Thực tế áp dụng thuế GTGT tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: Gian lận thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp thương mại Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 42)

CHƢƠNG I : THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂN GỞ VIỆT NAM

2.1.1Thực tế áp dụng thuế GTGT tại Việt Nam

2.1 Thực tế áp dụng thuế GTGT tại Việt Nam, Doanh nghiệp thƣơng mại và nghĩavụ

2.1.1Thực tế áp dụng thuế GTGT tại Việt Nam

a) Thành tựu

Pháp luật thuế GTGT là một luật thuế hoàn toàn mới mẻ trong lịch sử pháp luật tài chính nƣớc ta và trong nhận thức của tầng lớp dân cƣ. Vì vậy, việc thực hiện các luật thuế mới nói chung và luật thuế GTGT nói riêng sẽ có tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội của đất nƣớc và những khó khăn bƣớc đầu là khơng tránh khỏi.

Sau những năm thực hiện pháp luật thuế GTGT ở nƣớc ta đã cơ bản đáp ứng đƣợc những yêu cầu về lý luận của pháp luật thuế GTGT cả về cấu trúc bên trong lẫn những biểu hiện bên ngoài. Các quy định của pháp luật thuế GTGT phản ánh đúng những nội dung, yêu cầu của chính sách kinh tế, tài chính nói chung và chính sách thuế nói riêng cũng nhƣ thể hiện đƣợc mục tiêu, định hƣớng cơ bản trong chủ trƣơng đƣờng lối phát triển kinh tế của Đảng. Pháp luật thuế GTGT cơ bản đã phản ánh đƣợc bản chất của thuế GTGT cũng nhƣ cơ chế vận hành của thuế GTGT. Các quy định của pháp luật thuế GTGT ln tính đến các giải pháp qua đó nhằm áp dụng tốt nhất thuế GTGT trong điều kiện thực tế ở Việt Nam nhƣ quy định 2 phƣơng pháp tính thuế, quy định khấu trừ khống, mở rộng diện miễn giảm thuế…

Vì vậy, từ khi đƣợc áp dụng tại Việt Nam, luật thuế GTGT đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể mà thành tựu bao trùm nhất là đạt đƣợc những mục tiêu yêu cầu đặt ra trong luật thuế GTGT. Cụ thể:

Góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lƣu thơng hàng hố và đẩy mạnh xuất khẩu. Việc thực hiện luật thuế GTGT tạo điều kiện cho giá thành

các cơng trình đầu tƣ xây dựng cơ bản giảm khoảng 10% vì tồn bộ thuế GTGT của các cơng trình đầu tƣ xây dựng cơ bản đƣợc hạch tốn riêng khơng tính vào giá thành cơng trình. Khơng phải khấu hao tài sản sau này mà đƣợc khấu trừ hoặc hoàn thuế. Mặt khác khi nhập khẩu thiết bị máy móc, phƣơng tiện vận tải chuyên dụng, loại trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc để đầu tƣ TSCĐ theo dự án thì khơng thuộc diện chịu thuế GTGT. Đặc biệt khi giảm 50% thuế suất đối với các sản phẩm xây dựng cơ bản thì mức thuế cịn phải nộp sau khi khấu trừ đầu vào bình qn chỉ cịn khoảng 1% so với 4% so với thuế doanh thu thể hiện khuyến khích đầu tƣ mạnh.

Mặt khác, luật thuế GTGT đã góp phần khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nƣớc, sắp xếp cơ cấu lại nền kinh tế. Theo quy định của thuế GTGT, hàng hoá xuất khẩu đƣợc hƣởng thuế suất 0% tức là toàn bộ thuế GTGT đã nộp ở đầu vào đƣợc hoàn lại, việc hồn thuế đối với hàng hố xuất khẩu thực chất là nhà nƣớc trợ giá cho hàng hoá xuất khẩu nên đã giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu tập trung đƣợc nguồn hàng trong nƣớc để xuất khẩu và có điều kiện cạnh tranh đƣợc với hàng hoá trên thị trƣờng quốc tế.

Bảng 2.1- Giá trị Xuất khẩu phân theo nhóm hàng từ 2006 đến năm 2008

Đơn vị: Triệu USD

STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Tổng kim ngạch xuất khẩu 39.605 48.561 62.906

Trong đó:

Hàng CN nặng & khoáng

sản 13.900 16.000 22.686

Hàng CN nhẹ và TTCN

15.500 21.598 25.162 Hàng nông, lâm, thủy sản

10.205 10.963 15.058

Bảng 2.1 cho thấy tổng giá trị xuất khẩu tăng từ 39.605 triệu USD năm 2006 lên 48.561triệu USD năm 2007 và lên 62.906 triệu USD năm 2008. Điều này cho thấy việc hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá xuất khẩu đã khuyến khích xuất khẩu và thuế GTGT đã phát huy đúng vai trị của mình.

