèn luyện và từng bƣớc nâng cao năng lực của HS.

Khi xây dựng BT cần chú ý đến mối quan hệ có tính hệ thống giữa cái đã biết và cái chƣa biết. BT ra trƣớc nhiều khi có tác dụng làm tiền đề cho xây dựng và trả lời câu hỏi tiếp theo.

Các tình huống trong thực tiễn thƣờng phức tạp và địi hỏi phải có kiến thức và tƣ duy tổng hợp, nên khi xây dựng BTHH cần xử lí sƣ phạm nhƣ chia nhỏ các yêu cầu, làm đơn giản hóa tình huống cho phù hợp với từng mức độ nhận thức của HS.

2.2.2. Quy trình thiết kế bài tập hóa học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Bước 1:

+ Phân tích mục tiêu cần đạt về chƣơng halogen; chƣơng oxi- lƣu huỳnh. + Nghiên cứu kĩ SGK; tìm ra những nội dung khai thác thực tiễn; nghiên cứu tài liệu tham khảo để chính xác hóa nội dung thực tiễn.

+ Nghiên cứu kĩ trình độ HS lựa chọn đơn vị kiến thức phù hợp; kiến thức mang tính vừa sức sẽ tạo hứng thú học tập cho HS.

Bước 2:

+ Thiết kế BTHH theo bƣớc 1

+ Kiểm tra tính đúng đắn của nội dung kiến thức. Dự đoán những câu trả lời, câu hỏi xung quanh vấn đề vừa nêu.

Bước 3:

+ Chọn thời điểm sử dụng và cách thức sử dụng BTHH có nội dung thực tiễn. + Tiến hành triển khai BTHH đã soạn.

Bước 4:

+ Đánh giá kết quả của việc triển khai BT, bổ sung, chỉnh lí, rút kinh nghiệm. Ví dụ: Bài clo

Bước 1: Xác định đơn vị kiến thức cần khai thác

+ Clo tan trong nƣớc tạo nƣớc clo có tính oxi hóa mạnh; có khả năng diệt khuẩn tốt.

+ Thực tế dịch tay chân miệng lây lan trên phạm vi cả nƣớc; các phƣơng triện truyền thông khuyến cáo ngƣời dân và nhà trẻ sử dụng cloramin B để vệ sinh trƣờng học và đồ chơi.

+ Tạo hứng thú học tập cho HS bằng những sự kiện thời sự mới.

Bước 2:

Ví dụ: Bệnh tay chân miệng lan rộng và diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nƣớc, hiện chƣa có vắc xin để phịng chống, nhiều gia đình có trẻ nhỏ cũng nhƣ một số trƣờng học coi chất khử khuẩn Cloramin B là "bảo bối". Biết công thức của chloramin B với thành phần hóa học chính là sodium benzensulfochloramin, cơng thức (C6H5SO2NClNa.3H2O). Chloramin B khi tan vào nƣớc sẽ sinh ra khí clo. Em hãy giải thích tại sao ngƣời ta lại dùng cloramin B làm chất diệt khuẩn?

Dự kiến câu trả lời:

+ HS vận dụng tính hóa học của clo. Clo tác dụng với nƣớc tạo ra HOCl. Cl2 + H2O  HOCl + HCl

+ HOCl có tính oxi hố rất mạnh nên phá hoại hoạt tính một số enzim trong vi sinh vật, gây chết cho vi sinh vật.

Dự đốn khó khăn của HS:

+ HS tìm mọi cách viết phản ứng của Chloramin B tác dụng với nƣớc. + HS có khả năng khơng trả lời đủ những tính chất của HClO.

GV cần hƣớng dẫn HS cách làm bài; hƣớng dẫn các em biết chọn lọc thông tin trong đề.

Bước 3:

+ Có thể khai thác kiến thức này ngay trong phản ứng của clo với nƣớc để nhấn mạnh tính oxi hóa của HClO.

+ Khai thác ngay phần củng cố bài học. + Sử dụng trong tiết kiểm tra đánh giá

Bước 4:

+ Đánh giá kết quả của việc triển khai BT; bổ sung; chỉnh lí; rút kinh nghiệm

2.2.3. Phương pháp tuyển chọn và xây dựng

Trên cơ sở qui trình thiết kế BTHH, chúng tôi tiến hành tuyển chọn và xây dựng BTHH có nội dung thực tiễn nhƣ sau:

2.2.3.1. Phương pháp tuyển chọn và xây dựng

Xuất phát từ các BTHH có cùng ý tƣởng, nội dung kiến thức hóa học phù hợp yêu cầu, xây dựng thành BTHH mới:

 Xây dựng các bài tập tƣơng tự các bài tập đã có.

+ Giữ nguyên hiện tƣợng và chất tham gia phản ứng, chỉ thay đổi lƣợng chất.Hoặc giữ ngun tồn bộ phƣơng trình và hiện tƣợng; chỉ đảo cách hỏi về chất tham gia phản ứng hoặc sản phẩm.

+ Thay đổi các hiện tƣợng phản ứng và chất phản ứng, chỉ giữ lại bản chất phản ứng.

+ Từ một bài tốn ban đầu, ta có thể đảo cách hỏi giá trị của các đại lƣợng đã cho nhƣ: khối lƣợng, số mol, thể tích, nồng độ ...

+ Khái qt hóa BT từ những bài thơng thƣờng, hoặc tổng hợp từ những BT đơn thành BT lớn.

+ Giữ nguyên hiện tƣợng hóa học xảy ra và thêm bối cảnh mang tính thời sự, kích thích trí tị mị của HS.

 Xây dựng bài tập hồn tồn mới

Thơng thƣờng, có hai cách xây dựng BT mới là:

+ Dựa vào tính chất hóa học và các quy luật tƣơng tác giữa các chất để đặt ra BT mới.

+ Lấy những ý tƣởng, nội dung, những tình huống thực tiễn hay và quan trọng ở nhiều bài, thay đổi nội dung, cách hỏi, số liệu ... để phối hợp lại thành bài mới.

2.2.3.2 . Kiểm tra thử

+ Đƣa BTHH vào thực nghiệm; đánh giá mức độ phù hợp; tính chính xác; khoa học; tính khả thi của BT.

+ Chỉnh sửa những chỗ chƣa hợp lí để nâng cao giá trị của hệ thống BT.

2.2.3.3. Hoàn thiện hệ thống bài tập

+ Sắp xếp hệ thống BT theo dạng bài; phù hợp với nội dung chƣơng trình SGK.

+ Chỉnh sửa lỗi chính tả, tham khảo ý kiến đồng nghiệp để có hệ thống BT có giá trị hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hệ thống bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn phần phi kim lớp 10 (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)