Ngồi việc đƣợc hồn thuế GTGT, các dự án đầu tƣ có giá trị hàng xuất khẩu đạt trên 30% tổng giá trị hàng hố cịn đƣợc hƣởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ƣu đãi 25%, nếu có giá trị hàng hố xuất khẩu trên 50% tổng giá trị hàng hoá đƣợc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung nên đã tạo điều kiện về vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hoạt động. Luật thuế GTGT khuyến khích việc sản xuất hàng xuất khẩu thay thế nhập khẩu, đặc biệt luật thuế GTGT đã khuyến khích việc sản xuất kinh doanh những hàng mà Việt Nam có thế mạnh nhƣ nơng sản, lâm sản, hải sản, thủ công mỹ nghệ.

Việc triển khai luật thuế GTGT không gây biến động lớn về giá do bản chất thuế GTGT mang tính trung lập về mặt kinh tế. Xét trong nội bộ nền kinh tế, thuế GTGT chỉ đánh vào tiêu dùng cuối cùng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chỉ là khâu trung gian, thu thuế hộ Nhà nƣớc. Chính vì vậy thuế GTGT khắc phục đƣợc nhƣợc điểm đánh trùng thuế hay thuế GTGT không làm tăng giá cả hay lạm phát. Thực tế, theo Báo cáo Ngân sách nhà nước các năm 2006, 2007, 2008 thì chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2006 chỉ tăng

1,06% so với tháng 12/2005, năm 2007 tăng khoảng 1,12% so với tháng 12/2006 và năm 2008 tăng khoảng 1,19% so với tháng 12/2007. chỉ số tăng giá tiêu dùng tháng 12 năm 2009 so với tháng 12 năm 2008 tăng 6,52%, thấp hơn mục tiêu 7%.

Ngoài ra, luật thuế GTGT đã bắt đầu tác động đến công tác quản lý của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nƣớc kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tăng cƣờng cơng tác hạch tốn kế tốn và thúc đẩy việc mua bán hàng hố có hố đơn ở các doanh

nghiệp. Do yêu cầu của việc kê khai thuế GTGT, khấu trừ thuế GTGT đầu vào, tính đúng thu nhập của doanh nghiệp nên những ngƣời làm công tác kinh doanh đã bắt đầu chú ý đến cơng tác mở sổ kế tốn, ghi chép, quản lý và sử dụng hoá đơn, chứng từ. Sự chuyển biến này thể hiện rõ nhất trong các doanh nghiệp tƣ nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Thông qua việc chấp hành công tác kế toán, hoá đơn, chứng từ của các doanh nghiệp qua việc kê khai thuế, hồn thuế, quyết tốn thuế giúp cho cơ quan chức năng của Nhà nƣớc và cơ quan thuế từng bƣớc nắm đƣợc sát hơn tình hình sản xuất kinh doanh cũng nhƣ tăng cƣờng kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp. Cũng chính điều này mà việc quyết tốn thuế đƣợc thực hiện chính xác hơn rất nhiều so với những năm trƣớc đây.

Đồng thời, việc triển khai thực hiện luật thuế GTGT đảm bảo về nguồn thu lớn cho Ngân sách nhà nƣớc, đáp ứng yêu cầu chi Ngân sách nhà nƣớc do thuế GTGT bao quát hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh cả ở khâu nhập khẩu.

Bảng 2.2- Ngân sách nhà nƣớc & thu thuế GTGT từ hàng nhập khẩu từ năm 2006 đến năm 2008

Năm Thu ngân sách nhà nƣớc ( tỷ đồng) Thu thuế GTGT ( tỷ đồng) % thu thuế GTGT 2006 280.269 22.000 7,85% 2007 345.166 46.100 13,36% 2008 392.578 58.300 14,85%

Bảng số liệu trên cho thấy qua 3 năm: 2006, 2007 và 2008 tỷ lệ đóng góp thuế GTGT trong nguồn thu của Ngân sách nhà nƣớc luôn tăng từ 7.85% năm 2006 lên 13.36% năm 2007 và 14,85% năm 2008 . Điều này cho thấy việc áp dụng luật thuế GTGT vào nƣớc ta là hợp lý, sự tăng lên trong tỷ lệ đóng góp này cho thấy sự phát triển nhanh trong sản xuất và lƣu thơng hàng hố, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

b) Những tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc thì pháp luật thuế GTGT ở nƣớc ta cũng có những mặt hạn chế. Luật thuế GTGT ở nƣớc ta hiện nay chƣa đủ mạnh để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT. Thể hiện ở những mặt sau:

Một là, đối tƣợng chịu thuế GTGT chƣa phản ánh đúng bản chất của sự vật hiện tƣợng, việc thuế GTGT phân ra đối tƣợng chịu thuế và đối tƣợng khơng chịu thuế chƣa chính xác về mặt khoa học, cùng với việc quy định trực tiếp hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chiụ thuế GTGT nên đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT.

Phạm vi đối tƣợng nộp thuế GTGT đƣợc xác định trong luật là quá rộng, trong đó chủ thể là hộ kinh doanh cá thể chiếm một tỷ lệ lớn nhƣng chƣa có thói quen lập và sử dụng hoá đơn. Khi thực hiện các cung ứng chịu thuế nên gây nhiều khó khăn phức tạp trong quản lý hành chính thuế.

Hai là, căn cứ tính thuế là giá tính thuế và thuế suất, song thực tiễn thực thi nghĩa vụ thuế GTGT, giá tính thuế đƣợc phản ánh trên hố đơn chứng tử còn có sự khác biệt so với giá thực tế, đặc biệt giá tính thuế của hàng tiêu dùng, nhƣng khơng có đủ cơ sở pháp lý để chứng minh vì vậy trong nhiều trƣờng hợp phạm vi mức độ của thuế GTGT không đƣợc xác định đúng. Lại cộng thêm tiêu chí phân định danh mục hàng hố, dịch vụ dựa trên tính năng cơng dụng và mục đích sử dụng hàng hố, dịch vụ để xác định mức thuế suất,

nên trong nhiều trƣờng hợp cùng một mặt hàng có thể bị áp dụng các mức thuế khác nhau.

Ba là, việc quy định hai phƣơng pháp tính thuế những tƣởng phù hợp với điều kiện thực tế của Việt nam song thực tiễn thực thi nghĩa vụ thuế GTGT đã đƣa đến nhiều bất ổn và khơng thực tế, nhất là giá tính thuế của hai phƣơng pháp này khác nhau.

Bốn là, quy định khấu trừ khống là thiếu cơ sở khoa học, khó khăn trong quản lý hành chính thuế và mục đích của việc khấu trừ khống cũng không thực hiện đƣợc. Các quy định về khấu trừ đối với tài sản cố định còn nhiều bất hợp lý dẫn đến hai xu thế, có thể quyền khấu trừ khơng đƣợc bảo đảm hoặc có thể bị lạm dụng, mà cả hai nguyên tắc này đều không đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong quá trình thực hiện.

Năm là, xác định diện hoàn thuế quá rộng, cộng thêm cơ chế “tiền thoái hậu kiểm” cùng với thủ tục thành lập doanh nghiệp quy định trong luật doanh nghiệp không chặt chẽ, nên tiền của Nhà nƣớc thất thoát bằng con đƣờng này là khá lớn.

Sáu là, cơ chế thực hiện nghĩavụ thuế GTGT còn đan xen nhiều yếu tố của cơ chế quản lý hành chính bao cấp nên nghĩa vụ thuế GTGT chƣa đƣợc đảm bảo một cách công bằng thoả đáng. Giá trị pháp lý của mã số thuế, tờ khai thuế, thơng báo nộp thuế, quyết tốn thuế chƣa đƣợc xác định trong pháp luật thuế GTGT, dẫn đến sự tuỳ tiện trong quá trình thực hiện.

Bảy là, hố đơn, chứng từ cịn thiếu nhiều dữ kiện quan trọng để xác định trách nhiệm pháp lý của các bên, giá trị pháp lý của chúng chƣa đƣợc xác định rõ ràng, cơ chế quản lý lỏng lẻo, việc lập và sử dụng hoá đơn, chứng từ khi mua hàng hoá, dịch vụ chƣa trở thành thói quen nên hiện tƣợng gian lận hoá đơn để chiếm dụng tiền của ngân sách Nhà nƣớc bằng con đƣờng khấu trừ thuế hoặc hoàn thuế GTGT đã phát triển tới mức báo động và không

chỉ dừng lại ở sự đơn lẻ của từng doanh nghiệp mà có sự móc nối giữa các doanh nghiệp.

Những bất cập trên đã dẫn đến tình trạng gian lận thuế GTGT tại Việt Nam nói chung và các Doanh nghiệp thƣơng mại Việt Nam nói riêng. Do vậy, hồn thiện luật thuế GTGT là tất yếu và cơ chế đảm bảo thực hiện đồng thời cũng là cơ sở thực tiễn cho việc đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế GTGT và cơ chế đảm bảo thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: Gian lận thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp thương mại Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 42)